Skip to main content

Trần Đại Quang ‘đi khám bệnh ở Nhật’ hay vẫn ở Việt Nam?



Trần Đại Quang ‘đi khám bệnh ở Nhật’ hay vẫn ở Việt Nam? Ảnh: Zing News
Thiền Lâm
Việt Nam – Cali Today News – Đó là một câu hỏi mà có lẽ ngoài Trần Đại Quang và một ít “đồng chí” của ông, còn lại tuyệt đại đa số quan chức và người dân chẳng thể biết được.
Thời gian đã trôi qua khoảng 3 tuần lễ trong tháng Tư năm 2018 mà người ta không nhận ra hình ảnh nào của nhân vật chủ tịch nước. Khoảng thời gian “mất hình ảnh” này lại đang tiến tới gần ngang bằng với kỷ lục 1 tháng được thiết lập vào năm ngoái: Trần Đại Quang đã vắng biệt trên mặt truyền thông từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám. Lần “biến mất” vào năm 2017 của ông Quang đã khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cũng phải đặt dấu hỏi.

Còn vào lần này, thông tin vỉa hè hoặc đáng tin cậy hơn vỉa hè là Trần Đại Quang lại đi chữa bệnh ở Nhật Bản từ đầu tháng Tư năm 2018, cho dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương.
Tuy thế, câu chuyện ông Quang đi Nhật chữa bệnh lại là một mối nghi ngờ rất lớn.
Trong lần “biến mất” của Trần Đại Quang vào năm 2017, Giáo sư Phạm Gia Khải – một thành viên của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương – nói với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang đã “sang Nhật điều trị bệnh”, tuy nhiên “không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo”.
Giáo sư Khải còn mô tả trường hợp ông Trần Đại Quang đi chữa bệnh tại Nhật mà không có thành viên nào của Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương đi theo là điều “bất thường”. Thậm chí ông Khải còn tỏ ra bức bối: “Dân chúng rất muốn biết sức khỏe của lãnh đạo thế nào, nhưng ở Việt Nam thì có vẻ người ta không có chủ trương cho biết”.
Nhưng trong lúc Giáo sư Phạm Gia Khải nói như vậy thì lại không có bất kỳ tin tức xác nhận nào từ các cơ quan hay báo chí Nhật Bản về “Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật” như một luồng thông tin không chính thức từ Việt nam. Một bài báo trên tờ Nikkei đã cho biết sự thật “không có ở Nhật” ấy.
Vậy nếu không ở Nhật thì ông Trần Đại Quang đã ở đâu trong khoảng thời gian từ cuối tháng Bảy đến cuối tháng Tám năm 2017?
Và ở đâu trong khoảng thời gian từ đầu tháng Tư năm 2018 đến nay?
Có vẻ như “phản ứng nhanh” trước những đồn doán của dư luận về sự “biến mất” của ông Trần Đại Quang, báo đảng Việt Nam trong những ngày qua đã đề cập đến “Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 – 2018)”, và “Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba”.
Nhưng lại tuyệt đối chẳng có một hình ảnh mới nhất nào, dù chỉ cho có, về “Chủ tịch nước Trần Đại Quang”.
Hiện tượng “trắng hình ảnh” trên là rất tương hợp với việc báo đảng đưa tin về “Chủ tịch nước Trần Đại Quang” vào năm 2017 khi ông Quang “biến mất” nhưng cũng không có hình ảnh nào kèm theo, hoặc có ảnh thì lại là .. ảnh cũ.Cũng vào thời gian “biến mất” của ông Quang trong năm 2017, một tờ báo đảng đã tung ra bài viết của tác giả Trần Đại Quang về “an ninh mạng” nhân ngày “truyền thống công an nhân dân 19/8”, nhưng lại bị dư luận phát hiện có nội dung được sao chép gần như nguyên si từ một bài viết cũng của tác giả này từ… năm 2013.
Một hiện tượng chính trị khác cũng gây nghi ngờ không kém vào tháng Tư năm 2018 là cuộc đón tiếp Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống Myanmar Aung San Suu Kyi.
Theo đó, chỉ có 3/4 “tứ trụ” là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong khi đó, nhân vật phù hợp nhất về mặt nhà nước để đón Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi là Trần Đại Quang thì lại không thấy đâu.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền, một ủy viên bộ chính trị là Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đã dẫn đầu “đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc từ ngày 15 tới ngày 19/4/2018, theo lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên trên cương vị “trưởng đoàn” của Nguyễn Văn Bình.
Ông Bình đã được Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đón tiếp tại Bắc Kinh, để sau đó “đồng chí Nguyễn văn Bình khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, và hai nước sẵn sàng củng cố và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước theo “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” – theo báo chí quốc doanh ở Việt Nam.
Không gặp bất kỳ quan chức cao cấp nào khác mà chỉ gặp Phó chủ tịch nhà nước Vương Kỳ Sơn, chuyến đi Trung Quốc của Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Văn Bình có vẻ giống như “thăm cấp nhà nước” và gợi ra một khả năng mà trước đó là rất khó tin: ông Bình có thể “sang Phủ chủ tịch” tại Hội nghị trung ương 7 – có thể diễn ra vào cuối tháng Tư hoặc tháng Năm năm 2018.


 - Nguyễn Bá Thanh có bị “đào mồ” để cho vào “lò” của ông Trọng không? 

 - Lý lịch kẻ trộm

 - Hà Nội (TRANH 3D)

 - Dụng ý của Kim Jong-un khi tuyên bố phi hạt nhân???

 - Trí thức làm gì với thời cuộc? 

 - Tất Thành Cang có ‘nhúng chàm’ vụ ‘bán như cho’ 30 ha đất? (phần 2 (cuối))

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b