Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào thứ Sáu (27/4) tại làng Panmunjom (Bàng Môn Điếm) khu vực phi quân sự, trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên trong 11 năm, và ông Kim sẽ đi bộ băng qua biên giới hai miền để tới Ngôi nhà hòa bình, theo Nikkei.
Bình Nhưỡng đã thực hiện một số sáng kiến trong thời gian tới ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh, bao gồm một lời hứa chấm dứt thử nghiệm tên lửa và vũ khí hạt nhân, và thiết lập đường dây nóng với Seoul.
Chính phủ Kim Jong Un cũng tỏ dấu hiệu họ đã chuẩn bị chấp nhận sự hiện diện của các lực lượng Hoa Kỳ trên bán đảo Triều Tiên và ký một hiệp ước không tấn công.
Tuy nhiên, trong quá khứ Bình Nhưỡng đã sử dụng các chiến thuật tương tự trong các cuộc đàm phán, và có những nghi ngờ kéo dài xung quanh ý định thực sự của họ Kim.
Dưới đây là 5 điều cần biết về cuộc gặp Kim – Moon:
1. Tại sao vào thời điểm này?
Triều Tiên và Hàn Quốc về cơ bản vẫn còn đang trong chiến tranh khi cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 kết thúc với một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, giờ đây họ chia sẻ một mối quan tâm chung: ngăn cản sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ có thể dẫn đến kết quả nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện. Một lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và quốc tế tới chế độ Kim Jong Un cũng giúp đưa Bình Nhưỡng tới bàn đàm phán với Seoul.
Từ góc độ Triều Tiên mà xét thì đây là thời điểm chín muồi cho việc đối thoại.
Từ góc độ Triều Tiên mà xét thì đây là thời điểm chín muồi cho việc đối thoại.
“Triều Tiên đã lên kế hoạch rất rõ ràng khi bắt đầu đối thoại với Hoa Kỳ khi họ đã có được công nghệ cho tên lửa đạn đạo liên lục địa” – ông Masao Okonogi, Giáo sư danh sự Đại học Keio, Tokyo cho biết.
Triều Tiên tuyên bố họ đã phát triển một tên lửa tầm xa có thể tiếp cận lục địa Hoa Kỳ và đã thử nghiệm một quả bom Hydrogen. Về lý thuyết, điều này giúp tăng cường khả năng thương lượng của họ.
Trong Thế vận hội Mùa đông tại Pyeongchang ở Hàn Quốc vào tháng Hai, em gái của Kim Jong Un đồng thời là phụ tá thân cận Kim Yo Jong đã đến thăm Seoul và mời Tổng thống Moon tới Bình Nhưỡng. Hai bên cuối cùng đã đồng ý một hội nghị thượng đỉnh tại Panmunjom.
Dự kiến, Kim Jong Un sẽ tới vào sáng thứ Sáu (27/4), đi bộ qua biên giới, và vào Peace House (Ngôi nhà Hòa bình), 1 địa điểm trong khu vực phi quân sự thuộc Hàn Quốc. Đó là lần đầu tiên lãnh đạo Triều Tiên băng qua biên giới kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
Nhà Xanh đã thông báo chương trình của Hội nghị thượng đỉnh bao gồm lễ chào mừng và tiếp theo sau những cuộc đàm phán sẽ là những tiệc tối chính thức mà lãnh đạo 2 nước cùng tham gia.
2. Sự khác biệt với 2 hội nghị thượng đỉnh trước đây giữa Triều Tiên – Hàn Quốc
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào năm 2000 có liên quan tới cha của Kim Jong Un – ông Kim Jong II, và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Tại thời điểm đó, kinh tế Triều Tiên đang trong tình trạng khủng hoảng và một nạn đói kéo dài cuối những năm 1990 đã giết chết một phần mười dân số Triều Tiên, điều này đã thúc giục ông Kim Jong II tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần hai diễn ra năm 2007, khi ông Kim Jong Il được khẩn cấp kêu gọi tới bàn đàm phán với cựu Tổng thống Hàn quốc Roh Moo-hyun. Cuộc họp đưa lại một thỏa thuận cùng tham gia phát triển khu công nghiệp Kaesong phía Bắc biên giới, dù sự liên quan của Hoa Kỳ trong hỗ trợ kinh tế sẽ làm suy yếu một chiến dịch đa phương nhắm vào các chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần ba 2018 dự kiến diễn ra vào 27/4 sắp tới và có sự phối hợp chặt chẽ hơn trước giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
3. Điều Hàn Quốc hy vọng đạt được?
