Hai tấm hình, trong một ngày ở Sài Gòn
Thiện Giao/Người Việt
http://ttngbt.blogspot.de/2013/02/mau-than-1968-va-nhung-ieu-gian-tra.html
SÀI GÒN - Cùng một ngày, trong cùng một trận chiến, có hai hình ảnh được chụp lại. Hai tấm hình của hai sự kiện liên hệ với nhau lại có hai số phận rất khác nhau.
|
Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát. |
Tấm hình này ghi lại một góc chiến trường Sài Gòn trong vụ Việt Cộng tấn công thành phố giai đoạn Tết Mậu Thân 1968, hiện nay có trên một vài website trên Internet, nhưng được rất ít người biết tới.
Cùng ngày này, một sự kiện khác cũng được chụp lại, rồi truyền đi khắp thế giới, là hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một chỉ huy Ðặc Công Việt Cộng ngay trên đường phố Sài Gòn. Theo Wikipedia, hôm ấy, Tướng Loan “nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của Tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có đặc công Việt Cộng bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ; hoặc do thượng úy đặc công đó đã tra vấn trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn ở trại Phù Ðổng Gò Vấp để lấy mật mã lái xe thiết giáp không được, dù đã giết gần hết cả gia đình của Nguyễn Tuấn gồm có 8 người...”
Tấm hình ấy gây không biết bao nhiều khó khăn cho Tướng Loan và gia đình ông.
Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát. |
Vào ngày tang lễ Tướng Nguyễn Ngọc Loan, vẫn còn những lời lẽ nặng nề với ông liên quan đến những gì người ta thấy trên tấm hình, nhưng chính tác giả tấm hình, Eddie Adams, đã gởi vòng hoa viếng Tướng Loan cùng dòng chữ: “Tôi rất ân hận. Những dòng lệ đang đầy trên khóe mắt tôi.”
Mậu Thân 1968: Nguyễn Ngọc Loan và Eddie Adams (*) (Vô Danh tổng hợp)
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.”
[“Nói đến biến cố Tết Mậu Thân mà không nhắc tới cố Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là một thiếu sót lớn nếu không nói là đắc tội với ông.
Vài ngày trước khi biến cố này xảy ra ở Sài Gòn vào đêm mồng 1 Tết, ông Loan đã ra lệnh cho Tổng nha Cảnh sát và các Ty, các Chi cảnh sát đào giao thông hào, sắp bao cát chuẩn bị, như thế nghĩa là ông nắm vững tin tình báo cộng quân sẽ tấn công vào dịp Tết.
Khi vụ Mậu Thân xảy ra ở Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về Mỹ Tho ăn Tết, nên Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã điều động cuộc chiến phản công tại thủ đô.
Một tên Việt cộng mặc đồ dân sự tên Nguyễn Văn Lém tự Bảy Lốp tại mặt trận Chợ Lớn đã giết rất nhiều thường dân và cả gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn gồm cả mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai lên 10, tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống. Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục. Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được báo cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường. (1)
Tất cả diễn tiến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên đặc công VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp đều được ghi vào ống kính của Eddie Adams. Cũng có một người Việt Nam, ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh đó, nhưng bất công thay, chỉ có bức hình của Adams là được các báo trên thế giới đăng tải.
Adams kể lại lúc Tướng Loan bắn Bảy Lốp như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hóa ra, ông bắn thật.”
Sau khi bắn Bảy Lốp, Tướng Loan nói với Eddie Adams:
“ Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.”
Tướng Loan cũng nói với các ký giả:
- “Những tên này đã giết vô số dân chúng và tôi nghĩ rằng Ðức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”
Bức hình oan nghiệt trong ngày mồng một Tết (SG, 01-02-1968):
Tướng Loan hành quyết đặc công vc Đại úy Nguyễn Văn Lém hay Lê Công Nà? (2)
Tướng Loan bị trọng thương trong trận Tổng công kích đợt 2 của VC vào Sài Gòn (05-05-1968)
Đám tang gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài
(Ảnh: "Vietnam, A Chronicle of the War"-
Black Dog & Leventhal Publishers, 2003, tr. 478)
(Ảnh: "Vietnam, A Chronicle of the War"-
Black Dog & Leventhal Publishers, 2003, tr. 478)
Nhóm phản chiến tại Hoa Kỳ đã tận lực khai thác bức ảnh để làm phương tiện đòi chấm dứt ngay tức khắc cuộc chiến tranh Việt Nam. Bức ảnh này đã đem lại cho Eddie Adams hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo chỉ một năm sau, 1969. Phong trào phản chiến tiếp tục nổ ra khắp nơi khiến chính quyền Hoa Kỳ tìm mọi cách rút ra khỏi Việt Nam khiến cho Việt Nam Cộng Hoà chết tức tưởi vào ngày 30-04-1975.
