Phơi quần áo tưởng chừng là công việc đơn giản, nhưng không hề giản đơn tí nào. Việc lột trái quần áo khi phơi hoàn toàn không được khuyến khích. Bạn nên phơi quần áo vào ban ngày thay vì là ban đêm.
Chúng ta cứ thường cho rằng, lộn trái quần áo khi phơi để quần áo không bị phai màu và bền hơn. Nhưng thực ra lại không phải như vậy, mặt trái của quần áo chính là mặt trực tiếp tiếp xúc với cơ thể của người mặc, nếu phơi mặt trái, quần áo sẽ bắt bụi và nhiều thứ vi khuẩn khác sẽ bám riết ở đó.
Thậm chí, côn trùng, sâu bọ có thể đẻ trứng hay "đi tiểu" lên quần áo mà chúng ta không hề biết. Chẳng hạn như loài bọ xít sống trên cây vải hay nhãn gần nhà, chúng thường đậu vào quần áo phơi ngoài sân và đẻ nhiều trứng dính chặt lên đó.
Chỉ một vài ngày sau đó, nếu không kịp thời phát hiện và gỡ bỏ những đám trứng đi, bọ xít con sẽ nở ra rất nhiều. Chỉ cần vô tình chạm vào những con côn trùng non này, chất dịch màu vàng nhạt chứa axit của chúng tiết ra sẽ khiến bạn bị rát, rộp da, nguy hiểm hơn khi để dính vào mắt có thể gây mù mắt nếu không kịp thời rửa sạch.
Tốt nhất, nếu không muốn quần áo phai màu, thì bạn đừng phơi ngoài nắng quá lâu là được, trước khi lấy quần áo vào, hãy giũ mạnh đi để quần áo bay hết bụi.
Không chỉ có lộn trái quần áo, rất nhiều người còn mắc những lỗi sai cơ bản khác khi phơi quần áo khiến chúng vừa nhanh hỏng, cũ lại rước thêm bệnh vào người.
Không vắt quần áo để tránh quần áo nhăn
Nhiều người lầm tưởng rằng, khi giũ quần áo xong đem phơi luôn mà không vắt sẽ khiến quần áo phẳng phiu. Nhưng không phải, chúng ta cần bỏ ngay thói quen và suy nghĩ này đi vì quần áo ướt sũng sẽ lâu khô hơn, và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn hoạt động, nhất là vào thời gian thời tiết ẩm ướt.
Vì thế, nên vắt thật khô quần áo, giũ phẳng phiu rồi phơi là được. Nếu muốn quần áo không bị nhăn sau khi giặt, chúng ta có thể dùng bàn là.
Phơi quần áo ở nơi không sạch sẽ
Có thể do nơi ở của chúng ta gần công trường, gần đường xá... nên không khí luôn bụi bặm. Khói bụi rất dễ bắt vào quần áo, đặc biệt là quần áo ướt, nó khiến quần áo của bạn bị ám mùi, bẩn như chưa từng giặt. Mặc quần áo như vậy, dễ khiến mắc các bệnh ngoài da. Nhất là quần áo trẻ con, da trẻ con rất nhạy cảm. Vậy nên, hãy tìm một nơi khô thoáng sạch sẽ nhất để phơi quần áo của bạn nhé.
Phơi quần áo ở nơi thiếu nắng
Không phải nơi ở nào cũng có khoảng rộng để phơi quần áo, nhất là hiện nay các chung cư, các nhà trọ thiếu không gian phơi quần áo, quần áo được phơi ở những chỗ thiếu ánh sáng, thiếu gió, có nắng cũng lọt vào được, như vậy, quần áo lâu khô hơn, vi khuẩn sẽ hoạt động ngay trên những bộ quần áo mà bạn yêu quý, và chúng sẽ gây rất nhiều bệnh. Vì vậy, nguyên tắc là nếu không có điều kiện phơi quần áo ngoài nắng, thì hãy chọn chỗ nào thoáng gió, khô ráo để phơi quần áo.
Phơi quần áo vào ban đêm
Nhiều người nghĩ rằng, phơi quần áo qua đêm, có thêm một khoản thời gian dài quần áo sẽ nhanh khô hơn. Đây thật sự là một suy nghĩ sai lầm. Ban đêm là thời gian sương xuống, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng, vi khuẩn lại sẽ hoạt động mạnh hơn.
Chẳng thể biết trước được chúng sẽ gây ra bệnh gì, tốt hơn hết, bạn nên giặt quần áo vào ban ngày, từ sáng đến chiều, quần áo của chúng ta cũng có thể khô được rồi. Nếu vào những ngày mưa ẩm ướt, chúng ta có thể cho quần áo vào chế độ vắt của máy giặt để quần áo khô bớt trước khi phơi.
