Skip to main content

Chúng ta có cần biết ai là kẻ xâm lấn ở Biển Đông?


TQ đòi chủ quyền ở Biển Đông
TQ đòi chủ quyền ở Biển Đông
Tôi vừa xem qua những bài viết gần đây của ông Greg Austin trên tờ The Diplomat về những diễn biến gần đây ở Biển Đông với đôi mắt đầy ngạc nhiên. Trong bài đầu, ông Austin bàn luận sơ qua về tình hình Biển Đông và trích dẫn sai một nguồn tin bên ngoài để ám chỉ rằng Việt Nam là kẻ xâm lấn lớn nhất trong khu vực này. Trong bài thứ hai, ông đã cố gắng làm mờ nhạt vấn đề bằng cách biện giải rằng câu hỏi ai đúng ai sai ở Biển Đông không quan trọng bằng việc tìm kiếm một giải pháp chính trị để giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Theo sự hiểu biết chung trong quan hệ quốc tế, cụm từ ‘kẻ xâm lấn’ được sử dụng để mô tả một kẻ tấn công hay cưỡng ép người khác để đạt được các mục tiêu chính trị. Vì vậy, bằng cách gọi một nước là kẻ xâm lấn thì điều quan trọng là phải đi tìm nạn nhân của hắn. Việt Nam chưa bao giờ bị bất kỳ một nước ASEAN nào có yêu sách chủ quyền quy lỗi do hoạt động phòng thủ ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, quân đội Việt Nam và Philippines đồn trú ở quần đảo Trường Sa thậm chí đã tổ chức các trận tranh tài thể thao thường xuyên và chia sẻ thức uống qua lại, một hành động chỉ có thể có giữa những người bạn thực sự, không phải giữa một kẻ xâm lấn với nạn nhân của hắn.
Gọi Trung Quốc là nạn nhân của Việt Nam ở Biển Đông là người không có đầu óc. Trung Quốc có thể có lý để tự cho mình là một nạn nhân của các nước phương Tây trong thời kỳ thuộc địa (và Việt Nam “xứng tên” hơn Trung Quốc rất nhiều trong ý nghĩa đó), nhưng thật vô lý khi cho rằng Trung Quốc là nạn nhân của sự xâm lấn của Việt Nam ở Biển Đông. Bắc Kinh đã xem Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của họ. Dựa vào khả năng đầy đủ và áp đảo, Bắc Kinh đã, một cách nhanh chóng và lấn át, mở rộng sự hiện diện thực sự và quyền kiểm soát trong khu vực. Trong những năm qua, Bắc Kinh thiết lập các đơn vị hành chánh mới trong khu vực, sử dụng tàu thuyền của nhà chức trách để xua đuổi tàu đánh cá của ngư dân Đông Nam Á khỏi ngư trường truyền thống của họ ở Biển Đông, và gây áp lực lên các công ty dầu khí nước ngoài, buộc họ phải rút lui khỏi hợp đồng với các đối tác Đông Nam Á ở Biển Đông.
Về mặt địa lý, Bắc Kinh bằng một cách mơ hồ nhưng mạnh mẽ, đã tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông kể từ khi họ đệ trình tuyên bố đường lưỡi bò [lên Liên Hiệp Quốc] vào năm 2009. Họ mở rộng kiểm soát về phía đông của Biển Đông bằng cách chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines năm 2012. Trong phần phía tây của Biển Đông, Trung Quốc quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam năm 2011, và với sự bảo vệ của một hạm đội tàu gồm trên 100 chiếc, bao gồm một số tàu chiến vào năm 2014, đã lắp đặt giàn khoan dầu khổng lồ CNOOC-981 sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Từ năm 2014, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng về phía nam bằng cách cải tạo đất với quy mô lớn trên bảy cấu trúc do họ kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, tạo ra những hòn đảo nhân tạo khổng lồ có khả năng lưu trữ vũ khí hạng nặng, như chiến đấu cơ lớn và tàu chiến hạng nặng.
Hành động của Trung Quốc đã bị các nước Đông Nam Á phản đối mạnh mẽ. Khi các cuộc đối thoại chính trị thất bại, Philippines đã phải sử dụng giải pháp hòa bình cuối cùng là đệ trình vấn đề tranh chấp với Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Những chứng cứ này giúp cho việc đánh giá ai thực sự là kẻ xâm lấn ở Biển Đông.
Về mặt kỹ thuật, ông Austin đánh lạc hướng độc giả bằng cách viết rằng Việt Nam đã mở rộng kiểm soát ở quần đảo Trường Sa từ 24 thực thể trong 1996 lên tới 48 thực thể trong năm 2015. Viết cho chính xác là “Việt Nam có 48 tiền đồn” trong khu vực này. Số lượng các thực thể do Việt Nam chiếm đóng vẫn như cũ, là 21, và Việt Nam chỉ dựng lên vài tiền đồn mới và rất nhỏ trên các thực thể đã do Việt Nam kiểm soát để giám sát khu vực tốt hơn. So sánh các cấu trúc nhỏ xíu như vậy với việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo lớn như các thị trấn nhỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển ở Biển Đông, thì rõ ràng là không công bằng.
Sau cùng, ông Austin đã đúng khi nói rằng điều quan trọng là tìm kiếm một giải pháp để giải quyết các tranh chấp hòa bình. Nhưng nói ra ai đúng ai sai cũng không kém phần quan trọng, vì điều này sẽ cho chúng ta thấy những gì cần được khuyến khích và những gì cần phải loại bỏ ngay lập tức. Và đối với một giải pháp chính trị mang tính chất bao quát về các tranh chấp ở Biển Đông – như ông đề nghị – để được vững bền, tất cả các bên liên quan, gồm cả các quốc gia không có yêu sách, phải tham gia. Trong ý nghĩa đó, Mỹ và Nhật Bản trong vai trò cung cấp thông tin, tạo điều kiện để xây dựng lòng tin, và các nước quan tâm nên được hoan nghênh.
Tác giả: Tuấn Hà
Người dịch: Trần Văn Minh
23-06-2015
* Tuấn Hà (PhD) là một nhà nghiên cứu tại Học viện Ngoại giao Việt Nam. Chủ đề nghiên cứu của ông là quan hệ quốc tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Luận án tiến sĩ của ông Tuấn là về chính sách Biển Đông của Trung Quốc.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...