Skip to main content

Hội chứng Đảng


Nếu ai hỏi Chủ nghĩa xã hội là gì, hoặc anh ta là người ngoại quốc vừa đặt chân xuống Việt Nam hoặc anh ta là một gã điên.
Bởi Chủ nghĩa xã hội không là gì cả, bản chất nó là một câu thần chú đọc thật to để các tín đồ của nó quỳ mọp run sợ, còn gã phù thủy đọc nó cũng không hiểu gì hơn. Vì đã là thần chú thì sự linh thiêng nằm trong ý nguyện của kẻ tin vào nó chứ bản chất một câu thần chú luôn vô nghĩa và chẳng ai rỗi hơi tìm hiều nó là gì.
Người tin vào thần chú thường nghèo túng cùng cực, đam mê thần linh cùng cực và nhất là luôn ước ao có nhiều người tin theo nó như mình tin. Thiếu một trong những yếu tố ấy thì thần chú chỉ là trò chơi trẻ con, dù múa may cách nào cũng chỉ nhận được những tiếng vỗ tay là cùng.
Dân tộc Việt Nam rơi vào cả ba tình huống ấy nên những câu thần chú đại loại như Chủ nghĩa xã hội có điều kiện ăn sâu bám rễ vào tâm thức một số lớn cán bộ cộng sản rồi tràn lan ra xã hội ám ảnh cả một cộng đồng.
Trước, thần chú về cộng sản sống sót nẩy mầm nhờ yếu tố nghèo nàn, cơ cực của người dân chốn thôn quê. Cùng với sự đô hộ của Pháp, chiến tranh với Mỹ đã là mảnh đất màu mỡ cho những câu chữ kéo người dân ra khỏi những năm tháng tối tăm cùng quẫn. Vài chục năm sau, khi người cộng sản chiến thắng và chiếm giữ toàn cõi đất nước thì những câu chữ thần chú khác được nghĩ ra nhằm trấn an người dân, khi họ mỗi ngày một héo hắt chờ đợi điều mà trước đây họ nghe hằng ngày nhưng chưa khi nào giờ trở thành hiện thực: Con đường tất yếu dẫn đến dân giàu nước mạnh duy nhất chỉ là “Chủ Nghĩa Xã hội”.
Tuy nhiên trước cánh cửa Internet mở rộng ra với thế giới cũng là lúc giới tinh hoa của đất nước công khai hạch hỏi Đảng vể tính tất yếu của Chủ nghĩa xã hội và khẳng định rằng cái gọi là lý luận mà Đảng dùng để định nghĩa Chủ nghĩa xã hội đã phá sản. Phá sản vì nó là một mớ câu chữ vô nghĩa, rổng tuếch mà các chuyên viên về lãnh vực này có sứ mạng tiếp tục đánh lừa quần chúng cũng như ngay chính trong các đảng viên của họ, đặc biệt những người mù quáng và cả tin.
Trước câu hỏi lý luận có phá sản hay không ông TS Nhị Lê viết một bài hơn 10 ngàn chữ đăng trên Tạp Chí Cộng Sản, là cơ quan lý luận chỉ chuyên trách việc dẫn dắt những ai muốn tìm hiểu lý luận cộng sản để…làm ăn, chí ít là có cái để khoe với những tay tư bản đỏ điều mà họ có thể dùng làm quà trong một cuộc làm ăn nào đó.
Trong hơn 10 ngàn chữ ấy, người tỉnh táo chỉ cần đọc lời giới thiệu là đủ biết nó nói gì:
TCCS – Cách đây hai năm, có ý kiến khẳng định rằng: Chúng ta đang khủng hoảng lý luận (!). Sự thật thì, ngược lại. Vì, lịch sử thiếu triết học là lịch sử mù quáng; và, triết học thiếu lịch sử chỉ là triết học trống rỗng; và căn cứ vào thực tiễn qua gần 30 năm đổi mới, dưới ngọn cờ của Đảng, không thấy cái gọi là “khủng hoảng lý luận”!
Suốt bài viết là hàng chục nhóm từ quen thuộc mà ban Tuyên giáo vẫn dùng hàng ngày đễ tự vỗ béo ý chí kiên quyết tiến tới Chủ nghĩa xã hội mà không hể thấy bóng dáng cái chủ nghĩa kỳ diệu ấy nó ra sao, nó làm cho người dân hạnh phúc giàu có như thế nào và nhất là nếu không có cái chủ nghĩa ấy thì kết quả của một đất nước là gì?
Ông Nguyễn Phú Trọng, kẻ được cho là “phò” Chủ nghĩa xã hội một cách cuồng nhiệt nhất đảng cũng đã từng thở dài thườn thượt thú nhận, liệu đến cuối thế kỷ này người ta có thấy được diện mạo của nó ra sao hay chưa.
