Cuối cùng cuộc gặp lịch sử cũng đã diễn ra. Ngày 27 tháng 4 được cho là một ngày lịch sử khi lãnh đạo Bắc Hàn bước qua biên giới sang Nam Hàn. Sự kiện được nhiều người quan tâm.
Sáng 27/4, ông Kim Jong Un đã rời Bình Nhưỡng để đến cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Moon Jae In ở Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Triều Tiên đặt chân qua biên giới.
Ông Kim Jong Un và bước đi lịch sử ngày 27/4 Đúng 9h30 giờ Seoul (7h30 giờ HN), ông Kim Jong Un đã bước bước đi lịch sử, đi qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền để tiến tới gặp Tổng thống Moon Jae In.
Kim Jong Un là lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên băng qua vĩ tuyến 38 kể từ 1953.
Thượng đỉnh liên Triều thứ 3 sau các năm 2000 và 2007.
Cơ hội lịch sử để thỏa thuận hòa bình, chấm dứt tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật từ 1953 vẫn còn.
Đúng 9h30 giờ Seoul (7h30 giờ HN), ông Kim Jong Un đã bước bước đi lịch sử, đi qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền để tiến tới gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Sau cái bắt tay, ông Kim dắt ông Moon đi về phần lãnh thổ của Triều Tiên trước khi hai ông tươi cười và cùng dắt tay nhau qua đường phân giới - cột mốc lịch sử cho cả hai nước.
Ông là lãnh đạo Triều Tiên trong suốt gần 70 năm qua đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc cho cuộc gặp lịch sử. Viết trên sổ lưu niệm của Nhà Hòa bình tại Bàn Môn Điếm, ông Kim viết: "một lịch sử mới hôm nay bắt đầu; kỷ nguyên của hòa bình, bắt đầu của lịch sử".
"Tôi nói đây trước Tổng thống Moon và rất nhiều nhà báo rằng tôi sẽ có trao đổi tốt đẹp với tổng thống - một cách thẳng thắn, chân thành và thái độ trung thực để có kết quả tốt", nhà lãnh đạo Triều Tiên nói khi ngồi vào bàn và trước đông đảo báo chí.
Ông Moon thì bày tỏ lòng biết ơn khi ông Kim đồng ý gặp thượng đỉnh.
"Khoảnh khắc Chủ tịch Kim bước qua đường phân giới quân sự thì Bàn Môn Điếm trở thành biểu tượng của hòa bình, không còn là biểu tượng chia cắt nữa", ông Moon nói. "Một lần nữa tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng với quyết định của Chủ tịch Kim Jong Un giúp cho cuộc thảo luận hôm nay diễn ra".
Hai ông Kim Jong Un và Moon Jae In dắt tay nhau tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: Reuters.
Lần thứ 2 của ông Moon
Cuộc hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba sau hai hội nghị vào các năm 2000 và 2007 là sự kiện lịch sử khi nó có thể dẫn đến thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn giữa hai bên - vốn về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh kể từ 1953. Năm 2007, ông Moon cũng có mặt tại thượng đỉnh liên Triều với tư cách là Chánh văn phòng Tổng thống của ông Roh Moo Hyun.
Ông Moon cảm thấy rõ áp lực khi cả thế giới đều theo dõi cuộc gặp lịch sử này của ông. Ngay sau cuộc gặp, ông sẽ có cuộc điện đàm để thông báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump về kết quả cuộc gặp. Ông Trump dự kiến có cuộc gặp với Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 này.
Ông Kim Jong Un là lãnh đạo đầu tiên của chính quyền Bình Nhưỡng băng qua vĩ tuyến 38 kể từ khi các bên ký thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 trong Chiến tranh Triều Tiên.
Dù cuộc gặp có đầy tính biểu tượng, ông Kim sẽ không dễ dàng chấp nhận điều kiện của ông Trump: phi hạt nhân hóa hoàn toàn và ngap lập tức.