Phóng viên nhiếp ảnh Eddie Adams(1933-2004)
Sự kiện bi đát của Miền Nam (từ sau 1975) đã làm cho Eddie Adams hối hận. Ông thuật lại rằng:
“Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Ðại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Sau này, Eddie Adams thường nói:
“Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Ngày 5-5-1968, Tướng Loan bị trọng thương cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản khi Cộng quân mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Ông được đưa qua Úc chữa trị nhưng công luận Úc phản đối nên lại được đưa qua Hoa Kỳ tại bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington D.C.”] (*)
*
[“Sau khi Sài Gòn thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975, như để chuộc lại lỗi lầm từ bức hình Saigon Execution, Eddie Adams đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Loạt ảnh có tên Con thuyền không nụ cười / The boat of no smile, trong đó nổi bật là cảnh bà mẹ ôm đứa con trai đã chết cứng và một đứa khác đang mệt lả sau lưng bà. Gương mặt của người phụ nữ diễn tả sự đau đớn tột cùng, và ánh mắt của bà nói lên tâm trạng của thuyền nhân: mệt mỏi, đau thương, kinh hoàng và tuyệt vọng.
Con thuyền không nụ cười
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi sang Quốc hội những tấm hình này, nhờ đó gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams giải thích: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot [15m], rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả”.
Năm 1983, E. Adams trở lại Việt Nam và được thấy tấm hình ‘oan nghiệt’ của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng trong Bảo tàng Chiến tranh tại Saigon (trước đó có tên là Bảo tàng Tội ác Mỹ-Ngụy). Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình Saigon Execution đã không còn được trưng bày, chỉ được bày bán trong gian hàng lưu niệm tại đây mà thôi.”] (2)
*
[“Năm 1975, khi Miền Nam bị Miền Bắc cưỡng chiếm, Tướng Loan đến Hoa Kỳ. Elizabeth Holtzman, nữ dân biểu New York yêu cầu trục xuất ông với sự đồng ý của Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống Jimmy Carter đã lên tiếng can thiệp và cho ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông và gia đình mở tiệm Pizza tại thành phố Springfield, Virginia.
Eddie Adams đã tìm tới tiệm này gặp thăm Tướng Loan và nhắc lại bức hình oan nghiệt năm xưa nhưng Tướng Loan an ủi Eddie Adams:
“Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi.”
[“Chính vì câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Năm 1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm Pizza, vì dân chúng địa phương đã nhận diện được ông. Có kẻ đã vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường một câu khiếm nhã: “We know who you are” (Chúng tao biết mày là ai).”] (2)
Tướng Loan và vợ tại tiệm Pizza
[“Tướng Nguyễn Ngọc Loan qua đời ngày 14-07-1998 vì bị bệnh ung thư, thọ 68 tuổi; để lại vợ - bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại. Nhận được tin này, Eddie Adams đã viết bản điếu văn đầy nước mắt đăng trên tạp chí TIME số phát ngày 27-07-1998:
“Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 (3) nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết: Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết tên Việt cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là: “Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vào vị trí của ông Tướng, vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ?Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò?”
“Tướng Loan là một mẫu người có thể được gọi là chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thì giờ đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông chẳng hề phiền trách gì tôi. Ông nói với tôi rằng: Nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước (1998), vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng”.
Trong một đoạn khác, Eddie Adams tỏ ra rất ân hận về bức ảnh:
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.”] (4)
*
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930-1998)
[“Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-2-1930 tại Huế, tốt nghiệp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Ðức, thụ huấn phi công tại Hoa Kỳ năm 1953. Năm 1964 ông vinh thăng Ðại Tá, giữ chức Tư lệnh phó Không quân Việt Nam Cộng Hoà.