So với tuyên bố của ông Trọng vào năm ngoái với bài lý luận hết sức dài dòng của ông Nhị Lê năm nay người ta ngờ rằng bài viết này chỉ dùng để lĩnh lương vì nếu một tạp chí to đùng như Tạp chí Cộng sản mà không viết lý luận thì viết cái gì cho phải phép?
Để phải phép với số đông mù quáng, Nhị Lê đành liều mạng nói khác với Tổng bí thư khi cho rằng phải “Tiếp tục tìm tòi và phát triển con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.
Ông Nhị Lê viết: “Đó là một quyết sách đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân trên nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và hợp với xu thế phát triển của thời đại của Đảng ta, một đóng góp to lớn và mới mẻ của công tác lý luận.”
“Lòng dân” thì đã rõ: thứ lý luận này là một loại thần chú cốt mê hoặc kẻ nhẹ dạ và háo danh. “Quyết sách đúng đắn” thì ngược lại hoàn toàn, nói lấy được và dùng thứ vải mùng che mắt nhân dân. Còn “hợp với xu thế phát triển” là một cụm từ hoang dã, sơ khai chỉ dùng cho học sinh cấp I.
Những lý luận kiểu ấy đã từ lâu gây mầm tai họa cho đất nước một cách tiệm tiến. Nó là những tế bào độc có khả năng nằm yên khi bị vạch mặt và sẽ tự phát khi cơ thể người bệnh mất khả năng kháng sinh. Có thể ví Đảng, kẻ nâng cao vai trò lý luận để cầm quyền đang tự biến mình thành con bệnh từ những lý luận mù quáng và sáo rổng đó. Những mầm mống bệnh hoạn từ Đảng có thể ví von như một thứ “hội chứng Đảng”, đang hoành hành trên cơ thể Việt Nam và Đảng là thứ liên kết chặt chẽ nhất lãnh đủ mọi hậu quả mà nó gây ra khi căn bệnh tiến tới thời kỳ mạn tính.
Đảng, tác nhân đầu tiên gây cho người cộng sản trở nên kiêu ngạo bởi vỗ ngực tự xưng mình bằng tất cả các mỹ từ tốt đẹp nhất. “Đảng là đạo đức là văn minh” đã được lấp vào khoảng trống vô nghĩa của cả hệ thống lý luận nay đã thành chiếc bứu trong hệ thống tuần hoàn, nằm ì ra chắn biết bao mạch sống khác. “Còn Đảng còn mình” là tác nhân gây tha hóa trong ngành công an, chỉ một lòng vì Đảng gây nên biết bao oan khiên trong công chúng. Mầm họa công an nằm sâu trong từng tế bào đất nước khiến người dân không thể yên tâm trong khi kiếm sống. Bất kể là ai cũng có thể là nạn nhân và một ngày nào đó có thể chết trong đồn công an với các lý do coi thường dư luận một cách trơ tráo nhất.
Lý luận của Đảng đưa ra về Chủ nghĩa xã hội đã vượt qua khỏi sự trơ trẻn bởi tính “lộng ngôn” của nó. “Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” là một trong những món ăn mà Đảng mớm cho đảng viên hàng ngày. Thứ thực phẩm biến đổi gene này làm cho người ăn trở thành cừu, thành giun dế để từ đó vấn đề Trung Quốc được nhìn dưới lăng kính của hai đảng anh em, Chủ nghĩa xã hội đặt ngang với lòng yêu nước và mọi tranh chấp trở thành “chuyện vặt vãnh trong nhà” cần được giải quyết trong tinh thần hòa hiếu.
Hội chứng tất cả các di căn của Đảng tuy chưa tới thời kỳ phát tán rộng khắp nhưng mọi lý luận nhằm kéo Đảng ra khỏi sự nghi ngờ của người dân đều là ngụy biện và dù có mở hẳn một Bách khoa Toàn thư do hai ngàn “trí thức” hùn nhau lại làm mà còn gạnh đầu dòng: “Phải đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh” như ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ra giá thì chỉ làm cho Đảng xấu mặt thêm.
Nhưng suy cho cùng, trước khi nằm xuống lại được chuẩn bị an táng trọng thế như thế không phải là một an ủi lớn cho người cộng sản lắm hay sao?

CanhCo
24-06-2015

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...