"Cơ hội không có lại"
Tổng thống Hàn Quốc thì muốn theo đuổi chiến lược "hành động đổi hành động" mà phía Bình Nhưỡng sẽ đi từng bước để giải giáp kho hạt nhân để đổi lại các hỗ trợ kinh tế và đảm bảo về an ninh. Seoul nói toàn bộ quá trình này dự kiến kéo dài trong hai năm.
Phía cố vấn an ninh của Trump thì muốn chiến lược quyết liệt hơn đòi Triều Tiên phải xóa bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân trước khi bất cứ biện pháp cấm vận nào được gỡ bỏ. Quá trình mà Washington mong muốn là tiến hành trong 6 tháng.
Ông Moon không coi bản thân là người đàm phán mà thực tế nhìn mình như nhân vật trung gian giữa ông Kim và ông Trump: một tổng thống hay thay đổi và hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về đàm phán hạt nhân với một nhà lãnh đạo nóng tính, không có kinh nghiệm trên trường quốc tế.
"Chúng tôi có thể giúp Triều Tiên và Mỹ đạt được thỏa thuận, giúp họ thu hẹp khác biệt, tìm kiếm những ý tưởng thực tiễn mà cả hai bên có thể chấp thuận", ông Moon nói. "Cơ hội như này có lẽ sẽ không bao giờ có lại".
Ông Moon và ông Kim tại lễ duyệt binh đậm màu sắc truyền thống. Ảnh: Reuters.
Những chi tiết biểu tượng
Từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc gặp thượng đỉnh đều đã được tính toán từ bước đi, cái bắt tay và các vật trưng bày. Ngồi ở bàn đàm phán có thể thấy mỗi lãnh đạo chỉ có 2 phụ tá ngồi cùng. Ông Kim được tháp tùng bởi cô em gái Kim Yo Jong, người đã khuấy động Olympic mùa Đông ở Hàn Quốc hồi đầu năm nay.
Bàn đàm phán rộng 2018 mm tượng trưng cho sự kiện được tổ chức năm 2018, chiếc bàn có hình chiếc cầu được nối từ 2 mố cầu, ý nói sự hàn gắn. Trong phòng có bức tranh lớn hình núi Kumgang, biểu tượng của hợp tác hai miền về du lịch. Hai nhà lãnh đạo đã đứng trước bước tranh nói chuyện trước khi ngồi xuống đàm phán. Ghế 2 trưởng đoàn to hơn ghế đoàn viên, trên đỉnh lưng ghế có khắc hình Bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Triều Tiên bước vào phòng họp sau khi chụp ảnh chung. Ảnh: Reuters.
Sau bắt tay, ông Kim Jong Un đã cùng Tổng thống Moon Jae In duyệt đội danh dự trong lễ khai mạc chính thức. Hai nhà lãnh đạo tiến vào Nhà Hòa bình ở phía nam DMZ. Ông Kim Jong Un ký sổ lưu niệm trong khi Tổng thống Moon Jae In quan sát.
Sau đó, hai người đã cùng tiến vào phòng hội đàm.
Đầu giờ chiều, ông Kim và Tổng thống Moon trồng cây lưu niệm trên con đường gần biên giới quân sự, nơi nhà sáng lập tập đoàn Hyundai Chung Ju Yung từng đi về cùng đoàn xe chở đầy gia súc để thăm lại quê mình ở Triều Tiên vào tháng 6/1998.
Đây sẽ là cây thông có tuổi từ 1953, thời điểm hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn trong chiến tranh Triều Tiên. Phần đất được sử dụng trồng cây được lấy từ núi Baekdusan thuộc Triều Tiên và núi Hallasan thuộc Hàn Quốc. Sau đó, nhà lãnh đạo Kim tưới cây bằng nước lấy từ sông Hangang thuộc Hàn Quốc và Tổng thống Moon sẽ tưới bằng nước lấy từ sông Daedonggang của Triều Tiên.
