Skip to main content

Nguyễn Văn Bình sẽ sang Phủ chủ tịch?

Chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, một ủy viên bộ chính trị đã dẫn đầu “đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày 19/4/2018, theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Vào lần này, người dẫn đoàn không phải là Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Phạm Minh Chính hay Nguyễn Xuân Phúc, mà là Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.
Ông Bình đã được Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh, để sau đó “đồng chí Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” – theo báo chí quốc doanh ở Việt Nam.
Đặc biệt nhất lại là cuộc gặp Nguyễn Văn Bình – Vương Kỳ Sơn hôm 17/4…

Ảnh: Courtesy of www.xinhuanet.com

Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên trên cương vị “trưởng đoàn” của Nguyễn Văn Bình. Trong những chuyến đi Trung Quốc trước đây, ông Bình chỉ ở vị trí “tháp tùng lãnh đạo”.
Trong thời gian ở Trung Quốc, Nguyễn Văn Bình đã có các cuộc làm việc với lãnh đạo Văn phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện, Ủy ban giám sát quản lý tài sản quốc hữu Trung Quốc. Nghĩa là những cơ quan không có gì đặc biệt.
Nhưng đặc biệt nhất lại là cuộc gặp Nguyễn Văn Bình – Vương Kỳ Sơn.
Vương Kỳ Sơn là một nhân vật còn trên cả đặc biệt trong chính trường Trung Quốc. Không quá nổi bật ở vai trò phó thủ tướng, nhưng từ khi trở thành “cấp phó” cho Tập Cận Bình vào năm 2011 với vai trò Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương, Vương Kỳ Sơn đã trở thành chính trị gia ghê gớm với bản lĩnh và bàn tay sắt chống tham nhũng cũng như thanh trừng các đối thủ chính trị.
Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn đã trở thành nhân vật quyền lực số 2 ở Trung Quốc vào thời gian đó, chỉ sau Tập Cận Bình.
Sau đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc, tưởng như Vương Kỳ Sơn đã chính thức từ giã chính trường khi không còn là ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ưng. Nhưng sau đó ít lâu, Tập Cận bình đã đưa Vương Kỳ Sơn trở lại quyền lực với vai trò Phó chủ tịch nhà nước Trung Quốc.
Theo truyền thống “đi chào” hoặc “diện kiến” của Hà Nội với Bắc Kinh, những tân ủy viên bộ chính trị trong chính thể độc đảng Việt Nam, ngay sau khi chấp nhiệm, gần như đều đặn đi Bắc Kinh để “ra mắt” giới lãnh đạo độc đảng ở Trung Quốc.
Vào tháng Năm năm 2013, Hội nghị trung ương 5 đã chỉ định Nguyễn Thiện Nhân làm ủy viên bộ chính trị và giữ chức phó thủ tướng. Trong lúc hội nghị này còn chưa kết thúc, ông Nhân đã “vội” bay sang Bắc Kinh để “diện kiến”.
Vào lần này, không gặp bất kỳ quan chức cao cấp nào khác mà chỉ gặp Phó chủ tịch nhà nước Vương Kỳ Sơn, chuyến đi Trung Quốc của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình có vẻ giống như “thăm cấp nhà nước” và gợi ra một khả năng mà trước đó là rất khó tin: ông Bình có thể “sang Phủ chủ tịch” tại Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.
Đúng vào thời gian này, câu chuyện diễn ra ở Phủ chủ tịch là Trần Đại Quang – Chủ tịch nước – lại… đi chữa bệnh ở Nhật Bản.
Mặc dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương, nhiều dư luận vẫn cho rằng ông Quang đã sang Nhật chữa bệnh từ đầu tháng Tư năm 2018.
Vào năm ngoái, ông Trần Đại Quang cũng đã có một lần “biến mất” khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cung phải đặt dấu hỏi.
Cuối tháng Bảy năm 2017, trùng với sự kiện “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” theo cách gọi của Nhà nước Đức, hoặc “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú” theo lối tuyên giáo của Bộ Công an, ông Trần Đại Quang đã “biến mất” đến gần một tháng, và chỉ xuất hiện trở lại vào cuối tháng Tám năm 2017 với gương mặt phờ phạc.
Trong thời gian Trần Đại Quang vắng mặt tại Phủ chủ tịch, một blogger nắm nhiều tin tức nội bộ thậm chí còn đòi hỏi ông Quang cần “bàn giao quyền lực” cho người khác.
Ở vào lần thứ hai “biến mất” của ông Trần Đại Quang, lại đang xuất hiện những dư luận và đồn đoán về tình trạng sức khỏe “khó hồi phục” của ông, và về những gương mặt nào có thể đảm nhiệm chức vụ chủ tịch nước nếu ông Quang “nghỉ giữa chừng”.
Cuộc đời Nguyễn Văn Bình quả là kỳ lạ và.. may mắn. Ở đại hội 12 vào đầu năm 2016, trong lúc “thủ trưởng” của ông Bình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ngậm ngùi rút lui khỏi Bộ Chính trị, Nguyễn Văn Bình lại “nhảy thẳng” vào tổ chức bộ này.

Mặc dù bị rất nhiều tai tiếng về nợ xấu, mua ngân hàng giá 0 đồng và mối liên đới mật thiết với các nhóm lợi ích tiền tệ và vàng vào thời còn là thống đốc Ngân hàng nhà nước, sự thể kỳ lạ là Nguyễn Văn Bình vẫn không bị “sờ gáy”, trong khi những thủ hạ gần gũi khác của Nguyễn Tấn Dũng như Trầm Bê, Đinh La Thăng đã lần lượt nếm mùi “số 8”.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...