Skip to main content

Báo chí thời "bốn sợ, bốn không"

Trong vòng nửa tháng, hai bài viết của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương đã khiến người đọc phải dành nhiều thời gian suy nghĩ.
Đó là bài "Lợi ích nhóm" và "Chủ nghĩa tư bản thân hữu" - cảnh báo nguy cơ" đăng trên tạp chí Cộng sản số ra ngày 2/6/2015 ; và bài phát biểu tại Hội thảo quốc gia"90 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam - Truyền thống, bản lĩnh và trách nhiệm" tổ chức tại Hà Nội ngày 18/6/2015. 
Bài viết này đã được Giaoduc.net.vn ngày 19/6/2015 đăng với tiêu đề "Hễ đụng đến vấn đề "nhạy cảm" thì coi như chạm vào vùng cấm…", còn Vietnamnet.vn thì chạy tít "Cuộc sống cần báo chí ‘xông’ vào chỗ nhạy cảm". 
Phát biểu tại Hội thảo ông Hoàng cho rằng "Hễ đụng đến vấn đề "nhạy cảm" thì coi như chạm vào vùng cấm, thường là né tránh, không viết, không nói, kể cả không nghiên cứu, sợ viết sai, nói sai, sợ bị định kiến, sợ đụng chạm, sợ bị đánh giá, bị quy chụp quan điểm…" [1].
Phải chăng báo chí mới chỉ có "Bốn sợ" như đã nêu hay còn sợ nhiều điều khác nữa ?
Ngoài "Bốn sợ" lại có thể cho rằng báo chí Việt Nam đang ở thời "Bốn không" nếu dựa vào ý kiến của ông Vũ Ngọc Hoàng mà Vietnamnet.vn tường thuật : "một số cơ quan báo chí, nhà báo bắt đầu sợ nhiều đề tài nhạy cảm, dẫn đến không tìm hiểu, không nghiên cứu, không viết, không phản ánh" [2].
Người làm báo, đặc biệt là đội ngũ biên tập, lãnh đạo các tờ báo vì sao lại "sợ" nhiều thứ đến thế, vì sao phải sợ đến mức "không tìm hiểu, không nghiên cứu, không viết, không phản ánh" ?
Nêu câu hỏi này với nhà báo, biên tập hoặc lãnh đạo cơ sở báo chí chắc khó mà nhận được câu trả lời thẳng thắn vì thuộc lĩnh vực "nhạy cảm".
Đôi khi thay vì câu trả lời, người ta nhắc khéo câu nói "sống, chiến đấu, lao động và học tập"…, muốn "chiến" thì phải "sống" cái đã, "sống" là số một, sau sống mới là "chiến", "chết" rồi thì "chiến" với ai, chẳng lẽ với Tào Tháo ?
Một cách nghiêm túc, để trả lời câu hỏi phải nhìn nhận từ hai phía : phía nhà báo, cơ quan báo chí và phía cơ quan quản lý, các bộ, đến các cơ quan bảo vệ pháp luật…
Thứ nhất, đội ngũ người làm báo.
Xin không đề cập đến thời chiến tranh, đến những tấm gương hy sinh của rất nhiều nhà báo trên các mặt trận, điều này đã được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng đề cập rồi.
Hiện nay có một thực tế không biết nên vui hay buồn là đâu đó vẫn có hiện tượng "cha truyền con nối", "hậu duệ" vẫn là ưu tiên số một.
Nếu sự "truyền nối" xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và truyền thống gia đình của nhà báo thì đó là một điều tốt, cần được tôn trọng.

