Một sự việc nếu so sánh ngay bây giờ thì nhiều người sẽ dẫy nẩy. Nhưng đi vào thực tế thì có nhiều điểm khá tương đồng. Tuy nhiên hãy cùng xem lại chút lịch sử và so sánh thực tế bây giờ.
Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Bắc Hàn đóng vai chủ động trong nỗ lực thống nhất Hàn Quốc -một đặc điểm giống cuộc thống nhất Việt Nam -do Bắc Việt chủ động và thực hiện bằng phương thức máu lửa, thù hận; điểm giống thứ nhì là Trung Cộng yểm trợ nỗ lực của Bắc Hàn, như họ đã yểm trợ nỗ lực của Bắc Việt.
Về phía Nam Hàn thì điểm tương đồng là cả hai Miền Nam của Việt Nam và của Đại Hàn đều được Mỹ yểm trợ, bằng lực lượng quân sự; do đó ưu tư hôm nay là sự yểm trợ của Mỹ đó có tan vỡ như nó đã tan vỡ tại Việt Nam hay không?
Thử nhìn tình hình Nam Hàn hôm nay để suy đoán về ý đồ của Trung Cộng, qua kinh nghiệm Việt Nam.
Diễn tiến mới nhất là Tổng Thống Trump gửi ông Mike Pompeo, giám đốc CIA sang Bình Nhưỡng gặp chủ tịch Bắc Hàn để thảo luận trước về chương trình nghị sự của cuộc gặp gỡ 'thượng đỉnh và tay đôi' sẽ diễn ra trong cuối tháng 5, hoặc đầu tháng 6.
Trump nói như ông không tin gì lắm vào thiện chí 'tự giải giới nguyên tử' của Bắc Hàn; trong buổi họp báo tại tư dinh Mar-a-Lago estate, Florida, nhân dịp có sự hiện diện của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe, ông tuyên bố, "Nếu tôi nhận thấy cuộc hội đàm không giúp thay đổi tình hình, tôi sẽ lịch sự đứng lên, chấm dứt thương lượng."
Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng Thống Trump họp báo tại West Palm Beach, Florida ngày 18 tháng 4, 2018. (Getty Images)
Sáng thứ Tư 4/18/18, tổng thống còn viết một bản tweet khá lạc quan, "Việc chuẩn bị hội kiến diến tiến tốt, và liên hệ song phương đang hình thành. Chi tiết cuộc gặp gỡ thượng đỉnh đang được sắp xếp. Việc Bắc Hàn tự giải giới nguyên tử là tin mừng cho toàn thế giới, và cũng là điều tốt cho Bắc Hàn."
Ông Pompeo được tổng thống chọn là ngoại trưởng, nhưng chưa được Quốc Hội tấn phong; việc tổng thống sử dụng ông trong sứ mệnh tiền đạo ngoại giao -đến Bắc Hàn, thảo luận trước về những tiền đề mà hai vị nguyên thủ Mỹ-Bắc Hàn phải thỏa thuận- là một cách thúc đẩy Quốc Hội nhanh chóng tấn phong ông Pompeo, chính khách được tổng thống tín nhiệm trong vai trò sứ thần.
Mike Pompeo, hiện là giám đốc CIA
Cuộc hội kiến của ông Pompea với chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã diễn ra tốt đẹp trong những ngày cuối tuần lễ Phục Sinh; Trump lạc quan, dù vẫn tỏ thái độ cứng rắn.
Ông hy vọng Chủ Tịch Kim sẽ phóng thích ba người Mỹ đang bị giam giữ tại Bắc Hàn, nhưng ông khẳng định đó không phải là một điều kiện tiên quyết để ông gặp ông Kim. Trump chỉ xác nhận là Hòa Kỳ đã thảo luận với Bắc Hàn về số phận của ba tù nhân đó.
