Gần đây dư luận vô cùng bức xúc với cơ sở sản xuất cà phê được gọi là mất nhân tính. Cơ sở này đã sản xuất cà phê từ vỏ cà phê trộn pin. Dưới đây là những tác hại khủng khiếp khi sử dụng cà phê trộn pin.
"Việc làm này là quá bậy, tôi không thể tượng tượng được họ lại có thể "sáng tạo" ra cách sản xuất cà phê như thế này" - bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, phải thốt lên như vậy khi đọc thông tin sản xuất cà phê từ vỏ cà phê trộn pin.
Theo bác sĩ Diệp, người tiêu dung khi sử dụng loại cà phê này chắc chắn rất có hại cho sức khỏe, bởi đó chứa quá nhiều thành phần phức tạp, trong đó đặc biệt có pin.
"Người dân sử dụng loại cà phê này có thể bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Đó là uống cơ thể sẽ phải chuyển hóa để thải độc nên rất hại gan, thận và làm giảm các chức năng của hệ tiêu hóa. Việc có nhiều kim loại nặng còn có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh. Do đó, những nguy hiểm của việc uống phải loại cà phê này còn lớn hơn rất nhiều so với việc bị ngộ độc thực phẩm", bác sĩ Diệp phân tích.
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Lan, giảng viên Độc chất học sinh lý (ĐH Nông Lâm TP.HCM), cho rằng biết trong pin có nhiều hóa chất, đặc biệt là chì. Nếu sử dụng lâu dài lượng chì sẽ tích tụ dẫn đến hư xương, răng, hoặc nặng hơn là phá hủy các cơ quan tạo máu dẫn đến tình trạng mất máu.
Theo tiến sĩ Lan, trên thực tế thường chì tinh khiết được sử dụng trong sản xuất công nghiệp như làm rượu vang, sơn… Tuy nhiên, việc sử dụng này cũng ở một mức độ vừa đủ. "Điều tôi boăn khoăn là không biết người sản xuất họ có hiểu tác hại của việc trộn chì vào cà phê mà lại làm như vậy. Việc này cần phải làm rõ và xử lý nghiêm" – TS Lan nói.
Cảnh giác để không uống phải cà phê trộn pin
Uống cà phê trộn pin gây nguy hại gan và hệ thần kinh. Đây là thức uống quen thuộc của người Việt Nam. Người uống phải cà phê trộn pin có thể bị đau đầu, mất ngủ kéo dài, đi lại không vững, thậm chí tổn thương gan, thận, tim...
Tiến sĩ Trần Hồng Côn, giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ruột pin chủ yếu là mangan dioxit. Chất này có tính oxy hóa khử cao. Khi pha cà phê có trộn pin với đường và nước nóng, mangan dioxit sẽ chuyển thành dạng ion là Mn2+, nhanh chóng xâm nhập vào máu. Người uống phải lượng lớn mangan này sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,4mg/l. Ở Việt Nam theo QCVN 01: 2009/BYT thì nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,3mg/l. "Mangan là một trong nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người với nồng độ thấp. Tuy nhiên khi nồng độ mangan quá cao sẽ gây ra các tác hại tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu hàm lượng Mn cao vượt quá 0,5 mg/l ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể, nhất là gan", ông Côn nói.
Theo chuyên gia này, khi gan không đào thải được lượng mangan quá tải, người uống sẽ gặp một số triệu chứng tương tự bệnh Parkinson, nhẹ thì đau đầu, buồn ngủ nhưng không ngủ được, nặng thì mất trí nhớ, nói ngọng, giảm khả năng vận động, đi lại không vững... Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, cơ tim, động mạch vành, động mạch chủ, gây tổn thương gan, thận...
Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là trẻ nhỏ. Hấp thu nhiều mangan mà chỉ thải ra rất ít nên sự tích tụ mangan trong cơ thể trẻ nhỏ là rất nguy hiểm. Cho nên các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không để phụ nữ trong giai đoạn mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với nguồn nước nhiễm mangan.
Ngày 16/4, Cảnh sát Môi trường tỉnh Đăk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp kiểm tra cơ sở chế biến cà phê bột của bà Nguyễn Thị Loan ở xã Đăk Wer, huyện Đăk R'lâp, bắt quả tang nơi đây đang pha trộn tạp chất vào cà phê.