Trong chiến dịch Mũi tên Lửa (Flamming Dart), ngày 11-2-1965, ông dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A 1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 oanh tạc miền Bắc VN. Sau đó ông làm Tổng giám đốc CSQG kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Ðặc ủy Trung ương Tình báo. Ông có biệt danh Sáu Lèo. Lực lượng CSQG dưới thời ông có những thay đổi mới về khả năng và tinh thần phục vụ.
Một bài viết mới đây của Liên Thành có tên “Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan”dựa trên bài viết của Tiến sĩ Trần An Bài để minh xác lại việc làm của Tướng Loan trong việc xử tử tên VC Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp và cung cấp cho độc giả nhiều mẩu chuyện anh hùng, ái quốc qua con người ông Loan.
Trong tác phẩm Biến Ðộng Miền Trung: Những bí mật chưa tiết lộ giai đoạn 1966-1968-1972, sách dày 463 trang, xuất bản năm 2008, tác giả Liên Thành đã dành trên 100 trang sách để nói về biến cố Tết Mậu Thân cùng các sự kiện lịch sử khác ở Thừa Thiên – Huế. Thiết tưởng bạn đọc nên tìm đọc cuốn sách này để biết sự kiện nóng hổi từ một chứng nhân lịch sử.”] (*)
Vô Danh(02/2013. Tổng hợp và trích dẫn từ các bài gốc được ghi trong chú thích)
Chú thích:
(*) Vô Danh trích đoạn, chú thích thêm và đổi tựa bài từ nguyên tác Tết Mậu Thân 1968: Bóng tối lịch sử đã sáng dần?của Nguyễn Đức Cung, 19-01-2009.
(1) Sau 30-04-1975, có tới tám bà đứng ra tự nhận là vợ của ông đặc công Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém, hẳn không chỉ để được làm goá của một ‘chiến sĩ cách mạng ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản’! Hài cốt của Bảy Lốp đến nay vẫn chưa được tìm ra mặc dù ông ta đã được ĐCSVN vinh danh là Liệt sỹ!
Xin đặt một câu hỏi: Thế trong cùng thời điểm thoả ước đình chiến hàng năm cho ba ngày Tết thiêng liêng của dân tộc năm 68 ấy,trước khi bị hành quyết, ông ta đã là cái gìđối với số nạn nhân do ông ta hành quyết, chỉ đơn cử một ví dụ như là cả gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn nêu trên?
(2) Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém hay Bảy Nà Lê Công Nà? - Đọc thêm: Nguyễn Ngọc Chính: Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh hành quyết.
(3) Năm 2007, bức ảnh Saigon Execution này của E. Adams còn được tạp chí Mental Floss bầu chọn là một trong 13 tấm ảnh đã làm thay đổi bộ mặt thế giới.
(4) Những trích đoạn nói về Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan được dẫn lại từ bài viết của Ts Trần An Bài: Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong biến cố Tết Mậu Thân, Báo điện tử Vietcatholic, ngày 07-02-2008.
* Đọc thêm bài mới (28/01/2013): Trần Trường sa: Nghệ thuật dối trá
Đám tang Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930-1998)
Trong ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một cán bộ CS nằm vùng, người đặc công tên Lém này vừa bị bắt cạnh một cái hố có xác chết của 34 người bị trói gô và hành quyết một cách man rợ. Trong số nạn nhân có 6 người thuộc gia đình một sĩ quan thuộc cấp của ông Loan (xem ảnh bên cạnh).
Nhiếp ảnh gia Eddie Adams sau này đã hối hận, và xin lỗi tướng Nguyễn Ngọc Loan khi ông còn sống ở thành phố Burke, thuộc tiểu bang Virginia.
Ông Adams nói: “Ông ta là một vị anh hùng, mà nước Mỹ phải nhớ thương. Tôi thấy buồn vì ông ấy mất đi mà không ai biết gì về ông ta”.
Chuẩn tương Nguyenx Ngọc Loan qua đời ngày 14 tháng 7 năm 1998 ở Hoa-Kỳ.
Điếu văn của Eddie Adams đăng trên báo Times
I won a Pulitzer Prize in 1969 for a photograph of one man shooting another. Two people died in that photograph: the recipient of the bullet and GENERAL NGUYEN NGOC LOAN. The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn't say was, "What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he...