Bia đá tưởng niệm đặt cạnh cây được khắc dòng chữ "Hòa bình và Thịnh vượng đã được vun trồng" cùng với chữ ký hai nhà lãnh đạo. Sau khi trồng cây, hai nhà lãnh đạo sẽ cùng trò chuyện và đi bộ thưởng ngoạn qua cây cầu bắc ngang biên giới quân sự giữa hai nước. Đây là con đường tắt được xây dựng băng qua một đầm lầy được Ủy ban Giám sát Trung lập sử dụng để qua lại giữa hai lãnh thổ.
Bức tranh lớn hình núi Kumgang, biểu tượng của hợp tác hai miền về du lịch, ở trong phòng đàm phán. Ảnh: Reuters.
"Để chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh lần này, cây cầu đã được gia cố và nới rộng để hai nhà lãnh đạo có thể đến tận đường biên giới quân sự hai nước. Điều này nhấn mạnh sự trở lại của thời kỳ hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên", trưởng ban tổ chức thượng đỉnh cho biết.
Sau cuộc thưởng ngoạn, hai nhà lãnh đạo sẽ cùng trở lại Nhà Hòa bình, tiếp tục đàm phán thượng đỉnh. Dự kiến cuối giờ chiều, hai bên sẽ ký thỏa thuận và công khai kết quả của cuộc thượng đỉnh. Tùy thuộc vào nội dung của thỏa thuận, họ sẽ quyết định địa điểm và cách thức công bố.
Cuối cùng, ông Kim sẽ cùng ăn tối với tổng thống Hàn Quốc trước khi trở về Bình Nhưỡng. Bữa tối thân mật sẽ bắt đầu khoảng 6h30 giờ Seoul (4h30 giờ HN) tại đại sảnh tiệc lớn, lầu 3 thuộc Nhà Hòa bình. Phái đoàn hai bên cũng sẽ tham dự bữa tiệc này. Trong lễ chia tay, hai nhà lãnh đạo sẽ xem một video được trình chiếu trên mặt tiền ngôi Nhà Hòa bình với chủ đề "Cùng thưởng thức mùa xuân mới", trong đó có nhiều hình ảnh và âm nhạc gợi nhắc lịch sử truyền thống giữa hai quốc gia, từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai.
Nỗ lực tránh chiến tranh
Theo tiến sĩ Peter Hayes, giám đốc Viện An ninh và Bền vững Nautilus, Australia, Bình Nhưỡng mong muốn thông qua cuộc thượng đỉnh này để được các nước trên thế giới gỡ bỏ cấm vận, có được những viện trợ kinh tế thực chất, đồng thời thiết lập quan hệ bình đẳng, cân xứng với các chaebol (tập đoàn lớn) Hàn Quốc để khai thác tài nguyên, xóa bỏ các thiết chế lỗi thời và thúc đẩy thế hệ lãnh đạo trẻ cởi mở.
Mặt khác, Hàn Quốc muốn tránh chiến tranh cũng như việc Triều Tiên sụp đổ, bởi cả hai đều gây ra tổn thất to lớn cho nền kinh tế và nền dân chủ Hàn Quốc.
Seoul muốn tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ để cân bằng với các nước lớn khác trong khu vực, đồng thời muốn duy trì sự ổn định để tập trung cho chương trình cải cách trong nước, giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng, tham nhũng và thay đổi thế hệ.
Các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa hai miền trong lịch sử. Info: KoreaNet.
Tổng thống Moon Jae In đã đến Panmunjong (Bàn môn Điếm). Ảnh: Reuters.
Tháng 10/2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun (trái) bắt tay Chủ tịch Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng trong thượng đỉnh liên Triều lần 2. Ảnh: Reuters.
Tháng 6/2000, ông Kim Dae Jung (trái) là tổng thống Hàn Quốc đầu tiên hội kiến một lãnh đạo Triều Tiên, khi đó là ông Kim Jong Il.