Cơ sở này hoạt động nhiều năm nay. Hàng ngày chủ cơ sở cho người đi thu mua các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê… Sau đó, công nhân dùng chất bột màu đen của pin hòa với nước rồi nhuộm với cà phê. Số cà phê này được rang, xay rồi đóng gói bán ra thị trường. Trong hơn ba tháng đầu năm nay, cơ sở này đã bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê trộn pin.
Theo bác sĩ Diệp, người tiêu dung khi sử dụng loại cà phê này chắc chắn rất có hại cho sức khỏe, bởi đó chứa quá nhiều thành phần phức tạp, trong đó đặc biệt có pin.
"Người dân sử dụng loại cà phê này có thể bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Đó là uống cơ thể sẽ phải chuyển hóa để thải độc nên rất hại gan, thận và làm giảm các chức năng của hệ tiêu hóa. Việc có nhiều kim loại nặng còn có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh. Do đó, những nguy hiểm của việc uống phải loại cà phê này còn lớn hơn rất nhiều so với việc bị ngộ độc thực phẩm", bác sĩ Diệp phân tích.
Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Lan, giảng viên Độc chất học sinh lý (ĐH Nông Lâm TP.HCM), cho rằng biết trong pin có nhiều hóa chất, đặc biệt là chì. Nếu sử dụng lâu dài lượng chì sẽ tích tụ dẫn đến hư xương, răng, hoặc nặng hơn là phá hủy các cơ quan tạo máu dẫn đến tình trạng mất máu.
Theo tiến sĩ Lan, trên thực tế thường chì tinh khiết được sử dụng trong sản xuất công nghiệp như làm rượu vang, sơn… Tuy nhiên, việc sử dụng này cũng ở một mức độ vừa đủ. "Điều tôi boăn khoăn là không biết người sản xuất họ có hiểu tác hại của việc trộn chì vào cà phê mà lại làm như vậy. Việc này cần phải làm rõ và xử lý nghiêm" – TS Lan nói.
Cảnh giác để không uống phải cà phê trộn pin
Uống cà phê trộn pin gây nguy hại gan và hệ thần kinh. Đây là thức uống quen thuộc của người Việt Nam. Người uống phải cà phê trộn pin có thể bị đau đầu, mất ngủ kéo dài, đi lại không vững, thậm chí tổn thương gan, thận, tim...
Tiến sĩ Trần Hồng Côn, giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ruột pin chủ yếu là mangan dioxit. Chất này có tính oxy hóa khử cao. Khi pha cà phê có trộn pin với đường và nước nóng, mangan dioxit sẽ chuyển thành dạng ion là Mn2+, nhanh chóng xâm nhập vào máu. Người uống phải lượng lớn mangan này sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,4mg/l. Ở Việt Nam theo QCVN 01: 2009/BYT thì nồng độ tiêu chuẩn tối đa cho phép của Mn trong nước là 0,3mg/l. "Mangan là một trong nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người với nồng độ thấp. Tuy nhiên khi nồng độ mangan quá cao sẽ gây ra các tác hại tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu hàm lượng Mn cao vượt quá 0,5 mg/l ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể, nhất là gan", ông Côn nói.
Theo chuyên gia này, khi gan không đào thải được lượng mangan quá tải, người uống sẽ gặp một số triệu chứng tương tự bệnh Parkinson, nhẹ thì đau đầu, buồn ngủ nhưng không ngủ được, nặng thì mất trí nhớ, nói ngọng, giảm khả năng vận động, đi lại không vững... Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, cơ tim, động mạch vành, động mạch chủ, gây tổn thương gan, thận...
Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là trẻ nhỏ. Hấp thu nhiều mangan mà chỉ thải ra rất ít nên sự tích tụ mangan trong cơ thể trẻ nhỏ là rất nguy hiểm. Cho nên các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không để phụ nữ trong giai đoạn mang thai và trẻ nhỏ tiếp xúc với nguồn nước nhiễm mangan.
Ngày 16/4, Cảnh sát Môi trường tỉnh Đăk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp kiểm tra cơ sở chế biến cà phê bột của bà Nguyễn Thị Loan ở xã Đăk Wer, huyện Đăk R'lâp, bắt quả tang nơi đây đang pha trộn tạp chất vào cà phê.
Cơ sở này hoạt động nhiều năm nay. Hàng ngày chủ cơ sở cho người đi thu mua các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê… Sau đó, công nhân dùng chất bột màu đen của pin hòa với nước rồi nhuộm với cà phê. Số cà phê này được rang, xay rồi đóng gói bán ra thị trường. Trong hơn ba tháng đầu năm nay, cơ sở này đã bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê trộn pin.