Dư luận truyền thông ghi nhận thiện chí và nỗ lực của tổng thống muốn thành công trong cuộc thảo luận với Bắc Hàn; sự thành công đó sẽ mang giá trị vượt bực, vì thế giới và cả Hoa Kỳ nữa, đều đã thất bại trong những cuộc hội nghị nhắm giải giới nguyên tử Bắc Hàn kéo dài hàng chục năm nay.
Toàn bộ những yếu tố đó khẳng định là sự thành công trong việc deal với Bắc Hàn giúp Trump vững vàng hơn trong dư luận quốc nội; chữ deal -động từ ruột của tổng thống, cũng là việc tổng thống thích làm, và đang sẵn sàng trả giá cao để mua thành tích ngoại giao đó, thành tích đầu tiên và duy nhất của ông sau hơn một năm cầm quyền.
Ông thích thành công, thích giải quyết đe dọa nguyên tử để trở thành chính khách quốc tế mưu cầu và tìm được con đường hòa bình với Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Bắc Hàn, quốc gia nghèo nhất, lạc hậu nhất thế giới, nhưng ương ngạnh và đang nắm trong tay một lực lượng nguyên tử có khả năng gây tổn thất nặng nề cho Hoa Kỳ.
Một chi tiết nhỏ: Trung Cộng cũng biết ông thích như vậy; xa hơn tí nữa: Trung Cộng không chỉ sẵn sàng giúp ông thỏa mãn điều đó, mà còn muốn giúp ông ngồi vững trong Bạch Cung thêm một nhiệm kỳ nữa, vì ông là vị tổng thống Mỹ tốt nhất để giúp họ thực hiện giấc mộng '2025-made in China' -làm bá chủ thị trường thế giới sau bảy năm nữa.
Trai, cò thỏa thuận, đôi bên đắc lợi, là chính sách mà Trung Cộng đã thực hiện tại Việt Nam; Trung Cộng dành quyền vớt hết cả Biển Đông, chiếm trọn thị trường Việt Nam, chủ quyền Việt Nam, nhưng bảo vệ quyền lợi của những nhà lãnh đạo Hà Nội trường cửu vững vàng.
Thành công tại Việt Nam, ông Tập thử giải pháp đó với Hoa Kỳ -giải pháp 'giúp tạo ra một chính phủ Mỹ thân Trung Cộng', bắt đầu bằng việc giúp ông Trump giải giới nguyên tử Bắc Hàn.
Kịch bản này nghe vô lý ngay từ màn đầu: vô lý như cái bắt tay của Ngoại Trưởng Henry Kissinger với Thủ Tướng Châu Ân Lai năm 1972 để mua NamViệt Nam; ông Châu biết nhún mình ra đến tận chân thang máy bay chào mừng ông Kissinger. Ông quan niệm không giá nào quá đắt để đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam.
Chu Ân Lai mời khách Henry Kissinger tại Bắc Kinh năm 1971. (Henry Kissinger Archives/ Library of Congress)
Khác biệt giữa Kissinger và Pompea là ông Kissinger thật sự là một ngoại trưởng, trong lúc ông Pompea mới chỉ được tổng thống chọn làm ngoại trưởng, nhưng chưa được Quốc Hội tấn phong.
Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Pompea so sánh cuộc hòa đàm lần này với cuộc hòa đàm Mỹ-Iran -cả hai nước đối nghịch với Mỹ cùng là những thế lực nguyên tử. Pompea nói, "Lần trước, chính quyền Hoa Kỳ ở vào thế yếu trong cuộc hòa đàm với Iran, trong lúc chính quyền hiện tại rất mạnh với các hình thức trừng phạt mạnh chưa từng thấy, chống lại chế độ Bắc Hàn. Tôi chê chính quyền Obama là họ đã để cho người Iran còn có khả năng không tuân phục thỏa ước; trong lúc Tổng Thống Trump rất quyết liệt không chấp nhận Bắc Hàn hành xử như vậy."
