Skip to main content

ĐÚNG cũng chết, SAI cũng chết, KHÔNG ĐÚNG KHÔNG SAI cũng chết

Một trong ngàn câu chuyện


Arkady Averchenko, Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Một người từ Uỷ Ban Nhân Dân đến gặp một công dân ở Petrograd của nước Nga Xô-Viết tự do và nói với hắn: 

“Anh có phải là Gregory Nedoryezov?” 

“Chính tôi.” 

“Anh đã được chọn để đến dự cuộc mít tinh vào ngày mai ở rạp xiếc Hiện Đại.”

“Đến mít tinh với tư cách gì ạ? ” 

“Tư cách thính giả, tất nhiên rồi.” 

“Dạ, thưa ông, tôi hiểu. Vậy lúc nào tôi phải vỗ tay?” 

“Anh cứ nhìn theo cái người nước da ngăm ngăm có mặt mụn ở bên trên. Khi anh thấy ông ta bắt đầu vỗ tay thì anh cứ vỗ tay thật mạnh vào. Anh chỉ phải làm như thế thôi.” 

Để không bỏ sót tín hiệu của người có nước da ngăm ngăm có mặt mụn, Gregory Nedoryezov chen lên hàng đầu và đứng chỉ cách người diễn thuyết không quá hai bước, và hắn say mê nghe như uống lấy từng lời vàng ngọc của người diễn thuyết. 

“Các đồng chí,” người diễn thuyết gào lên, gập người về phía trước tưởng như người ông sẽ gãy làm đôi, “Tự do chúng ta đã giành được giờ lâm nguy. Một bên thì bọn đế quốc Ba Lan đang tấn công chúng ta, còn bên kia thì bọn Bạch Vệ Nam Crimea đang tiến đến. Chỉ bằng nỗ lực cực kỳ lớn cuối cùng chúng ta mới có thể gìn giữ được tự do quý giá của chúng ta, cho nên tất cả mọi người nên ra mặt trận. Tôi nói đúng không nào?” 

Người nghe thở dài lo âu và vẫn im lặng. 

“Tôi nói đúng không?” 

Thêm nhiều tiếng thở dài, và tiếp tục im lặng. 

“Tại sao mọi người lại im lặng? Có lẽ tôi nói sai, vậy thì hãy nói cho tôi biết. Mọi người nói gì đi? Tôi nói đúng không?” 

Cái liếc qua sắc lạnh của người diễn thuyết bắt đầu ánh lên sự tức giận, mặt y cau lại, khi mắt y dừng lại ở trên ngực của Gregory Nedoryezov mà từ đấy y xác tín vững chắc rằng sẽ phát ra tiếng thét đáp lại mạnh mẽ. “Đúng!” 

“Vậy, chẳng hạn như anh này, đồng chí này đây! Anh nói gì đi? Tôi muốn nói đến người mặc chiếc áo khoác của phụ nữ và mang chỉ một chiếc giày. Tại sao anh chẳng nói gì? Tôi đang hỏi anh, “Tôi đúng hay tôi sai?” 

Gregory Nedoryezov buồn bả thở dài, và nhìn đăm đăm xuống đất. 

“Anh làm sao thế? Hay anh bị câm và điếc?” 

“ Không, ngược lại là khác, tôi bình thường, cảm ơn ông.” 

“Vậy, tại sao anh cứ im lặng, mà chỉ mở và khép miệng lại như con cá bị bắt từ dưới nước lên thế ? Thôi bây giờ anh nói cho tôi biết, tôi đúng hay sai nào?” 

Gregory Nedoryezov rất ít nói như chiếc giày lẻ loi của hắn; có lẽ, thậm chí còn ít nói hơn thế nữa, vì chiếc giày bị rách đến nỗi miệng của nó lúc nào cũng mở ra, nhe hàm răng bằng gỗ màu trắng, còn miệng của Gregory thì thường thường đóng kín, như chiếc va ly đã khóa nhưng chìa khóa sau đấy đã bị đánh mất. 