Sáng 27/4, ông Kim Jong Un đã rời Bình Nhưỡng để đến cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Moon Jae In ở Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Triều Tiên đặt chân qua biên giới.
Ông Kim Jong Un và bước đi lịch sử ngày 27/4 Đúng 9h30 giờ Seoul (7h30 giờ HN), ông Kim Jong Un đã bước bước đi lịch sử, đi qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền để tiến tới gặp Tổng thống Moon Jae In.
Kim Jong Un là lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên băng qua vĩ tuyến 38 kể từ 1953.
Thượng đỉnh liên Triều thứ 3 sau các năm 2000 và 2007.
Cơ hội lịch sử để thỏa thuận hòa bình, chấm dứt tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật từ 1953 vẫn còn.
Đúng 9h30 giờ Seoul (7h30 giờ HN), ông Kim Jong Un đã bước bước đi lịch sử, đi qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền để tiến tới gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Sau cái bắt tay, ông Kim dắt ông Moon đi về phần lãnh thổ của Triều Tiên trước khi hai ông tươi cười và cùng dắt tay nhau qua đường phân giới - cột mốc lịch sử cho cả hai nước.
Ông là lãnh đạo Triều Tiên trong suốt gần 70 năm qua đặt chân lên lãnh thổ Hàn Quốc cho cuộc gặp lịch sử. Viết trên sổ lưu niệm của Nhà Hòa bình tại Bàn Môn Điếm, ông Kim viết: "một lịch sử mới hôm nay bắt đầu; kỷ nguyên của hòa bình, bắt đầu của lịch sử".
"Tôi nói đây trước Tổng thống Moon và rất nhiều nhà báo rằng tôi sẽ có trao đổi tốt đẹp với tổng thống - một cách thẳng thắn, chân thành và thái độ trung thực để có kết quả tốt", nhà lãnh đạo Triều Tiên nói khi ngồi vào bàn và trước đông đảo báo chí.
Ông Moon thì bày tỏ lòng biết ơn khi ông Kim đồng ý gặp thượng đỉnh.
"Khoảnh khắc Chủ tịch Kim bước qua đường phân giới quân sự thì Bàn Môn Điếm trở thành biểu tượng của hòa bình, không còn là biểu tượng chia cắt nữa", ông Moon nói. "Một lần nữa tôi muốn bày tỏ sự tôn trọng với quyết định của Chủ tịch Kim Jong Un giúp cho cuộc thảo luận hôm nay diễn ra".
Hai ông Kim Jong Un và Moon Jae In dắt tay nhau tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: Reuters.
Lần thứ 2 của ông Moon
Cuộc hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba sau hai hội nghị vào các năm 2000 và 2007 là sự kiện lịch sử khi nó có thể dẫn đến thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn giữa hai bên - vốn về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh kể từ 1953. Năm 2007, ông Moon cũng có mặt tại thượng đỉnh liên Triều với tư cách là Chánh văn phòng Tổng thống của ông Roh Moo Hyun.
Ông Moon cảm thấy rõ áp lực khi cả thế giới đều theo dõi cuộc gặp lịch sử này của ông. Ngay sau cuộc gặp, ông sẽ có cuộc điện đàm để thông báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump về kết quả cuộc gặp. Ông Trump dự kiến có cuộc gặp với Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 này.
Ông Kim Jong Un là lãnh đạo đầu tiên của chính quyền Bình Nhưỡng băng qua vĩ tuyến 38 kể từ khi các bên ký thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 trong Chiến tranh Triều Tiên.
Dù cuộc gặp có đầy tính biểu tượng, ông Kim sẽ không dễ dàng chấp nhận điều kiện của ông Trump: phi hạt nhân hóa hoàn toàn và ngap lập tức.
