💪💪💪
Mọi người trong chúng ta luôn nghĩ chúng ta có thể thành
công mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của ai cả. Nhưng có thật sự có như chúng
ta vẫn nghĩ hay không?
Tôi từng nghe một câu nói: “Một người Việt Nam thì làm việc
hiệu quả hơn một người Nhật. Nhưng ba người Việt Nam thì không thể nào bằng ba
người Nhật”.
Cũng thật dễ hiểu. Vì trong đời sống người Nhật, tập thể
đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại trong mỗi người đều là
chuyện chung của nhóm. Bất kể người đó làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng
hay vinh quang mà nhóm hay tập thể đạt được (công ty, trường học hay hội đoàn).
Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao
cái chung, để tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể.
Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm
mất lòng người khác.
Còn ở nước ta, chúng ta không thể đoàn kết như những người bạn
Nhật. Bởi vì trong tư tưởng của mỗi người chúng ta, thành công chỉ gắn với một
tên tuổi của một cá nhân nào đấy chứ không phải một tập thể. Và nếu người này
thành công, hay tỏa sáng thì mặc nhiên là những tập thể đó hoặc người xung
quanh sẽ bị lu mờ.
Chúng ta luôn nói rằng các nước phương Tây là những nước tôn
sùng chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, những người mà chúng ta cho là tôn sùng chủ
nghĩa cá nhân ấy lại luôn luôn có tinh thần làm việc tập thể, phối hợp ăn ý và
có tính kỷ luật cao khi làm việc nhóm.
Còn ở chúng ta luôn kêu gọi tinh thần tập thể. Nhưng lại thể
hiện ngay chủ nghĩa cá nhân ngay trong làm việc nhóm. Như chúng ta thường xuyên
để mọi người xung quanh phải chờ đợi trong các lần họp nhóm, chúng ta quên mất
nhiệm vụ đã được phân công. Và thậm chí còn nghĩ: “Nhóm mình có nhiều người giỏi
lo gì, để chúng nó làm cũng xong”. Còn ngược lại đối với những người giỏi và có
năng lực thì lại nghĩ: “Mình không cần làm với bọn nó, hoặc có thêm chúng nó chỉ
tổ vướng chân, một mình làm còn nhanh hơn”.
Nhưng để có được thành công của một người thì luôn luôn phải
có sự đồng hành của rất nhiều người. Nhưng chúng ta thực sự “cá nhân” hơn chúng
ta nghĩ. Và điều này dường như nó đã ăn sâu trong suy nghĩ của mỗi người. Bắt đầu
từ hồi Tiểu học, chúng ta đã để ý đến điểm số của bạn bè để mà đua tranh nhau.
Thậm chí, ngay cả các bậc phụ huynh, cũng hỏi con mình “bạn đó xếp thứ mấy?” hoặc
“Con xếp thứ mấy?” sau khi mỗi lần nghe con thông báo kết quả học tập.
Ngoài mặt tốt đó là thúc đẩy thi đua để tiến bộ nhưng mặt
trái của nó là chủ nghĩa cá nhân và lớn hơn nữa là việc chạy theo thành tích.
Chính vì vậy, dẫn đến hậu quả là người Việt Nam, không coi trọng việc làm nhóm
dẫn tới kết quả đạt được không cao. Thậm chí còn không hiệu quả bằng làm việc
cá nhân.
Điều đó cũng dễ hiểu. Bởi vì mọi người trong chúng ta luôn
nghĩ chúng ta có thể thành công mà không cần nhờ đến ai cả. Nhưng câu hỏi đặt
ra là thật sự có như chúng ta nghĩ hay không
Cho dù chúng ta giỏi đến đâu đi nữa, hoặc thiên tài bẩm
sinh, nhưng nếu chúng ta chưa từng được đi học, chưa được thầy cô truyền đạt
cho kiến thức thì liệu chúng ta có thể bước nhanh lên vinh quang hay không?
Hay khi chúng ta đi đường bị kẹt xe. Nếu mỗi người trong
chúng ta chịu nhường người kia thì 2 người sẽ tốn ít thời gian thoát khỏi chỗ kẹt
đó nhanh hơn không?
Tất nhiên, chúng ta rấ khó có thể nhường được. Vì trong suy
nghĩ của chúng ta: “Nó được qua đường trước thì chúng ta lại phải qua sau”, mà
ít ai nghĩ rằng cho dù chúng ta phải qua đường sau đi nữa?. Nhưng thời gian bị
kẹt xe cũng ngắn hơn là hai người cùng chen lấn để rồi cuối cùng, chẳng ai qua
được, càng kẹt lâu hơn.
Thiết nghĩ, thành công nhờ đến từ sức mạnh tập thể, sự đoàn
kết sẽ lớn hơn so với sự nỗ lực của từng cá nhân. Cũng như ngạn ngữ đã có câu:
“Một cái đầu thì không thể sánh với ba cái đầu được”
Vậy thì tại sao, mỗi người trong chúng ta không là người đầu
tiên thay đổi. Chúng ta hãy bắt đầu thay đổi từ bản thân mình sau đó đến bạn bè,
và sau đó đến những người xung quanh mình.
Chúng ta có thể áp dụng điều đó ngay cả trong việc học, và
công việc hằng ngày như thành lập nhóm học tập, hoặc cùng làm, cùng trao đổi và
giải đáp thắc mắc để có được giải pháp tốt nhất trong học tập và công việc thường
ngày của mỗi chúng ta. Hay chúng ta cũng có thể tập nhường nhau khi qua đường
khi có kẹt xe để nhanh chóng thoát khỏi chỗ kẹt xe ấy hơn.
Tóm lại chúng ta có thể áp dụng đều có ở tất cả các hoạt động
dù nhỏ nhất, trong cuộc sống thường nhật của mình. Chắc chắn mỗi người trong
chúng ta sẽ thấy mình thành công hơn và tiến xa hơn trên con đường chúng ta
đang đi, và cũng là cho cuộc sống của mỗi người tốt hơn.
(SƯU TẦM)
Comments
Post a Comment