Read more: Eulogy: GENERAL NGUYEN NGOC LOAN - TIME
http://content.time.com/
Ông Sáu Lèo Nguyễn Ngọc Loan
Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn tại trận tên Việt Cộng ác ôn từng giết nhiều người trong trận Việt Cộng đánh vào Sài Gòn Tết Mậu Thân.
Hình được trích trong quyển NAM: A Photographic History của 2 tác giả Leo J. Daugherty và Gregory Louis Mattson. Đây là lời dưới hình bằng tiếng Mỹ:
The head of South Vietnam’s National Police, Brigadier General Nguyen Ngoc Loan, executed a capture Viet Cong officer in a Saigon street. Loan had just learned that the Viet Cong had killed a fellow police officer and his completed family. Captured on film and in this photograph, this horrifyng image shocked public opinion in the United States, bringing the atrocities of the war home to them to become a matter of public interest. This image, taken by AP photographer Eddie Adams, earned the photographer a Pulitzer Prize in 1969.
Phỏng dịch: Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia Vịêt Nam, xử tử một tên Việt Cộng bị bắt trong một đường phố ở Sài Gòn. Tướng Nguyễn Ngọc Loan vừa mới biết tên Việt Cộng đã giết một sĩ quan cảnh sát và giết tất cả vợ con ông sĩ quan. Được ghi lên phim, và trên bức hình này, hình ảnh ghê rợn trong hình làm công luận Hoa Kỳ xúc động, bức hình cho dân Mỹ thấy cảnh tàn ác của chiến tranh và làm họ chú ý đến cuộc chiến Việt Nam. Bức hình do Eddie Adams, Phóng viên Nhiếp Ảnh của AP (Associated Press) chụp, đã làm cho Eddie Adams được Giải Pulitzer năm 1969.
Trang 574, Tập Ảnh NAM, in bức hình thứ hai của Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Trong hình, trước mặt ông Tướng là bà Nguyễn Ngọc Loan. Đây là lời tiếng Mỹ đăng dưới hình:
Trang 574, Tập Ảnh NAM, in bức hình thứ hai của Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Trong hình, trước mặt ông Tướng là bà Nguyễn Ngọc Loan. Đây là lời tiếng Mỹ đăng dưới hình:
The former South Vietnamese National Police Chief Nguyen Ngoc Loan with his wife in the burger, pizza, and Vietnamese restaurant he managed in Burke, Washington after escaping Vietnam. Honest Vietnamese officials and soldiers settling in the U.S. were often forced to take quite menials jobs as unlike others, they were innocent of corruption and therefore had no money waiting in overseas accounts.
Phỏng dịch: Ông Nguyễn Ngọc Loan, Cựu Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam, với bà vợ ông trong một tiệm burger, pizza và hàng ăn Việt Nam ông bà mở ở thị trấn Burke, gần Washington D.C. Những viên chức và quân nhân Việt Nam lương thiện định cư ở Hoa Kỳ thường phải làm những công việc tay chân không như một số người Việt khác. Những người Việt lương thiện ấy không tham nhũng, không thối nát nên họ không có tiền để sẵn trong những trương mục ngân hàng ở nước ngoài.
———-
Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tưởng niệm Tử Sĩ Trận MẬU THÂNDALLAS, Texas — “Almighty Father, we are gathered here today to celebrate and honor the brave warriors who served in Vietnam and who fought to bring us victory during The Tet Offensive. Bless all who served or who died to protect our nation and its values, founded on the bedrock of Thy Word. Bless and reward their spouses, widows and children.,”Đó là lời cầu nguyện của Mục sư – Cựu Chiến Binh Marcus Evans tại Bệnh viện VA North Texas Health Care System của Hội Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại thành phố Dallas, Texas trưa Ngày Mồng Ba Tết Bính Tuất, tức Thứ Ba 31 Tháng Giêng năm 2006, để vinh danh chiến công của các Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến Tết Mậu Thân. Mục sư xin Đấng Toàn Năng ban phúc lành cho những chiến binh còn sống, cho những người vợ, những quả phụ và con cháu của những chiến binh đã hy sinh trong trận đánh xẩy ra 38 năm trước.
Tôi, một người Việt mất nước sống buồn ở xứ người, đọc bài báo tưởng niệm, vinh danh các Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam với niềm ngậm ngùi và kiêu hãnh.
