Skip to main content

Nếu dân chưa đồng tình mà lên tiếng, có bị “quy chụp” là xuyên tạc?


(GDVN) – Trưng cầu ý kiến nhân dân tức là người dân phải thảo luận, trao đổi. Vậy những ý kiến không đồng tình được nêu ra có bị coi là xuyên tạc không?
Chiều 23/6, Quốc hội đã thảo luận tại nghị trường về dự án Luật trưng cầu ý dân. Đại biểu Quốc hội nhận định, xây dựng luật là một bước tiến thể hiện sự trọng dân, tin dân, đồng thời cũng đặt ra nhiều lo lắng vì dự án luật bộc lộ nhiều sơ hở.
Ý kiến của dân có thực sự được tôn trọng?
Đáng chú ý Điều 12 quy định 4 nhóm hành vi bị nghiêm cấm: Tuyên truyền xuyên tạc làm sai lệch nội dung, ý nghĩa của vấn đề trưng cầu ý dân.
Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép làm trở ngại việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân của cử tri.
Giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.
Vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đại biểu Đồng Hữu Mạo – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thừa Thiên, Huế đặt vấn đề: Chúng ta có cho phép báo chí, các học giả và nhân dân phân tích về nội dung lấy ý kiến dân không?
“Tôi đề nghị ban soạn thảo làm rõ nếu cho thì sao? Không cho thì vì sao? Nếu cho nhân dân thảo luận, phân tích, thì bên cạnh những ý kiến đồng tình thì có ý kiến không đồng tình. Và nếu không đồng tình thì có vi phạm không, có bị coi là tuyên truyền xuyên tạc không (Điều 12) không?
Thí dụ, phúc quyết Hiến pháp, tức là Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua rồi. Bây giờ khi lấy ý kiến nhân dân, trong quá trình thảo luận có những ý kiến đồng tình, nhưng cũng có ý kiến không đồng tình, thậm chí có ý kiến đề nghị bỏ điều này, điều khác. Những ý kiến như vậy có vi phạm điều 12 không? Tôi nghĩ những vấn đề này phải đưa ra thảo luận không nên né tránh và không nên bỏ qua”, ông Mạo đặt vấn đề.
Đại biểu Quốc hội Đồng Hữu Mạo đặt vấn đề: Những ý kiến người dân không đồng tình có bị coi là xuyên tạc không? ảnh: TTBC Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội Đồng Hữu Mạo đặt vấn đề: Những ý kiến người dân không đồng tình có bị coi là xuyên tạc không? ảnh: TTBC Quốc hội.
Tại buổi thảo luận này, nhiều Đại biểu đặt ra vấn đề: Thể hiện sự coi trọng ý kiến của nhân dân như thế nào?
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, quan điểm xuyên suốt của luật này phải là “trọng dân, tin dân” và để nâng cao trách nhiệm của người dân, nhưng nếu vấn đề đưa ra quá chung chung về nguyên tắc hoặc quá cụ thể thì luật khó đi vào thực tiễn.
“Quốc hội cần biết người dân muốn tham gia và quyết định những vấn đề gì để người dân thấy được ý chí, trách nhiệm và quyền làm chủ của mình”, bà Tâm đặt vấn đề.
Đồng quan điểm với bà Tâm và ông Mạo, Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (đoàn Bình Thuận) cho rằng, trong dự thảo luật, vị thế và vai trò của nhân dân chưa được coi trọng, nên họ không có quyền gì khác ngoài mỗi quyền đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu với tư cách là một cử tri và đặt câu hỏi: “Người ta có quyền đặt câu hỏi: Luật này ra đời để làm gì? Phục vụ cho ai?”.
Từ đó, Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn đề nghị bổ sung vào dự án luật, làm rõ người dân có những quyền cơ bản khi thực hiện trưng cầu ý dân.
Cụ thể, đưa ra sáng kiến về nội dung và phạm vi trưng cầu ý dân; có quyền nhận được đầy đủ thông tin về việc sáng kiến của mình có được đưa ra trưng cầu ý dân hay không; giám sát việc tập hợp ý kiến nguyện vọng của nhân dân một cách công khai minh bạch.
Đồng thời, dự thảo luật cũng cần quy định rõ nguyên tắc, điều kiện cần thiết quy trình, thủ tục, các bước tập hợp ý kiến nguyện vọng của nhân dân.
1/4 dân số không thể dẫn dắt vận mệnh dân tộc
Về kết quả cuộc trưng cầu ý dân, nhiều Đại biểu đồng tình quan điểm của ban soạn thảo chỉ cần quá bán là kết quả trưng cầu ý dân được công nhận hợp lệ.
Tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Anh Sơn – Phó trưởng đoàn Đại biểu tỉnh Nam Định đã chỉ ra điểm bất hợp lý trong quy định này: “Quy định hơn 50% cử tri đi bầu, 50% tán thành và phải có 50% số phiếu tán thành hợp lệ thì kết quả trưng cầu ý dân mới được công nhận. Vậy giả sử có 51% cử tri đi bầu, 51% số phiếu bầu hợp lệ thì tính toán cũng chỉ chưa đầy 26% cử tri tán thành.
Như vậy là chỉ có hơn 1/4 dân số quyết định vận mệnh của dân tộc này, đó là điều hết sức vô lý, không thể nào lấy con số ¼ dẫn dắt ¾”.
Ông Sơn đề nghị: “Trưng cầu ý dân hợp lệ khi có số phiếu hợp lệ tán thành nhiều hơn 50% số cử tri hợp lệ trong danh sách cử tri. Dứt khoát phải đảm bảo được con số này thì kết quả mới thuyết phục”.
H1
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (đoàn Nam Định). ảnh: Ngọc Quang.
Liên quan đến đề nghị đưa ra nội dung trưng cầu ý dân, một số ý kiến đề nghị không quy định 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị trưng cầu ý dân mà cá nhân đại biểu Quốc hội hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội cũng có quyền đề nghị trưng cầu ý dân và Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định.
Quy định tỷ lệ 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội là không khả thi, cần quy định rõ quy trình, cách thức thực hiện hoặc bỏ quy định này.
Nhưng cũng có những ý kiến khác đề nghị quy định khi có ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội hoặc có 50% tổng số đại biểu Quốc đề nghị thì mới trình Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân.
Đặc biệt, có ý kiến cho rằng, không nên quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân, vì như vậy là không khách quan, minh bạch.
Ngọc Quang
24-06-2015

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b