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In, người chủ trương cam kết với Triều Tiên, đã vượt qua mối quan hệ ban đầu đầy căng thẳng với Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách thể hiện mình là người trung gian giữa 2 nhà lãnh đạo.
Ông Moon đã thực hiện thành công vai trò trung gian của mình để có một Hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim dự kiến vào tháng 5 hoặc tháng 6, nhiệm vụ hiện tại của ông Moon là cần đảm bảo cho hội nghị thượng đỉnh diễn ra trước và là động lực thúc quá trình phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên.
Ngoại giao qua lại như con thoi của ông Moon đi theo một cuộc đấu khẩu giữa Bình Nhưỡng và Washington. Ông Trump đã từng tuyên bố Mỹ sẵn sàng phá hủy toàn bộ Triều Tiên, đáp lại Triều Tiên đe dọa kích nổ một quả bom Hydrogen hủy diệt toàn bộ Thái Bình Dương.
Ông Moon đã nhấn mạnh rằng Seoul sẽ “ngồi vị trí ghế lái” trong thương thảo về phi hạt nhân.
Thế tấn công bằng hòa bình diễn ra tương phản với cách tiếp cận không khoan nhượng của người tiền nhiệm ông Moon là bà Park Geun-hye (người mới đây đã bị kết án 24 năm tù cho tội nhận hối lộ) và cách thức của bà Park đã trở nên phổ biển với công chúng.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã dành được giải Nobel Hòa bình cho chính sách “Ánh Dương” về sự cam kết với Triều Tiên và thành công với hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000. Một vài người đã đề xuất rằng ông Moon sẽ có giải thưởng tương tự.
4. Triều Tiên hy vọng đạt được điều gì?
Kim Jong Un trở thành lãnh đạo Triều Tiên trong năm 2011, trước khi bước sang tuổi 30, và dường như ông sẽ tại vị rất nhiều năm.
Mục tiêu trước mắt là giảm bớt các lệnh trừng phạt. Liên Hợp Quốc đã cấm hoàn toàn việc Triều Tiên xuất khẩu than, quặng sắt, dệt may và một số mặt hàng khác, và kiềm chế khắt khe nguồn cung cấp dầu cho đất nước này. Mục tiêu sau cùng của Bình Nhưỡng là đạt được sự đảm bảo an ninh cho chế độ dưới hình thức bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ nhằm đổi lấy việc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân.
Ông Kim có thể sử dụng hội nghị thượng đỉnh như là một dự án mà bản thân ông hành động như một nhà lãnh đạo thức thời, người tìm kiếm sự tồn tại chứ không phải đối đầu.”Kim Jong Un muốn quảng bá một hình ảnh như một lãnh đạo trẻ tuổi của một đất nước bình thường trên một nền tảng ngang tài ngang sức với những nhà lãnh đạo các quốc gia khác với hội nghị thượng đỉnh liên – Triều”, ông Bong Young-shik, một nhà nghiên cứu tại viện Yonsei về Triều Tiên ở Seoul, cho hay.
Triều Tiên và Hàn Quốc đều đồng ý rằng một phần buổi họp sẽ được truyền hình trực tiếp.
5. Hội nghị thượng đỉnh sẽ đạt được những gì?
Bình Nhưỡng và Seoul muốn đặt nền tảng cho cuộc họp thành công Trump – Kim, và cả 2 bên đều thể hiện kỳ vọng mục tiêu cuối cùng phi hạt nhân hóa.
Triều Tiên và Hàn Quốc cũng có thể có một công bố chính thức chấm dứt các thù địch trong nỗ lực thay thế cuộc đình chiến năm 1953.
Triệu Hằng
Comments
Post a Comment