Thêm một điểm tương đồng khác là chính tình của Hoa Kỳ vào hai thời điểm 1974 và 2018; ngày đó Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức để tránh cái nhục bị truất phế, và hôm nay, Tổng Thống Trump cũng đang đối phó với nỗ lực của những thế lực chống đối muốn truất phế ông.
Trung Cộng không thể gặp một vị tổng thống Mỹ nào khác dễ chiều hơn ông Trump, ông chỉ cần Bắc Hàn giải giới nguyên tử giúp ông tạo thành tích - một thành tích ngoại giao mà chưa một chính khách quốc tế nào thực hiện được.
Hy vọng ông có thể ngồi lại Bạch Cung thêm một nhiệm kỳ nữa; ông Tập bảo cậu Kim nhượng bộ tất cả những đòi hỏi của ông Trump. Phần thưởng ông hứa với cậu là sẽ cho cậu một Triều Tiên thống nhất.
Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in cũng sẵn sàng nhắm mắt bước vào cái bẫy 'thống nhất đất nước'; chính ông thuyết phục Trump là Bắc Hàn thành thật và đầy thiện chí tự giải giới nguyên tử. Con đường hoa gấm trải rộng trước mắt ông Trump, ông không có cách nào tránh, không nhận lãnh vòng hoa chiến thắng -bất chiến tự nhiên thắng. Ông cũng nuôi giấc mộng 'four more years' như mọi vị tổng thống Mỹ mới vào Bạch Cung nhiệm kỳ thứ nhất.
Tuy nhiên, những mưu đồ hiểm ác của Trung Cộng cũng chỉ có thể trở thành sự thật, nếu người Mỹ năm nay lại cũng thật thà như những năm 1972-1973 -hùng hục xuống đường đòi cho bằng được cái nhục thoát thân, chạy ra khỏi chiến trường Việt Nam- nhục đến độ hôm nay, nửa thế kỷ sau ngày hoảng hốt thoát chạy, họ vẫn không muốn nhớ lại, không muốn nhắc lại chuyện cũ nữa.
NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Bắc Hàn đóng vai chủ động trong nỗ lực thống nhất Hàn Quốc -một đặc điểm giống cuộc thống nhất Việt Nam -do Bắc Việt chủ động và thực hiện bằng phương thức máu lửa, thù hận; điểm giống thứ nhì là Trung Cộng yểm trợ nỗ lực của Bắc Hàn, như họ đã yểm trợ nỗ lực của Bắc Việt.
Về phía Nam Hàn thì điểm tương đồng là cả hai Miền Nam của Việt Nam và của Đại Hàn đều được Mỹ yểm trợ, bằng lực lượng quân sự; do đó ưu tư hôm nay là sự yểm trợ của Mỹ đó có tan vỡ như nó đã tan vỡ tại Việt Nam hay không?
Thử nhìn tình hình Nam Hàn hôm nay để suy đoán về ý đồ của Trung Cộng, qua kinh nghiệm Việt Nam.
Diễn tiến mới nhất là Tổng Thống Trump gửi ông Mike Pompeo, giám đốc CIA sang Bình Nhưỡng gặp chủ tịch Bắc Hàn để thảo luận trước về chương trình nghị sự của cuộc gặp gỡ 'thượng đỉnh và tay đôi' sẽ diễn ra trong cuối tháng 5, hoặc đầu tháng 6.
Trump nói như ông không tin gì lắm vào thiện chí 'tự giải giới nguyên tử' của Bắc Hàn; trong buổi họp báo tại tư dinh Mar-a-Lago estate, Florida, nhân dịp có sự hiện diện của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe, ông tuyên bố, "Nếu tôi nhận thấy cuộc hội đàm không giúp thay đổi tình hình, tôi sẽ lịch sự đứng lên, chấm dứt thương lượng."
Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng Thống Trump họp báo tại West Palm Beach, Florida ngày 18 tháng 4, 2018. (Getty Images)
Sáng thứ Tư 4/18/18, tổng thống còn viết một bản tweet khá lạc quan, "Việc chuẩn bị hội kiến diến tiến tốt, và liên hệ song phương đang hình thành. Chi tiết cuộc gặp gỡ thượng đỉnh đang được sắp xếp. Việc Bắc Hàn tự giải giới nguyên tử là tin mừng cho toàn thế giới, và cũng là điều tốt cho Bắc Hàn."
Ông Pompeo được tổng thống chọn là ngoại trưởng, nhưng chưa được Quốc Hội tấn phong; việc tổng thống sử dụng ông trong sứ mệnh tiền đạo ngoại giao -đến Bắc Hàn, thảo luận trước về những tiền đề mà hai vị nguyên thủ Mỹ-Bắc Hàn phải thỏa thuận- là một cách thúc đẩy Quốc Hội nhanh chóng tấn phong ông Pompeo, chính khách được tổng thống tín nhiệm trong vai trò sứ thần.
Mike Pompeo, hiện là giám đốc CIA
Cuộc hội kiến của ông Pompea với chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã diễn ra tốt đẹp trong những ngày cuối tuần lễ Phục Sinh; Trump lạc quan, dù vẫn tỏ thái độ cứng rắn.
Ông hy vọng Chủ Tịch Kim sẽ phóng thích ba người Mỹ đang bị giam giữ tại Bắc Hàn, nhưng ông khẳng định đó không phải là một điều kiện tiên quyết để ông gặp ông Kim. Trump chỉ xác nhận là Hòa Kỳ đã thảo luận với Bắc Hàn về số phận của ba tù nhân đó.
Dư luận truyền thông ghi nhận thiện chí và nỗ lực của tổng thống muốn thành công trong cuộc thảo luận với Bắc Hàn; sự thành công đó sẽ mang giá trị vượt bực, vì thế giới và cả Hoa Kỳ nữa, đều đã thất bại trong những cuộc hội nghị nhắm giải giới nguyên tử Bắc Hàn kéo dài hàng chục năm nay.
Toàn bộ những yếu tố đó khẳng định là sự thành công trong việc deal với Bắc Hàn giúp Trump vững vàng hơn trong dư luận quốc nội; chữ deal -động từ ruột của tổng thống, cũng là việc tổng thống thích làm, và đang sẵn sàng trả giá cao để mua thành tích ngoại giao đó, thành tích đầu tiên và duy nhất của ông sau hơn một năm cầm quyền.
Ông thích thành công, thích giải quyết đe dọa nguyên tử để trở thành chính khách quốc tế mưu cầu và tìm được con đường hòa bình với Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Bắc Hàn, quốc gia nghèo nhất, lạc hậu nhất thế giới, nhưng ương ngạnh và đang nắm trong tay một lực lượng nguyên tử có khả năng gây tổn thất nặng nề cho Hoa Kỳ.
Một chi tiết nhỏ: Trung Cộng cũng biết ông thích như vậy; xa hơn tí nữa: Trung Cộng không chỉ sẵn sàng giúp ông thỏa mãn điều đó, mà còn muốn giúp ông ngồi vững trong Bạch Cung thêm một nhiệm kỳ nữa, vì ông là vị tổng thống Mỹ tốt nhất để giúp họ thực hiện giấc mộng '2025-made in China' -làm bá chủ thị trường thế giới sau bảy năm nữa.
Trai, cò thỏa thuận, đôi bên đắc lợi, là chính sách mà Trung Cộng đã thực hiện tại Việt Nam; Trung Cộng dành quyền vớt hết cả Biển Đông, chiếm trọn thị trường Việt Nam, chủ quyền Việt Nam, nhưng bảo vệ quyền lợi của những nhà lãnh đạo Hà Nội trường cửu vững vàng.