Ngậm ngùi vì 38 năm sau trận đánh những chiến binh mới được vinh danh, kiêu hãnh vì trong đời tôi, tôi được thấy ngày người thế giới sáng mắt, sáng lòng, nhìn thấy sự thật là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, và Quân Đội Hoa Kỳ, “đã không thua” trong Chiến Tranh Việt Nam, những hy sinh máu xương của những chiến binh Việt, Mỹ trên đất nước Việt Nam không phải là vô ích. Vì những hy sinh ấy Chủ nghĩa Cộng Sản bị tiêu vong, mãi mãi tiêu vong, ngàn ngàn triệu triệu kiếp không bao giờ bọn đảng viên cộng sản còn có thể làm người thế giới đau khổ, đọa đầy. Trận Chiến Tranh Việt Nam góp một phần sức công phá làm cho cái gọi là Liên Xô Thành Trì Vô Sản Quốc Tế của bọn Nga Cộng sụp đổ tan tành, làm cho nhân dân các nước Đông Âu có thể vùng lên đập phá những gông cùm cộng sản, làm cho những tượng đồng, tượng đá, tượng gỗ, tượng xi-mo Lê-nin, Sịt-ta-lin bị kéo đổ, hạ xuống, cưa đầu, kéo ra cho nằm ở bãi rác.
Trong những đêm cuối năm, ở xứ người Kỳ Hoa Đất Trích, tôi đọc những bài viết về Trận Tết Mậu Thân và những người dự trận đánh ấy.
Mời quí vị đọc bài viết về Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, đăng trong:
CON ONG. Bán Nguyệt San ấn hành ở Houston, Texas. Số 179. Tháng 2, 2006. Bài “Đón Xuân này tôi nhớ Xuân xưa.” Người viết Cao Hồng Lê.
Sáng Mồng 2 Tết Mậu Thân, Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu họp, Tướng Nguyễn Ngọc Loan thuyết trình về tình hình chiến sự, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, bay trực thăng, tới họp..Sau Tướng NN Loan là phần thuyết trình của Đaị Tá Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Đại Tá nói tới một tin mà ở Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu nhiều người đã nghe nói. Đó là tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh của ta ở Gò Vấp bị địch tấn công, quân ta phản công mạnh nên bọn VC đã phải tháo lui. Kho Đạn Gò Vấp bị một tiểu đoàn đặc công VC đánh vào. Đúng lúc bọn VC kéo vào Kho Đạn thì vị sĩ quan Trực Kho Đạn cho phát động hệ thống phá hoại. Kho đạn nổ tung, cả một tiểu đoàn đặc công VC chết tan xác. Ông Trung Úy Quân Cụ Trực Kho Đạn, người cho Kho Đạn phát nổ, bị sức ép của hàng ngàn tấn đạn làm cho miệng, mũi, tai trào máu, khó lòng sống sót, dù ông được tải thương về ngay Tổng Y Viện Cộng Hòa cứu cấp. Nghe nói đến đây, tự nhiên Tướng Loan tỏ vẻ khác lạ, ông đứng lên, nói:– Ê! Kỳ! Cho “moa” mượn trực thăng “moa” bay xuống Gò Vấp. Muời phút “moa” về liền!Không đợi Tướng Kỳ trả lời, Tướng Loan đi ngay ra khỏi phòng. Đaị Tá Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, chạy theo, nói với:– Thiếu Tuớng! Cho tôi gửi một người theo ông.Ông Đại Tá đưa cho tôi cái máy Truyền Tin HT1, máy to, nặng nhưng cách xử dụng cũng giống như cái hand phone bây giờ. Ông nói với tôi:– “Toa” chịu khó đi theo ông Sáu Lèo, coi tình hình ở đó ra sao, có gì gọi về cho “moa” biết ngay.Chuyện được sai đi cấp kỳ như vậy đối với tôi đã quá quen. Ông Đại tá là niên trưởng Võ Bị của tôi, tôi đã làm việc dưới quyền ông lâu ngày rồi, tôi cầm ngay cái máy truyền tin, chạy theo Tướng Loan ra phi cơ trực thăng. Chỉ 2 phút sau trực thăng đáp xuống sân Kho Đạn Gò Vấp. Ở đó một Đaị Đội Dù đã tái chiếm từ hôm qua. Đạn trong kho đã nổ hết. Xác bọn VC tan tành thành những mảnh thịt xương vụn, súng AK gẫy còng