Cà phê trộn pin con ó: Có nên xem đây là tội giết người hàng loạt?
TTO - 'Không thể tin được, thất đức đến thế là cùng, đây là tội giết người hàng loạt, không còn lời nào để nói, đọc mà rùng rợn cả người'... là những bình luận xung quanh vụ sản xuất cà phê bột từ vỏ cà phê trộn... pin con ó, vừa được phát hiện.
Như đã thông tin, vào ngày 16-4, từ nguồn tin báo của người dân, Phòng cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở NN&PTNT Đắk Nông kiểm tra cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan tại thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp và phát hiện hành vi sản xuất cà phê "bẩn".
Tại đây, lực lượng chức năng ghi nhận có có hàng chục tấn cà phê "bẩn" đã được trộn lẫn với đất, bột đá. Cơ quan công an cũng thu giữ 2 chậu chứa bột đen lấy từ pin con ó (khoảng 35kg), 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10kg) đã được hòa tan.
Cái này không phải là cà phê bẩn , mà là thuốc độc. Trong pin có chứa nhiều kim loại nặng và chất độc. Hãy xử lý hình sự những người này".
Ý kiến bạn đọc Thien Nhan
Theo cơ quan chức năng, sản xuất cà phê bột từ "phụ gia" pin con ó vô cùng độc hại.
Còn theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, người tiêu dung khi sử dụng loại cà phê này chắc chắn rất có hại cho sức khỏe, bởi đó chứa quá nhiều thành phần phức tạp, trong đó đặc biệt có pin.
"Người dân sử dụng loại cà phê này có thể bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Đó là khi uống cơ thể sẽ phải chuyển hóa để thải độc nên rất hại gan, thận và làm giảm các chức năng của hệ tiêu hóa. Việc có nhiều kim loại nặng còn có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh" - bác sĩ Diệp phân tích.
Video tạm dừng
Với người tiêu dùng thì sao? Chưa đầy 1 này sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tin, dồn dập hàng trăm bình luận của bạn đọc lên án hành vi làm ăn thất đức này và đề nghị pháp luật trừng trị nghiêm minh.
"Cái này ghép vào tội đầu độc giết người hàng loạt. Thất đức đến thế là cùng" - bạn đọc Dũng Trần nêu ý kiến và tính đến hiện tại bình luận này đã nhận đến 2259 lượt thích của bạn đọc.
Cũng là người sản xuất cà phê, bạn đọc Caohuong bức xức: "Quê tôi hiền lành, chất phác, chỉ mong sản phẩm làm ra được trân quý. Hằng ngày đầu tắt mặt tối theo "nghề" truyền thống ông cha để lại, vậy mà chỉ vì hám lợi, họ đã xô đẩy cà phê quê tôi đến nỗi này. Buồn".
Phải thẳng tay trừng trị để không còn tái diễn những hành vi tương tự, bạn đọc An kiến nghị: "Đề nghị xử lý hình sự tội giết người hàng loạt để làm gương, không thể cứ nhẹ tay cho những cơ sở này được. Dù có tước giấy phép, phạt tiền thì cũng mọc cái khác lên thôi vì kinh doanh kiểu siêu lợi nhuận trên mạng sống người khác".
Cùng với suy nghĩ phải có hình thức xử phạt thật nặng mới đủ sức răn đe, bạn đọc Huỳnh Tâm bổ sung: "Chúng ta nói rất nhiều nhưng thực tế chưa có chế tài đủ mạnh để răng đe đối với những đối tượng làm ăn gian dối và coi thường sức khỏe cộng đồng. Chúng ta đã lên án rồi, giờ hãy hành động để bảo vệ cộng đồng."
Bạn đọc này đề xuất: "Ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tổng kiểm tra trên toàn quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời phát động phong trào chống gian lận, chống lại tội ác đầu độc con người hàng ngày, hàng giờ".
Trong khi đó, bạn đọc Li Nhi quy trách nhiệm: "Những công nhân làm việc cho gia đình này cũng phải bị khởi tố. Người làm công không thể vô can! Nếu tất cả những người làm công không đồng ý làm các việc vi phạm pháp luật thì 1 mình chủ sẽ không làm được".