Thành công tại Việt Nam, ông Tập thử giải pháp đó với Hoa Kỳ -giải pháp 'giúp tạo ra một chính phủ Mỹ thân Trung Cộng', bắt đầu bằng việc giúp ông Trump giải giới nguyên tử Bắc Hàn.
Kịch bản này nghe vô lý ngay từ màn đầu: vô lý như cái bắt tay của Ngoại Trưởng Henry Kissinger với Thủ Tướng Châu Ân Lai năm 1972 để mua NamViệt Nam; ông Châu biết nhún mình ra đến tận chân thang máy bay chào mừng ông Kissinger. Ông quan niệm không giá nào quá đắt để đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam.
Chu Ân Lai mời khách Henry Kissinger tại Bắc Kinh năm 1971. (Henry Kissinger Archives/ Library of Congress)
Khác biệt giữa Kissinger và Pompea là ông Kissinger thật sự là một ngoại trưởng, trong lúc ông Pompea mới chỉ được tổng thống chọn làm ngoại trưởng, nhưng chưa được Quốc Hội tấn phong.
Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, ông Pompea so sánh cuộc hòa đàm lần này với cuộc hòa đàm Mỹ-Iran -cả hai nước đối nghịch với Mỹ cùng là những thế lực nguyên tử. Pompea nói, "Lần trước, chính quyền Hoa Kỳ ở vào thế yếu trong cuộc hòa đàm với Iran, trong lúc chính quyền hiện tại rất mạnh với các hình thức trừng phạt mạnh chưa từng thấy, chống lại chế độ Bắc Hàn. Tôi chê chính quyền Obama là họ đã để cho người Iran còn có khả năng không tuân phục thỏa ước; trong lúc Tổng Thống Trump rất quyết liệt không chấp nhận Bắc Hàn hành xử như vậy."
Thêm một điểm tương đồng khác là chính tình của Hoa Kỳ vào hai thời điểm 1974 và 2018; ngày đó Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức để tránh cái nhục bị truất phế, và hôm nay, Tổng Thống Trump cũng đang đối phó với nỗ lực của những thế lực chống đối muốn truất phế ông.
Trung Cộng không thể gặp một vị tổng thống Mỹ nào khác dễ chiều hơn ông Trump, ông chỉ cần Bắc Hàn giải giới nguyên tử giúp ông tạo thành tích - một thành tích ngoại giao mà chưa một chính khách quốc tế nào thực hiện được.
Hy vọng ông có thể ngồi lại Bạch Cung thêm một nhiệm kỳ nữa; ông Tập bảo cậu Kim nhượng bộ tất cả những đòi hỏi của ông Trump. Phần thưởng ông hứa với cậu là sẽ cho cậu một Triều Tiên thống nhất.
Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in cũng sẵn sàng nhắm mắt bước vào cái bẫy 'thống nhất đất nước'; chính ông thuyết phục Trump là Bắc Hàn thành thật và đầy thiện chí tự giải giới nguyên tử. Con đường hoa gấm trải rộng trước mắt ông Trump, ông không có cách nào tránh, không nhận lãnh vòng hoa chiến thắng -bất chiến tự nhiên thắng. Ông cũng nuôi giấc mộng 'four more years' như mọi vị tổng thống Mỹ mới vào Bạch Cung nhiệm kỳ thứ nhất.
Tuy nhiên, những mưu đồ hiểm ác của Trung Cộng cũng chỉ có thể trở thành sự thật, nếu người Mỹ năm nay lại cũng thật thà như những năm 1972-1973 -hùng hục xuống đường đòi cho bằng được cái nhục thoát thân, chạy ra khỏi chiến trường Việt Nam- nhục đến độ hôm nay, nửa thế kỷ sau ngày hoảng hốt thoát chạy, họ vẫn không muốn nhớ lại, không muốn nhắc lại chuyện cũ nữa.
NGUYỄN ĐẠT THỊNH
TIN TRONG NGÀY:
Comments
Post a Comment