baochi2
Bài viết trên Vietnamnet.vn
Tuy nhiên giữ vị trí lãnh đạo cơ quan báo chí mà như Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đánh giá : "người đứng đầu một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, coi trọng lợi nhuận, xem nhẹ chức năng báo chí, khai thác mặt trái xã hội với mức độ dày đặc, giật gân, câu khách, vi phạm thuần phong mỹ tục…" thì phải đặt câu hỏi vì sao họ vẫn tại vị [2] ?
Dựa vào đâu và vì sao lại tồn tại "những người đứng đầu một số cơ quan báo chí coi trọng lợi nhuận, xem nhẹ chức năng báo chí, khai thác mặt trái xã hội với mức độ dày đặc…" như vậy ?
Từ "những" mà Bộ trưởng Son dùng chứng tỏ không phải như người ta nghĩ là chỉ có một mà là "một số người đứng đầu" cơ quan báo chí !
Trên mạng xã hội, không thiếu tư liệu cả về tư cách, đạo đức lẫn chuyên môn nghiệp vụ của một số nhà báo được đề cập, các tư liệu này tuy chưa được kiểm chứng nhưng không thể không khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng đây chỉ là sự bịa đặt nhằm bôi nhọ nhà báo ? 
Việc có nhà báo uy tín, trình độ chuyên môn cao phải rời khỏi vị trí của mình không phải là chưa có, và phải chăng đó là một trong những nguyên nhân khiến cơ quan báo chí này liên tiếp phạm sai lầm, liên tiếp bị xử phạt hành chính ?
Hiện tượng nhà báo hành xử như côn đồ mà PetroTimes viết trong bài : "Ám ảnh giang hồ trong làng báo" [2] không phải bây giờ mới xuất hiện, tuy không phải là hiện tượng phổ biến nhưng cũng không đến mức quá cá biệt.
baochi3
Ảnh chụp từ bài viết : "Ám ảnh giang hồ trong làng báo"
Nói đến đạo đức nhà báo không thể tách rời khỏi thực trạng xã hội, "xã hội nào con người ấy ; xã hội nào báo chí ấy". Khi sự xuống cấp đạo đức, sự yếu kém chuyên môn len lỏi tới những cơ quan vốn được xem là "trang nghiêm, trong sạch" như Thanh tra, Kiểm sát, Tòa án… thì báo chí không thể là một ốc đảo, dù cố giữ cũng không thể không bị lung lay.
Trong hoàn cảnh đó, những nhà báo tâm huyết, mà số lượng không hề ít, chỉ có thể thở dài, bởi đã là nhà báo tâm huyết và liêm khiết, là lãnh đạo tờ báo lấy đạo đức, trách nhiệm là phương châm, lấy đâu ra "hậu phương vững mạnh" như ý kiến ông Vũ Ngọc Hoàng để mà phòng lúc "trái gió trở trời" ?
Thứ hai, về phía cơ quan quản lý.
Có một câu hỏi không biết có nên nêu lên hay không, chỉ sau hai bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng, người viết mới có thêm "dũng khí" để hỏi, ấy là ngoài ý kiến của ông Vũ Ngọc Hoàng, còn bao nhiêu người, cơ quan thực tâm muốn báo chí "dũng cảm" động chạm đến vùng "nhạy cảm" ? 
Thực ra, chính việc buộc phải dùng khái niệm "vùng nhạy cảm", một cụm từ mang tính "Y học" hơn là chính trị-xã hội đã cho thấy rất ít người dám động đến cái gọi là vùng "nhạy cảm".
Và còn một câu hỏi nữa, nếu có ai đó cứ cố "xông" vào chỗ nhạy cảm như Vietnamnet.vn "xúi" thì điều gì sẽ đến ?
Có thể sau các ý kiến của ông Vũ Ngọc Hoàng, cách thức xử lý của cơ quan quản lý sẽ "mềm mại" hơn chăng ?
Tương lai thì chưa biết chứ những gì đã xảy ra thì không ít người viết báo và lãnh đạo một số cơ quan báo chí đã cảm nhận được.
Người Việt dạy trẻ con "học ăn, học nói, học gói, học mở", con người sinh ra là biết ăn, chỉ "ăn có văn hóa" thì mới phải học chứ không như "cướp có văn hóa" không cần học.
Học nói bắt đầu ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời. Sau 90 năm tồn tại, để có thể "nói" báo chí Việt Nam vừa phải học, lại còn cần "dũng khí, trí tuệ, các quan điểm đúng đắn và cả một hậu phương vững mạnh" (theo quan điểm của ông Vũ Ngọc Hoàng).
Nếu quả như vậy thì báo chí liệu có nên đề nghị được duyệt gói 30.000 tỷ như bất động sản để giúp cho những tờ báo chân chính, những nhà báo chân chính có được "một hậu phương vững mạnh" ?
Thực lòng mả nói, nhà báo và lãnh đạo các tờ báo không mong đợi gói 30.000 tỷ từ nhà nước. Chỉ mong điều mà ông Hoàng nói : "không phải bỗng nhiên mọi người lại sợ như vậy, mà trong thực tế nó cũng có vậy, và chúng ta cũng thường bảo nhau phải tránh né những vấn đề nhạy cảm" được giải tỏa thì đã là điều may mắn lắm rồi.
Thực tế cho thấy không phải mọi người đều sợ, đặc biệt là những nhà báo có thâm niên, có tâm và có tầm, vấn đề là ở chỗ có người khác "sợ hộ" họ.
Một nhà báo và cũng biên tập viên kỳ cựu đã tâm sự (đại ý) : "có một bài của một cộng tác viên, khi tôi chuyển cho tác giả những góp ý mổ xẻ chi li của người biên tập, họ cười rũ, và bảo : Tôi hiểu tư duy của người "kiểm duyệt" rồi, bạn ạ, bạn không phải lăn tăn. Và họ gửi ngay báo Thanh Niên đăng luôn, khỏi mất công biên tập, anh ạ. Đời bây giờ là thế đó, thôi đành vậy".
Cũng xin nói thêm, sở dĩ người viết nhận được lời tâm sự ấy là vì bài viết đã được biên tập nhưng không qua được ải "kiểm duyệt" mà cửa ải đó thì : "tư duy các bạn trẻ bây giờ non quá, nhưng họ có quyền, không phải chỉ bài của anh đâu, mà một số bài của cộng tác viên khác cũng vậy".
Được biết "bạn trẻ" ấy tuổi đời và tuổi nghề chỉ bằng già nửa so với người biên tập. 
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam, viết đôi dòng suy nghĩ, giống như nhìn bầu trời qua kẽ lá, dẫu không thể thấy cả trời xanh nhưng luôn biết trời lúc nào cũng xanh, mây che hay mưa phủ chỉ là tạm thời.
Thân gửi lời chúc sức khỏe, bình an tới các đồng nghiệp, mong các bạn luôn "bút sắc, lòng trong" và vượt qua mọi nỗi sợ, đặc biệt là sợ chính mình.
Xuân Dương
Theo GDVN, 21/06/2015

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...