Nhiều tấn sản phẩm từ lò cà phê trộn pin đã ra thị trường
TTO - Bà Loan thừa nhận từ đầu năm đến nay, cơ sở của bà đã xuất ra thị trường hơn 3 tấn "cà phê bẩn". Sản phẩm được đóng gói từ cơ sở bà Loan được xuất bán đi nhiều nơi nhưng không gắn nhãn hiệu.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trọng Yên, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Nông, cho biết hiện nay các mẫu vật thu giữ tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) đã được gửi đi kiểm định để làm cơ sở xử lý
Chưa tìm ra địa chỉ tiêu thụ
Theo thượng tá Phạm Thanh Bình, trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đắk Nông, cơ quan chức năng đã niêm phong, thu giữ 15 tấn cà phê đã nhuộm đen bằng than pin, đóng gói chuẩn bị tung ra thị trường.
Ngoài ra, công an cũng thu giữ 500kg vỏ cà phê, 35kg than pin và 10kg dung dịch màu đen gồm nước và than pin…
"Hiện trong kho bà Loan còn rất nhiều cà phê phế phẩm đã được trộn dung dịch màu đen" - ông Bình thông tin và cho hay sản phẩm đóng gói của cơ sở bà Loan chỉ là phế phẩm cà phê trộn bột pin... chứ chưa phải là sản phẩm bột cà phê để bán đi.
Cũng theo thượng tá Bình, bà Loan thừa nhận từ đầu năm đến nay, cơ sở của bà đã xuất ra thị trường hơn 3 tấn "cà phê bẩn".
Các sản phẩm được đóng gói từ cơ sở bà Loan được xuất bán đi nhiều nơi nhưng không gắn nhãn hiệu.
"Bà Loan chưa khai bán sản phẩm đi đâu, sử dụng vào mục đích gì. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục đấu tranh" - ông Bình nói và cho hay do đang trong quá trình điều tra nên chưa thể khẳng định các sai phạm của bà Loan sẽ xử lý hành chính hay hình sự.
"Nhưng việc bà Loan nhuộm đen vỏ, phế phẩm cà phê bằng pin Con Ó là có thật" - ông Bình nói.
Xưởng chứa toàn bột đá, than pin
Trước đó, chiều 16-4, Phòng cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Sở NN&PTNT Đắk Nông đã ập vào.
Hàng trăm bao tải đựng bột đá, đất bột và phế phẩm, vỏ cà phê chất thành từng đống cao đã được phát hiện.
Trong đó, nhiều phế phẩm cà phê đã được trộn chung với đất, bột đá đổ ra sàn nhà. Nhiều thùng đựng nước đen mà bà Loan khai là hòa với than pin Con Ó đã được đổ lên bề mặt...
Sau đó công nhân xúc đổ vào guồng trộn bêtông để trộn đều.
Bà Loan khai nhận cơ sở của bà đã đi vào hoạt động từ năm 2016. Cứ khoảng 2 tuần sẽ có một xe tải chở hàng chục tấn "cà phê phế phẩm" về.
Sau đó, bà Loan công nhận đã mua pin nhãn hiệu Con Ó về đập bể, lấy lõi pin. Than pin này được hòa với nước rồi tưới lên, trộn đều với vỏ, phế phẩm cà phê…
"Ban đầu, bà Loan quanh co rằng mình chỉ mua đá vụn, phế phẩm, vỏ cà phê đóng bao, chất cao lên để qua mắt cán bộ ngân hàng đi thẩm định tài sản... Tuy nhiên qua đấu tranh bước đầu, bà Loan khai nhuộm đen phế phẩm cà phê để bán kiếm lời" - một cán bộ điều tra cho biết.
Luật sư Nguyễn Thanh Huy (Đoàn luật sư Đắk Nông):
Có thể xử lý hình sự…
Việc bà Loan thu mua vỏ, phế phẩm cà phê rồi nhuộm đen bằng than pin Con Ó có thể xử lý theo hành vi "sản xuất, buôn bán hàng giả"... Theo quy định, nếu giá trị hàng hóa bị làm giả, kém chất lượng có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, khung hình phạt từ 5 đến 10 năm. Theo lời khai của bà Loan, từ đầu năm 2018 đến nay bà đã xuất bán hơn 3 tấn "cà phê bẩn", giá trị đã trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi của bà Loan còn vi phạm điều 137 Bộ luật hình sự năm 2015 "tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm".
Comments
Post a Comment