Skip to main content

Một thời khó quên phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam trước năm 1975

Tại bất kì thời điểm nào trong lịch sử thì lòng yêu âm nhạc của người Vn vẫn luôn vô cùng mạnh mẽ. Nhắc tới điều này không thể không nhắc tới phong trào Nhạc Trẻ Việt Nam trước năm 1975 thời 60-70. Đây có thể nói là 1 giai đoạn mà phong cách âm nhạc Vn có dấu ấn hoàn toàn mới. Phong Trào Nhạc Trẻ Việt Nam ra đời và phát triển mạnh trong những thập niên 60-70, do các nhạc sĩ Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang và Kỳ Phát sáng lập.


Các nhạc sĩ trong phong trào nhạc trẻ. Từ trái, Từ trái, Nam Lộc, Tùng Giang, Thanh Lan, Trường Kỳ, Kỳ Phát.


“Nhạc trẻ bắt nguồn từ nhạc Pháp, do các cô cậu học sinh trường Tây, con nhà giàu, mua các băng và đĩa nhạc đem từ Pháp về, du nhập vào Việt Nam. Lúc mới đầu, họ thành lập ban nhạc chỉ để vui chơi trong trường,” nhạc sĩ Kỳ Phát, chủ nhiệm bán nguyệt san Trẻ, nói với nhật báo Người Việt.

Người khởi xướng nhạc trẻ đầu tiên là nhạc sĩ Trường Kỳ, và ông được biết đến như là một vua nhạc trẻ thời bấy giờ.




Blue Stars, ban nhạc nữ đầu tiên tại Việt Nam (1966). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)


Trong khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1974, nhạc sĩ Trường Kỳ tổ chức đại hội nhạc trẻ hàng năm tại trường khi còn theo học trường trung học Taberd ở Sài Gòn.

Những năm sau đó, đại hội nhạc trẻ còn được tổ chức ở rạp Thống Nhất, và tại rạp Quốc Thanh.

“Tôi từng sống trong thời kỳ mà khi ấy, thanh niên rất hoang mang về chiến tranh và trong cuộc sống. Giới trẻ không biết sống chết ngày nào. Họ say đắm và thả hồn vào dòng nhạc kích động để vơi đi những tâm trạng, buồn chán, và lo lắng,” ông Kỳ Phát tâm sự.

Sau cuộc chính biến Tháng 11, 1963, một đại hội nhạc trẻ lần đầu ra mắt ở rạp Đại Kim Đô, mừng ngày Cách Mạng 1 Tháng 11 thành công, quy tụ một số ban nhạc trẻ, như Falcons, Fanatiques, v.v…

Đặc biệt là có hai đại hội nhạc trẻ lớn được tổ chức tại Sài Gòn lúc bấy giờ.




Ban nhạc The Black Caps với nhạc sĩ Paolo Đào (giữa) (1964). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)


“Thứ nhất là Đại Hội Nhạc Trẻ Hoa Lư được tổ chức năm 1971, với gần 20 ban nhạc quốc tế của Mỹ, Phi Luật Tân và Việt Nam, tại sân vận động Hoa Lư để giúp cô nhi, quả phụ của các chiến sĩ VNCH tham dự trận Hạ Lào, do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và báo Diều Hâu, cùng hợp tác với nhóm nhạc trẻ. Ngòai ra, còn có thêm nhạc sĩ Phạm Duy cộng tác, và dưới sự chủ tọa của Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Văn Thiệu,” ông Kỳ Phát nói.

Đến năm 1972, Đại Hội Nhạc Trẻ Thảo Cầm Viên được tổ chức quy mô, cũng với mục đích từ thiện.

Trước đó, ca sĩ Elvis Phương lập ban nhạc The Rocking Stars (1963). Trường trung học Taberd có ban nhạc Le Frere (1964).

Nhạc sĩ Kỳ Phát cho biết, sau đó, năm 1973, Phong Trào Nhạc Trẻ bắt đầu Việt hóa, có nghĩa là nhạc ngoại quốc có lời Việt, trong đó, việc chuyển ngữ do các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát và Vũ Xuân Hồng đảm trách. Riêng nhạc sĩ Tùng Giang, là người soạn nhạc trẻ bằng tiếng Việt cùng ban nhạc Phượng Hoàng, gồm các nhạc sĩ Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang.

Nhạc sĩ Nam Lộc, người viết nhiều ca khúc ngoại quốc lời Việt trong những năm đó, cho rằng “nhạc trẻ, đơn giản là dành cho người trẻ.”