"Cơ hội không có lại"
Tổng thống Hàn Quốc thì muốn theo đuổi chiến lược "hành động đổi hành động" mà phía Bình Nhưỡng sẽ đi từng bước để giải giáp kho hạt nhân để đổi lại các hỗ trợ kinh tế và đảm bảo về an ninh. Seoul nói toàn bộ quá trình này dự kiến kéo dài trong hai năm.
Phía cố vấn an ninh của Trump thì muốn chiến lược quyết liệt hơn đòi Triều Tiên phải xóa bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân trước khi bất cứ biện pháp cấm vận nào được gỡ bỏ. Quá trình mà Washington mong muốn là tiến hành trong 6 tháng.
Ông Moon không coi bản thân là người đàm phán mà thực tế nhìn mình như nhân vật trung gian giữa ông Kim và ông Trump: một tổng thống hay thay đổi và hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về đàm phán hạt nhân với một nhà lãnh đạo nóng tính, không có kinh nghiệm trên trường quốc tế.
"Chúng tôi có thể giúp Triều Tiên và Mỹ đạt được thỏa thuận, giúp họ thu hẹp khác biệt, tìm kiếm những ý tưởng thực tiễn mà cả hai bên có thể chấp thuận", ông Moon nói. "Cơ hội như này có lẽ sẽ không bao giờ có lại".
Ông Moon và ông Kim tại lễ duyệt binh đậm màu sắc truyền thống. Ảnh: Reuters.
Những chi tiết biểu tượng
Từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc gặp thượng đỉnh đều đã được tính toán từ bước đi, cái bắt tay và các vật trưng bày. Ngồi ở bàn đàm phán có thể thấy mỗi lãnh đạo chỉ có 2 phụ tá ngồi cùng. Ông Kim được tháp tùng bởi cô em gái Kim Yo Jong, người đã khuấy động Olympic mùa Đông ở Hàn Quốc hồi đầu năm nay.
Bàn đàm phán rộng 2018 mm tượng trưng cho sự kiện được tổ chức năm 2018, chiếc bàn có hình chiếc cầu được nối từ 2 mố cầu, ý nói sự hàn gắn. Trong phòng có bức tranh lớn hình núi Kumgang, biểu tượng của hợp tác hai miền về du lịch. Hai nhà lãnh đạo đã đứng trước bước tranh nói chuyện trước khi ngồi xuống đàm phán. Ghế 2 trưởng đoàn to hơn ghế đoàn viên, trên đỉnh lưng ghế có khắc hình Bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc và lãnh đạo Triều Tiên bước vào phòng họp sau khi chụp ảnh chung. Ảnh: Reuters.
Sau bắt tay, ông Kim Jong Un đã cùng Tổng thống Moon Jae In duyệt đội danh dự trong lễ khai mạc chính thức. Hai nhà lãnh đạo tiến vào Nhà Hòa bình ở phía nam DMZ. Ông Kim Jong Un ký sổ lưu niệm trong khi Tổng thống Moon Jae In quan sát.
Sau đó, hai người đã cùng tiến vào phòng hội đàm.
Đầu giờ chiều, ông Kim và Tổng thống Moon trồng cây lưu niệm trên con đường gần biên giới quân sự, nơi nhà sáng lập tập đoàn Hyundai Chung Ju Yung từng đi về cùng đoàn xe chở đầy gia súc để thăm lại quê mình ở Triều Tiên vào tháng 6/1998.
Đây sẽ là cây thông có tuổi từ 1953, thời điểm hai nước ký thỏa thuận ngừng bắn trong chiến tranh Triều Tiên. Phần đất được sử dụng trồng cây được lấy từ núi Baekdusan thuộc Triều Tiên và núi Hallasan thuộc Hàn Quốc. Sau đó, nhà lãnh đạo Kim tưới cây bằng nước lấy từ sông Hangang thuộc Hàn Quốc và Tổng thống Moon sẽ tưới bằng nước lấy từ sông Daedonggang của Triều Tiên.