queo, rải rác khắp nơi.Sau khi xem Kho Đạn, Tướng Loan đi sang Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp cạnh đó. Trụ sở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp không bị tổn hại gì nhiều, ngoài một lổ hổng lớn do đạn SKZ phá, nhưng VC không vào được trong Trụ sở vì Binh sĩ Thiết Giáp tập trung hoả lực bắn vào bít lỗ trống gọi là “Đột Phá Khẩu của VC”. Các đơn vị xe tăng đều đi đánh giặc xa cả, bao nhiêu lực lượng binh sĩ ở căn cứ đều tập trung bảo vệ Bộ Chỉ Huy, thành ra việc phòng thủ Traị Gia Binh Thiết Giáp ở ngay bên cạnh Bộ Chỉ Huy không được vững mạnh, bọn VC đã xông vào Trại Gia Binh, bắn giết một số vợ con binh sĩ ta.Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.Tướng NN Loan đứng nhìn thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi còn nhớ:– Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng còn cho nó làm tù binh.Về đến Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan không vào Trung Tâm Hành Quân, ông lên xe jeep đi ngay đến chỗ có VC. Phần tôi, tôi vào phòng báo cáo với các vị đang họp những gì tôi thấy ở Kho Đạn Gò Vấp và ở Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp. Còn xúc động vì những hình ảnh ghê rợn, thảm khốc nên tôi nói lập cà lập cập, không rõ ràng chút nào. Đaị Tá C, Trưởng Ban 2 của Trung Tâm Hành Quân hỏi tôi có chụp được tấm hình nào không? Khi biết tôi không đem theo máy ảnh, ông cho nhân viên của ông đi Gò Vấp chụp hình ngay.Không biết những tấm hình đó bây giờ ở đâu? Nếu có những tấm hình đó bây giờ thì đó là những chứng tích chứng tỏ sự bạo tàn ghê rợn của bọn cán binh CS khi chúng vào được một trại gia binh của Quân Đội ta ở Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân.Hai ngày sau, khi Lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến đánh phá một hang ổ của VC ở trong chùa Ấn Quang, bắt sống được ở đây tên Thượng tá VC chỉ huy cánh quân đánh vào Kho Đạn Gò Vấp. Sau khi hỏi cung sơ qua, binh sĩ ta trói tay nó, dẫn giải về traị tù binh. Đọc đường tên VC đó gặp Tướng Loan. Và cái gì đã xảy ra thì cả thế giới đều biết do người phóng viên nhiếp ảnh Mỹ chụp được tấm hình giật gân Tướng NN Loan dí súng vào đầu tên VC mặt hung ác, ngu đần, bận áo sơ-mi ca-rô. Nhờ tấm hình này mà người phóng viên Mỹ nổi danh. Cũng vì cái hình này mà Tướng Loan đã bị một số người Mỹ chụp cho cái mũ “Killer”. (.. .. .. )Khi là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, là cái chỗ “Ho ra Bạc, Khạc ra Tiền”, Tướng NN Loan không bị báo chí thời đó, và ngay cả bây giờ, cho tên vào Băng Tham Nhũng Đệ Nhị Cộng Hòa. Việc ông xử tử tại trận tên VC, như ông nói: “Tôi làm nhiệm vụ của tôi..” thì đúng quá còn gì nữa. Nghe nói quí vị thân nhân của Tướng NN Loan đã phải chịu nhiều khổ tâm vì người ta xét đoán lầm ông Tướng qua bức hình ông xử tử tên VC trong trận Tết Mậu Thân. Xin quí vị thân nhân của Tướng Nguyễn Ngọc Loan coi bài tưởng niệm này là “Một Vòng Hoa Muộn, Một Nén Hương Thêm” cầu chúc anh hồn Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan yên nghỉ nơi miền an lạc; xin Bà Quả Phụ Nguyễn Ngọc Loan nhận cho sự kính trọng Cố Thiếu Tướng của tôi, một tên lính bại trận mà không chết, và sự phân ưu muộn màng của tôi với quí gia đình.Cao Hồng Lê
Tôi sẽ đăng bài ÔNG SÁU LÈO trong SÀI GÒN VANG BÓNG.
Comments
Post a Comment