“Đã gọi là giới trẻ thì khi lớn lên, rất tự nhiên, họ thích gì thì họ làm đó. Họ không bị ảnh hưởng nhiều bên ngoài, nghĩa là dù đất nước bị chinh chiến, có chiến tranh nhưng không phải lúc nào họ cũng bị cô lập trong cái chinh chiến đó mà họ vẫn phát triển ý thích của họ,” nhạc sĩ Nam Lộc nhận xét.

Phong trào nhạc trẻ Việt hóa thịnh hành nhất trong giai đoạn 1973-75.

“Tất cả những sáng tác, và bản dịch nhạc ngoại quốc được nhà phát hành Hiện Đại mua để in thành tuyển tập nhạc mang tên ‘Tình Ca Nhạc Trẻ’,” nhạc sĩ Kỳ Phát nói.




CBC, ban nhạc Rock số 1 ở Việt Nam (1968). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)


Ông Thành Nguyễn, chủ nhân nhà phát hành Hiện Đại, 78 tuổi, nay ở Westminster, xác nhận: “Thấy anh em nghệ sĩ khổ quá nên tôi mua in để giúp các anh em, đồng thời cũng để giúp quảng bá các bản nhạc ngoại quốc lời Việt hay phổ thơ Nguyên Sa. Nhất là khi quân đội Mỹ rút về nước, các nơi chơi nhạc, như câu lạc bộ Long Bình, không còn khách như xưa, đời sống nghệ sĩ trở nên chật vật hơn.”

Các ca khúc ngoại quốc lời Việt ra đời, như “Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu,” “Chỉ Còn Là Giấc Mơ Qua” do nhạc sĩ Nam Lộc viết lời Việt, và các ca khúc nhạc trẻ khác của Lê Hựu Hà do nhóm Phượng Hoàng trình bày.

“Khi ấy có cả trăm ban nhạc trẻ, như Spot Lights, Shotgun của Ngọc Chánh, CBC, Black Stone, Blue Jets, Enterprises, The Hammer, The Dreamer (của con nhạc sĩ Phạm Duy), Peanuts Co., Crazy Dog, Blue Stars (ban nhạc nữ), Magic Stone…” nhạc sĩ Kỳ Phát kể một hơi.

Song song với sinh hoạt nhạc trẻ, còn có phim ảnh nhạc trẻ, như cuộn băng “Thế Giới Nhạc Trẻ” do nhạc sĩ Jo Marcel thực hiện; “Băng Nhạc Hồng” của nhạc sĩ Trường Kỳ; “Nhạc Trẻ” do Ngọc Chánh và Kỳ Phát thực hiện. Ngòai ra còn có băng nhạc trẻ của nhạc sĩ Tùng Giang và băng “Tình Ca Nhạc Trẻ” của Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện.

“Khi nhiều lính Mỹ còn ở Việt Nam, đường Nguyễn Văn Thoại có nhiều bar mọc lên, tôi là ‘bầu show’ tìm ban nhạc cho họ hằng đêm. Năm 1969-70, anh Jo Marcel hết hợp đồng với vũ trường Queen Bee, đem ban nhạc đến vũ trường Ritz và trao lại cho Trường Kỳ phụ trách chương trình nhạc trẻ chiều Chủ Nhật,” nhạc sĩ Kỳ Phát nói.

“Khi ca sĩ Khánh Ly hợp tác với vũ trường Queen Bee để hát buổi tối thì ban ngày tôi thực hiện chương trình ‘Hippy Go Round’ nhạc trẻ hàng tuần,” ông nói thêm.

Khi qua Mỹ (1989), nhạc sĩ Kỳ Phát ôm mộng ra tờ bán nguyệt san Trẻ Magazine để tiếp tục tổ chức các buổi hội ngộ nhạc trẻ.

“Trong lần tổ chức đầu tiên để kỷ niệm năm thứ hai Trẻ Magazine và cũng để kỷ niệm 30 năm Nhạc trẻ Việt Nam vào ngày 12 tháng 11 năm 1998. Chương trình đã thu hút trên 600 khán giả yêu nhạc cùng hàng trăm nghệ sĩ nhạc trẻ tham dự,” nhạc sĩ Kỳ Phát nói.

“Sau lần tổ chức kỷ niệm 18 năm Trẻ Magazine và “Hội Ngộ 50 năm Nhạc Trẻ Xưa Và Nay,” được nhiều khán giả yêu cầu muốn có một chương trình hội ngộ nhạc trẻ nữa để anh chị em nghệ sĩ và khán giả cùng thời phong trào nhạc trẻ 60-70 có dịp gặp gỡ vui chơi tìm lại một chút kỷ niệm xa xưa… Chúng tôi sẽ tiếp tục một cuộc hội ngộ trong tương lai rất gần,” nhạc sĩ nói.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...