Bia đá tưởng niệm đặt cạnh cây được khắc dòng chữ "Hòa bình và Thịnh vượng đã được vun trồng" cùng với chữ ký hai nhà lãnh đạo. Sau khi trồng cây, hai nhà lãnh đạo sẽ cùng trò chuyện và đi bộ thưởng ngoạn qua cây cầu bắc ngang biên giới quân sự giữa hai nước. Đây là con đường tắt được xây dựng băng qua một đầm lầy được Ủy ban Giám sát Trung lập sử dụng để qua lại giữa hai lãnh thổ.
Bức tranh lớn hình núi Kumgang, biểu tượng của hợp tác hai miền về du lịch, ở trong phòng đàm phán. Ảnh: Reuters.
"Để chuẩn bị cho cuộc thượng đỉnh lần này, cây cầu đã được gia cố và nới rộng để hai nhà lãnh đạo có thể đến tận đường biên giới quân sự hai nước. Điều này nhấn mạnh sự trở lại của thời kỳ hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên", trưởng ban tổ chức thượng đỉnh cho biết.
Sau cuộc thưởng ngoạn, hai nhà lãnh đạo sẽ cùng trở lại Nhà Hòa bình, tiếp tục đàm phán thượng đỉnh. Dự kiến cuối giờ chiều, hai bên sẽ ký thỏa thuận và công khai kết quả của cuộc thượng đỉnh. Tùy thuộc vào nội dung của thỏa thuận, họ sẽ quyết định địa điểm và cách thức công bố.
Cuối cùng, ông Kim sẽ cùng ăn tối với tổng thống Hàn Quốc trước khi trở về Bình Nhưỡng. Bữa tối thân mật sẽ bắt đầu khoảng 6h30 giờ Seoul (4h30 giờ HN) tại đại sảnh tiệc lớn, lầu 3 thuộc Nhà Hòa bình. Phái đoàn hai bên cũng sẽ tham dự bữa tiệc này. Trong lễ chia tay, hai nhà lãnh đạo sẽ xem một video được trình chiếu trên mặt tiền ngôi Nhà Hòa bình với chủ đề "Cùng thưởng thức mùa xuân mới", trong đó có nhiều hình ảnh và âm nhạc gợi nhắc lịch sử truyền thống giữa hai quốc gia, từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai.
Nỗ lực tránh chiến tranh
Theo tiến sĩ Peter Hayes, giám đốc Viện An ninh và Bền vững Nautilus, Australia, Bình Nhưỡng mong muốn thông qua cuộc thượng đỉnh này để được các nước trên thế giới gỡ bỏ cấm vận, có được những viện trợ kinh tế thực chất, đồng thời thiết lập quan hệ bình đẳng, cân xứng với các chaebol (tập đoàn lớn) Hàn Quốc để khai thác tài nguyên, xóa bỏ các thiết chế lỗi thời và thúc đẩy thế hệ lãnh đạo trẻ cởi mở.
Mặt khác, Hàn Quốc muốn tránh chiến tranh cũng như việc Triều Tiên sụp đổ, bởi cả hai đều gây ra tổn thất to lớn cho nền kinh tế và nền dân chủ Hàn Quốc.
Seoul muốn tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ để cân bằng với các nước lớn khác trong khu vực, đồng thời muốn duy trì sự ổn định để tập trung cho chương trình cải cách trong nước, giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng, tham nhũng và thay đổi thế hệ.
Các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa hai miền trong lịch sử. Info: KoreaNet.
Tổng thống Moon Jae In đã đến Panmunjong (Bàn môn Điếm). Ảnh: Reuters.
Tháng 10/2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun (trái) bắt tay Chủ tịch Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng trong thượng đỉnh liên Triều lần 2. Ảnh: Reuters.
Tháng 6/2000, ông Kim Dae Jung (trái) là tổng thống Hàn Quốc đầu tiên hội kiến một lãnh đạo Triều Tiên, khi đó là ông Kim Jong Il.
Comments
Post a Comment