Skip to main content

Tuyệt mệnh với nền giáo dục việt nam

Nguyễn Duy
24-06-2015
Bây giờ với tôi mọi thứ dường như đã mất đi cơ hội trong cuộc đời mình. Tri thức là điều thiết yếu của cuộc sống con người, nó vận mệnh cho sự phát triển hay suy đồi của một nền đất nước hay một cá nhân riêng. Thế nên đối với tôi, mọi sự thật rối rắm và tôi cảm thấy băn khoăn khi không biết phải lựa chọn điều gì tốt với bản thân mình, mọi việc đều không được tự do như những nền tri thức ngoại quốc mà tôi hay đọc trong sách, internet và trên tivi.
Giáo dục hiện thời dường như đạng tụt hậu không một chút đổi mới mà vẫn thích ràng buộc và tiêu diệt. Giáo dục là thước đo cho sự vượt bậc của con người, nhưng tôi đang sống trong một môi trường hiện nay ở Việt Nam được học, được chơi, được sống…. mọi thứ đều mang tính ganh đua và thích được danh vọng hơn bản thân của mình.
Bằng cấp có phải là sự lựa chọn thiết yếu? Bằng cấp chỉ thể hiện mình chỉ đánh bóng tên tuổi và sự nghiệp mình nhưng quan trọng năng lực của họ đã tốt hay đã đúng như bằng cấp đề ra cho mình chưa? Mọi thứ thật khó để mà quyết định. Hiện nay trên các trang báo, internet tôi cảm thấy dường như nền giáo dục đang ngự trị bởi kẻ ngu dốt hơn là người khôn lanh việc làm họ khiến cho giáo dục thật chậm phát triển chỉ biết nghĩ tới tiền, danh vọng, bằng cấp hơn là khả năng của mình. Nhưng số phận quyết định vậy thì không thể đổi thay gì khi nó đã thấm trong tư tưởng của con người Việt Nam. Kẻ ngu dốt ngự trị bằng lý lẽ của kẻ ngu dốt thì cũng biến con người cũng trở nên ngu dốt và khờ dại.
Mọi thứ đều được kiểm soát không được một cá nhân nào quyết định mở trường tư ra dạy học, mọi thứ đều phải thuộc trong một đảng, một phái chính quyền nhà nước chứ đâu phải một cá nhân không theo đảng, không làm việc cho nhà nước. Chỉ là những thành phần vô lại, bóc lột sức lao động của người dân.
Họ lập trường tư để kiếm thêm lợi nhuận hơn là tích cực dạy học, họ chiêu dụ mọi mặt về hình thức quảng cáo cũng như lời thân ngọt, nghe thấy thích thích mà khi đã học rồi là cảm thấy bực tức khi học phí tăng cao, kiến thức rời rạc, quản lý ít nghiêm nghặt, tổ chức ăn chơi nhiều… rồi đến khi họ bừng tỉnh, mọi thứ xoay quanh họ như là sự diễu cợt trên giọt mồ hôi vất vã của người dân, con cái họ thích chơi hơn thích học. Rồi những ai đã thức tỉnh, họ quyết định rút hồ sơ xin chuyển một ngôi trường với môi trường thích hợp cho tương lai của mình, thì lại bị chiêu trò dụ dùng nhiều lý lẽ để thay đổi tư tưởng của mình. Không biết đó có phải là lương tâm nghề giáo không?
Giáo dục việt nam có quá nhiều bằng cấp. Cứ đem bằng cấp ra so sánh, sợ mình mang nhục hay thua người khác đó là cái tính háo danh mà giáo dục việt nam đào tạo. Còn năng lực thì như đồ thừa thãi vứt bỏ trong thùng rác thì làm sao mà phát triển được, chỉ cầm bằng cấp chiếu cố hay khoe mẻ cho được nêu danh, mang tiếng tâm cho mình nhưng chắc cũng phải né tránh khi họ thể hiện năng lực cho quần chúng! Giáo dục đang đè bẹp nhân tài, học để lao động thì nhiều còn nghiên cứu, phục vụ cho đất nước thì không có, chỉ là nhân tài theo kiểu đã tốt nghiệp loại xuất sắc tư tưởng cộng sản để ngự trị trong dân và lộng hành quyền một cách phi pháp bóc lột một cách thâm độc đến thế.
Càng sống trong xã hội Việt Nam bây giờ, thì cũng như con chim nằm trong lồng luôn mơ đến một ngày được tự do, tự tại. Con người trong xã hội Việt Nam đang bắt đầu mất nhân cách hay đúng hơn là bảo vệ quyền tự do của mình. Một lời ăn tiếng nói ảnh hưởng đến danh dự hay lòng tự tôn của họ thì cũng một sống một còn. Cái quyền con người nó bị xiềng xích đến như thế càng xiềng xích càng muốn được giải thoát. Nhưng sự sợ hãi là bóng tối bao trùm cảm thế giới định đoạt cho những cái ác lộng hành và tàn bạo.
Kiềm hãm tri thức, nhồi nhét tư tưởng cộng sản, mọi việc làm đều thông qua kiểm duyệt, mọi quyết định đều có bè có phái. Chạy chọt tiền bạc để được đề cao, để được một chỗ tốt cho mình mà không nghĩ đến lương tâm và mọi người khác hay sao! Giáo dục đã không còn đúng như khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn.” Nữa mà trở thành một sự loạn lạc trong xã hội và tước đoạt nhân cách của quyền con người. Học sinh vẫn đang từng ngày uống dòng sữa từ tư tưởng của đảng, tri thức vẫn là sự chọn lọc chứ không được rộng mở thật khó để con người phát triển.
“Sự phát triển cá nhân để trở thành một con người đầy đủ phải là mục tiêu chính của tất cả mọi cố gắng của ta hiện thời. Văn minh loài người chỉ xây dựng được một cách vững vàng trên những con người ấy thôi.” – Alexis Carrel

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...