Người diễn thuyết lắc đầu thở dài nói: 

“Này, đồng chí Oupokoinikov. Đưa người không chịu nói đây đi ra chỗ khác. Tôi sẽ nói chuyện với anh ta sau.” 

“Ông đi chứ?” 

“Anh đưa tôi đi đâu?” 

“Một cô gái rất đẹp đang hỏi ông. Cô ta đang đợi ông ở góc đằng kia. Ông có đi không, ông... hay tôi sẽ giúp ông đi nhanh bằng báng súng vậy?”

Như đã đoán trước, thông tin về cô gái đẹp hoàn toàn bịa đặt. Hơn nữa, Gregory không được đưa đến góc xó xỉnh nào cả, mà bị đưa vào một căn phòng đóng kín, nơi chẳng ai chờ hắn, nhưng hắn thì phải chờ. Thay vì cô gái đẹp, người diễn thuyết hồi nãy bước vào phòng, ngồi dạng chân trên ghế, nhìn Nedoryezov đứng buồn thảm trước mặt, nói: 

“Này, anh không muốn nói với tôi ở ngoài kia, nơi có mặt rất nhiều người. Vậy bây giờ chúng ta hãy xem thử anh có nói hay không. Theo anh, tôi đã đúng hay sai nào?” 

Chiếc giày lẻ loi há rộng miệng ra, nói to câu chuyện mình cho cả thế gian nghe. Nhưng chủ nhân chiếc giầy thì vẫn im lặng. 

“Thôi vậy”, người diễn thuyết hồi nãy thở dài nói. “Được rồi. Đồng chí Grobov, hãy giải đồng chí rất ít nói này đến nhà tù và bắn hắn ngay tại chỗ trong trường hợp mưu toan chạy trốn.” 

“Tôi hứa danh dự với ông chắc chắn không có chuyện tôi mưu toan chạy trốn,” Nedoryezov vội vàng nói. “ Tôi hứa danh dự với ông.” 

“Thôi, cứ cho là anh có thể không muốn chạy trốn, nhưng họ cũng có thể nghĩ anh muốn chạy trốn. Tất cả chúng tôi đều rất mệt mỏi nên rất dễ lầm lẫn. Làm sao anh có thể phân biệt giữa đi với chạy đây?” 

Bất ngờ Nedoryezov nói với vẻ của người cuối cùng đã đi đến quyết định: 

“Thôi được. Nếu như dù sao đi nữa tôi chắc chắn phải chết thì tôi sẽ nói cho ông biết tại sao tôi vẫn im lặng. Tôi vẫn im lặng vì tôi không biết tôi nên nói anh đúng hay sai.” 

“Nhưng chẳng lẽ anh không có đầu trên vai anh? ” 

“Than ôi, thưa ông Đồng chí, không có mưa trước khi trời bắt đầu mưa, không có tiền, cho tới khi ta có ít tiền; nhưng có đầu trước khi mất đầu. Tôi có hai anh em, Seryozha và Alyosha, và năm phút trước khi họ mất đầu, họ còn có đầu, tưởng đâu vẫn gắn chặt vào vai.” 

“Chuyện gì?” 

“Để tôi bắt đầu từ Seryozha. Anh ấy là người gan dạ, tỏ tường mọi sự. Cho nên sau khi suy nghĩ chín chắn mọi việc, anh đến gặp người chỉ huy giống như ông vậy và nói với ông ta, "Mọi thứ ông đang làm đều sai. Ông đã hứa bánh mỳ, nhưng nhân dân đang chết đói. Ông đã hứa hòa bình, nhưng ông đang lùa chúng tôi từ mặt trận này sang mặt trận khác như lùa vịt. Ông đã hứa tự do, nhưng khi chúng tôi phải chôn cất con cái, hay đi lại từ nhà này sang nhà khác, chúng tôi phải có cả chục giấy phép và lệnh. Như thế chẳng tốt lành gì. Sai hoàn toàn.” Người chỉ huy ấy lắng nghe anh đến cùng, rồi nói. 

“Vậy mọi thứ đều sai hết?” 

