Lãnh đạo nào của VN, không ngoại lệ, đều vỗ ngực xưng mình là người « yêu nước ».
Ông Hồ tự xưng mình yêu nước. Ông Diệm, rồi ông Thiệu cũng xưng như vậy. Một bên yêu nước, mọi giá phải thống nhứt đất nước. Một bên yêu nước mọi giá phải bảo vệ tự do.
Đất nước chia đôi, bên nào cũng dành yêu nước.
Yêu nước có trăm ngàn cách thể hiện. Vấn đề là lãnh đạo lựa chọn việc « tương tàn », thay vì việc « tương tranh », thi đua xây dựng đất nước xem bên nào là thực sự yêu nước.
Cuộc « tương tàn » rồi cũng hết, đất nước được thống nhứt.
Yêu nước bằng mọi cách cho nên giờ đây đất nước « điêu tàn ».
Một số tỉnh miền Trung hiện hạn hán nặng, nguy cơ mùa tới sẽ đói. Người dân, sau chiến tranh tương tàn 40 năm, đời sống vẫn dính liền với ruộng nương, hạt gạo.
Một số tỉnh miền Trung hiện hạn hán nặng, nguy cơ mùa tới sẽ đói. Người dân, sau chiến tranh tương tàn 40 năm, đời sống vẫn dính liền với ruộng nương, hạt gạo.
Nếu làm một việc so sánh, Đài Loan, sau 1949 là một đảo tiêu sơ. Năm 1960 90% dân sống bằng nghề nông. Đến thập niên 70, tỉ số nông nghiệp đóng góp vào GDP là khoảng trên dưới 20%. Hiện nay con số này là khoảng 3 đến 4%. Công nghiệp đảo quốc này chiếm đóng góp phần lớn GDP, thu hút đa số sinh viên tốt nghiệp. Những nghề hạ tiện như con ở, làm lao động chân tay nặng nhọc, lao động nguy hiểm… dân Đài Loan không ai làm, phải nhập lao động từ Việt Nam.
Kết luận gì ? đó là hệ quả của việc phát triển « tương tranh ». Đảo quốc cạnh tranh với lục địa, mỗi bên một chế độ chính trị, thi đua xem chế độ nào ưu việt đem lại phồn thịnh cho đất nước, hạnh phúc đến cho nhân dân. Lục địa dân số đông gấp trăm lần, lãnh đạo ở đây sớm nhìn thấy sự tụt hậu so với đồng bào hải ngoại, với cộng đồng thế giới, cố gắng « dò đá qua sông », hội nhập với thế giới. Đến nay TQ, tuy chưa bắt kịp mức sống dân Đài Loan nhưng cũng đã vượt xa VN hàng trăm năm.
Nếu lãnh đạo Bắc Kinh « noi gương » lãnh đạo VN, mở cuộc « tương tàn », chắc chắn là hai bờ sẽ điêu tàn vì chiến tranh, dân tình nghèo khổ không khác chi dân các tỉnh miền Trung VN đang gặp hạn hán.
Nhìn gương hai bên Triều Tiên, hai miền Đông, Tây Đức. Cuộc tương tranh nào cũng đem lại lợi lộc cho đất nước và dân tộc. Ngoại trừ đất nước lọt vào tay những tên hôn quân ngu xuẩn (theo kiểu họ Kim, họ Hồ…)
Hôm qua tôi đọc một tin tức bên ông Nguyễn Quang Lập, nói về nạn hạn hán ở quê ông Quảng Bình. Tôi không hề biết địa phương Quảng Bình ra sao, tôi chưa đặt chân đến đó bao giờ. Nhưng có lẽ vì nghĩa đồng bào, nên hình như con tim mình đập cùng nhịp với dân quê ở đây. Tư nhiên mình cảm thấy đau nhói trong lòng.
Khẩu hiệu « công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước » đang trở thành ảo ảnh. Vấn đề là hệ quả của việc « công nghiệp hóa » bằng mọi giá đã tàn phá môi sinh, môi trường sống ở các thôn làng VN. Những giòng sông cạn kiệt. Những đồng ruộng nứt nẻ, khô khan. Vườn tược không cây không trái.
Người dân sinh sống bằng cái gì ?
Người dân không thể sống mãi bằng khẩu hiệu, bằng bánh vẽ.
Cuộc tương tàn đã phá hoại đất nước đến tận cùng. « Tát cạn Biển Đông, đốt cháy Trường Sơn », hô hoán « thay trời làm mưa »… chắc chắn không phải lời nói của những người yêu nước.
Yêu nước là làm cho đất nước ngày tốt đẹp hơn, người dân sung túc, hạnh phúc hơn.
Lãnh đạo nào cũng có thể làm được điều này. Miễn là đặt mục tiêu hàng đầu là người dân, là đất nước chớ không phải là đảng, là ý thức hệ, là xã hội chủ nghĩa.
Bao giờ mọi người mới ý thức được điều này ?
24-06-2015
Comments
Post a Comment