Sưu Tầm
Chúng ta cứ thường cho rằng, lộn trái quần áo khi phơi để quần áo không bị phai màu và bền hơn. Nhưng thực ra lại không phải như vậy, mặt trái của quần áo chính là mặt trực tiếp tiếp xúc với cơ thể của người mặc, nếu phơi mặt trái, quần áo sẽ bắt bụi và nhiều thứ vi khuẩn khác sẽ bám riết ở đó.
Thậm chí, côn trùng, sâu bọ có thể đẻ trứng hay "đi tiểu" lên quần áo mà chúng ta không hề biết. Chẳng hạn như loài bọ xít sống trên cây vải hay nhãn gần nhà, chúng thường đậu vào quần áo phơi ngoài sân và đẻ nhiều trứng dính chặt lên đó.
Chỉ một vài ngày sau đó, nếu không kịp thời phát hiện và gỡ bỏ những đám trứng đi, bọ xít con sẽ nở ra rất nhiều. Chỉ cần vô tình chạm vào những con côn trùng non này, chất dịch màu vàng nhạt chứa axit của chúng tiết ra sẽ khiến bạn bị rát, rộp da, nguy hiểm hơn khi để dính vào mắt có thể gây mù mắt nếu không kịp thời rửa sạch.
Tốt nhất, nếu không muốn quần áo phai màu, thì bạn đừng phơi ngoài nắng quá lâu là được, trước khi lấy quần áo vào, hãy giũ mạnh đi để quần áo bay hết bụi.
Không chỉ có lộn trái quần áo, rất nhiều người còn mắc những lỗi sai cơ bản khác khi phơi quần áo khiến chúng vừa nhanh hỏng, cũ lại rước thêm bệnh vào người.
Không vắt quần áo để tránh quần áo nhăn
Nhiều người lầm tưởng rằng, khi giũ quần áo xong đem phơi luôn mà không vắt sẽ khiến quần áo phẳng phiu. Nhưng không phải, chúng ta cần bỏ ngay thói quen và suy nghĩ này đi vì quần áo ướt sũng sẽ lâu khô hơn, và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn hoạt động, nhất là vào thời gian thời tiết ẩm ướt.
Vì thế, nên vắt thật khô quần áo, giũ phẳng phiu rồi phơi là được. Nếu muốn quần áo không bị nhăn sau khi giặt, chúng ta có thể dùng bàn là.
Phơi quần áo ở nơi không sạch sẽ
Có thể do nơi ở của chúng ta gần công trường, gần đường xá... nên không khí luôn bụi bặm. Khói bụi rất dễ bắt vào quần áo, đặc biệt là quần áo ướt, nó khiến quần áo của bạn bị ám mùi, bẩn như chưa từng giặt. Mặc quần áo như vậy, dễ khiến mắc các bệnh ngoài da. Nhất là quần áo trẻ con, da trẻ con rất nhạy cảm. Vậy nên, hãy tìm một nơi khô thoáng sạch sẽ nhất để phơi quần áo của bạn nhé.
Phơi quần áo ở nơi thiếu nắng
Không phải nơi ở nào cũng có khoảng rộng để phơi quần áo, nhất là hiện nay các chung cư, các nhà trọ thiếu không gian phơi quần áo, quần áo được phơi ở những chỗ thiếu ánh sáng, thiếu gió, có nắng cũng lọt vào được, như vậy, quần áo lâu khô hơn, vi khuẩn sẽ hoạt động ngay trên những bộ quần áo mà bạn yêu quý, và chúng sẽ gây rất nhiều bệnh. Vì vậy, nguyên tắc là nếu không có điều kiện phơi quần áo ngoài nắng, thì hãy chọn chỗ nào thoáng gió, khô ráo để phơi quần áo.
Phơi quần áo vào ban đêm
Nhiều người nghĩ rằng, phơi quần áo qua đêm, có thêm một khoản thời gian dài quần áo sẽ nhanh khô hơn. Đây thật sự là một suy nghĩ sai lầm. Ban đêm là thời gian sương xuống, nhiệt độ giảm, độ ẩm tăng, vi khuẩn lại sẽ hoạt động mạnh hơn.
Chẳng thể biết trước được chúng sẽ gây ra bệnh gì, tốt hơn hết, bạn nên giặt quần áo vào ban ngày, từ sáng đến chiều, quần áo của chúng ta cũng có thể khô được rồi. Nếu vào những ngày mưa ẩm ướt, chúng ta có thể cho quần áo vào chế độ vắt của máy giặt để quần áo khô bớt trước khi phơi.
Sưu Tầm
TIN TRONG NGÀY:
Comments
Post a Comment