“Sai quá đi chứ.” 

“Được rồi, dẫn hắn đi đến... và tôi ra lệnh cho đồng chí trong trường hợp hắn mưu toan chạy trốn.” 

“Nhưng tôi sẽ không cố gắng chạy trốn.” 

“Không sao, ra lệnh.” 

Thế rồi họ giải anh ấy đi và ra lệnh. Chúng tôi, Alyosha và tôi, hay tin; chúng tôi không khóc nhiều, và rồi Alyosha nói, "Tôi sẽ nói chuyện với họ không giống như vậy. Bây giờ tôi biết cách nói rồi." Nó bèn đi đến gặp người chỉ huy ấy và nói, "Mọi thứ giờ đây đều quá tốt, và quá đúng! Chẳng hạn, ông đã hứa bánh mỳ, thì đây chúng tôi đang có mọi thứ chúng tôi muốn. Ông đã hứa hòa bình, thì đây chúng tôi đang có sự bình an của Chúa. Ông đã hứa tự do, Chúa ơi, chả lẽ chúng tôi bây giờ chẳng có tự do sao? Chỉ đến bây giờ chúng tôi mới nhìn thấy được ánh sáng và hít thở không khí trong lành. Mọi thứ đều đúng." 

“Rồi người chỉ huy nhìn nó nói, Vậy mọi thứ đều đúng?” 

“Đúng thế ạ. Tất cả mọi thứ.” 

“Được rồi, dẫn hắn đi đến đúng chỗ và trong trường hợp hắn cố gắng chạy trốn, tôi ra lệnh cho đồng chí.” 

“Nhưng tại sao ông giải tôi đến đấy?” 

“Cái gì? Tất nhiên, vì tội chế giễu. Mày chỉ nói rặt toàn mỉa mai. Đồng chí Skeletov, thi hành lệnh.” 

Họ ra lệnh. 

“Đồng chí Diễn Thuyết, bây giờ ông cứ thử nghĩ xem tôi biết phải nói gì đây? Nếu tôi nói, "Đúng", ông sẽ nói, "Đồng chí Skeletov, thi hành lệnh." Còn nếu tôi nói, "Sai", ông sẽ nói, "Đồng chí Skeletov, thi hành lệnh." Tốt hơn tôi nên im lặng.” 

Nhưng người diễn thuyết hồi nãy lắc đầu nói: 

“Nhưng im lặng cũng không được. Im lặng để từ chối trả lời câu hỏi đúng hay sai là phá hoại và tẩy chay chính quyền, phải bị phạt tù, và trong trường hợp mưu toan bỏ trốn, bằng... tóm lại, Đồng chí Grobov, thi hành lệnh.” 

Những người qua đường hiếm hoi thấy Gregory Nedoryezov trên quảng trường công cộng vắng vẻ. Mặc dù hứa không mưu toan chạy trốn, nhưng hắn rõ ràng mưu toan chạy trốn. Hắn nằm trên mặt đường lát đá, chân khụy xuống, tưởng như hắn đang thật sự cố gắng chạy trốn. 

Và cũng tưởng như hắn có hai cái miệng ở đầu và cuối thân hình. Một cái miệng, ở chiếc giày, với hàm răng gỗ trắng lấp lánh, mở toang ra để thét vang lời gì đấy lên bầu trời âm u. Cái miệng kia, cái miệng người bình thường, cũng mở rộng ra, nhưng miệng không có răng; chúng đã bị báng súng đánh văng ra hết. Và miệng người ấy im lặng. 

Nó sẽ im lặng cho đến Ngày Phán Xét. 


Arkady Averchenko (1881-1925) là nhà văn châm biếm Nga bậc thầy. Ông đào thoát khỏi nước Nga cộng sản vào năm 1920 và tiếp tục sáng tác những tác phẩm nổi tiếng chỉ trích chế độ cộng sản ở Nga. Ông sống và qua đời ở Tiệp Khắc. 

Nguồn: Dịch từ tạp chí Mỹ The Living Age ra ngày 18 tháng Sáu, 1921. 

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...