Skip to main content

Việt - Mỹ sẽ thành đối tác chiến lược ?

vietmy2
Tác giả đặt vấn đề về khi nào, điều kiện nào để quan hệ bang giao Việt - Mỹ được chuyển sang thành 'đối tác chiến lược'.
Đối tác chiến lược thể hiện mức độ tin cậy cao hơn về chính trị, hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế thương mại, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Đối tác chiến lược bao hàm cả quan hệ về an ninh, quốc phòng sâu sắc, vẫn theo ông Phạm Bình Minh.
Quan hệ đối tác chiến lược nhắm đưa quan hệ với những quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới đi vào thực chất, sâu, bao trùm hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng.
Còn theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia bang giao quốc tế và Việt Nam học từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho là ‘tối quan trọng’ cho quyền lợi quốc gia của mình.
Ông cũng cho biết Mỹ đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Theo đó, Việt Nam lần đầu tiên được nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Pháp, Ý, Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.
Thành tựu đã đạt
Thành tựu lớn nhất phải kể đến trong quan hệ hai nước kể từ sau chiến tranh là việc bình thường hóa quan hệ vào ngày 12/07/1995. Sự kiện này đã mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước.
Tháng 7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội, gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và mời ông đến thăm Mỹ. Chuyến viếng thăm này cho thấy Mỹ đã gạt bỏ sự khác biệt về ý thức hệ và coi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là một đối tác.
Việt Nam đã thể hiện sự chấp thuận mối quan hệ đối tác này bằng chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013. Kết quả của chuyến thăm này là tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Trong khuôn khổ hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng ‘hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.’
Ngày 2/10/2014, tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington, được đánh giá là nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải.
Một trở ngại khác từ phía Việt Nam đã được dỡ bỏ, theo Alexander L. Vuving, trong bài viết ‘A Breakthrough in US-Vietnam Relations’ trên The Diplomat ngày 10/04/2015 (tạm dịch : ‘Một đột phá trong bang giao Mỹ - Việt’, chính là thách thức về ý thức hệ của chế độ cộng sản ở Việt Nam.
vietmy3
Tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam đã cho Mỹ biết Việt Nam sẵn sàng cho phép Đội Hòa bình của Mỹ được hoạt động ở Việt Nam.
Điều này được thể hiện qua hai điểm trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang vào tháng 03/2015 :
Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam, một trong hai Bộ quan trọng nhất của Việt Nam (Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), và ông Quang cũng là chỉ huy của lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ chế độ.
Trong cuộc gặp với các đối tác Mỹ, ông Quang khẳng định rằng Hà Nội sẵn sàng cho phép Đội Hòa bình của Mỹ (US Peace Corps) - trước đó vẫn bị coi là một ‘thế lực thù địch’ và là một tổ chức tuyên truyền và có các hoạt động chống phá chế độ cộng sản- được hoạt động ở Việt Nam.
Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt - Mỹ nhằm đưa quan hệ hai nước lên một cấp độ cao hơn và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Chặng đường phía trước
Về lợi ích tương đồng, một số nhà nghiên cứu nhận định chung rằng sự bành trướng quyền lực trên Biển Đông của Trung Quốc những năm gần đây chính là chất xúc tác trong tiến trình xích lại gần nhau ổn định hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ năm 2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần đầu tiên tuyên bố tự do hàng hải, cũng như sự ổn định và an ninh trong khu vực là lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều đó cho thấy Biển Đông đã trở thành một mối quan tâm của Washington. Đây cũng là điều Hà Nội mong muốn đạt được trong việc ‘quốc tế hóa’ tranh chấp trên Biển Đông.
Dù Mỹ không tuyên bố ủng hộ hoặc đứng về bất kỳ bên nào trong tranh chấp Biển Đông, việc Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều Việt Nam luôn kêu gọi, và những chỉ trích gần đây của Washington đối với việc bồi đắp đảo và xây dựng các công trình nhân tạo trên các đảo và đưa thiết bị quân sự đến các khu vực bồi đắp đã nhắm trực tiếp vào Trung Quốc.
Mỹ coi Việt Nam là một ‘quân cờ’ quan trọng trong chiến lược Xoay trục ở Châu Á-Thái Bình Dương ; trong khi Việt Nam cũng mong muốn sự hiện diện và đóng góp của Mỹ ở khu vực như một đối trọng với một Trung Quốc đang ngày một bành trướng và thể hiện tham vọng bá quyền khu vực.
Việc nâng tầm mức quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong quan hệ kinh tế với nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong đó việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là một trong những mục tiêu cơ bản của Việt Nam.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam - ông Ted Osius trong cuộc gặp với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06/03/ 2015 cho hay Mỹ muốn trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam ; cho thấy Mỹ cũng đang hướng đến Việt Nam như một thị trường tiềm năng.
Trở ngại chính
Về trở ngại chính nếu có trong quan hệ hai nước, thì việc dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí cho thấy vẫn còn những trở ngại từ phía Mỹ trong việc thắt chặt quan hệ Mỹ - Việt.
Về phía Việt Nam, việc mong muốn bảo vệ chế độ cùng với tư tưởng chống phương Tây và coi họ như những thế lực thù địch vẫn còn tồn tại trong một số lãnh đạo Việt Nam đã biến nó thành trở ngại trong quan hệ Việt - Mỹ.
vietmy4
Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam, các ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Hà Nội đầu tháng 6/2015.
Ngoài ra, nhân quyền ở Việt Nam luôn là một thách thức chính và bị ràng buộc trong các quan hệ với Mỹ, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có những chính sách cái thiện hơn nữa vấn đề này.
Tuy vậy, dù vẫn tồn tại những thách thức trong quan hệ hai nước, sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã khiến Mỹ và Việt Nam bớt coi trọng những bất đồng để đạt được những lợi ích chiến lược chung.
Như cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson, đánh giá ‘thời điểm này Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược, khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiểu lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này".
Tại đối thoại Shangri-La 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Như vậy, liệu Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên của Việt Nam ? Và rất có thể chuyến thăm Mỹ dự kiến sắp tới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa với Hoa Kỳ để hai nước có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau trong tương lai gần.
Lê Thành Lâm
Gửi tới BBC từ London, 20/06/2015
Tác giả là giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đang tu nghiệp tại Đại học City University London.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh