Một người gốc Việt trở thành vị chủ tịch người Mỹ gốc Việt đầu tiên của một trường đại học cộng đồng
Bà Thuy Thi Nguyen đã trờ thành người Việt Nam đầu tiên làm chủ tịch của một trường đại học tại Mỹ. Đây là một điều đáng tự hào cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Được biết cả gia đình bà Thuy đã sang Mỹ theo con đường tị nạn.
Palo Alto, California — Bà Thuy Thi Nguyen, một cựu luật sư, và cũng là tư vấn cho Văn Phòng Viện Trưởng Đại Học Cộng Đồng California, vừa trở thành vị chủ tịch người Mỹ gốc Việt đầu tiên của một trường đại học cộng đồng trong tiểu bang California, và có lẽ cũng là đầu tiên trên toàn nước Mỹ.
Bà Nguyễn được người tiền nhiệm là bà Judy Miner đề cử vào chức vụ Chủ Tịch trường đại học cộng đồng Foothill. Đề nghị của bà Miner sẽ được Hội Đồng Điều Hành khu học chính cân nhắc phê chuẩn vào ngày 2 tháng 5.
Bà Thuy Thi Nguyễn là con của một gia đình thuyền nhân Việt Nam tị nạn cộng sản. Thuyền của họ lênh đênh trên Thái Bình Dương hơn 2 tuần, trước khi được một chiếc tàu hàng cứu vớt và đưa đến một trại tị nạn ở Nhật Bản. Bà Nguyễn đến Hoa Kỳ khi mới 3 tuổi. Gia đình bà định cư tại Wichita, Kansas rồi dọn đến Oakland, California khi bà được 14 tuổi. Ngay từ bậc trung học, bà Thuy Thi Nguyễn đã có chí hướng phục vụ cộng đồng. Bà tham gia chương trình đào tạo sĩ quan trừ bị ROTC và trở thành Lữ Đoàn Trưởng Thiếu Sinh Quân. Ngày bà tốt nghiệp trung học với vị trí thủ khoa, thị trưởng Oakland đã tuyên bố ngày đó là Ngày Thuy Thi Nguyen, để công nhận thành tích phục vụ cộng đồng của bà.
Sau trung học, bà lấy bằng cử nhân triết tại Đại Học Yale rồi theo học trường luật tại Đại Học UCLA. Bà bắt đầu nghề luật sư của mình tại một công ty luật ở Emeryville, chuyên cung cấp trợ giúp pháp lý cho các khu học chính. Bà là tác giả của chương trình 2+2+3 Con Đường Từ Đại Học Cộng Đồng Đến Trường Luật. Chương trình này ngày nay vẫn đang được áp dụng bởi một hệ thống gồm hàng chục trường gồm trường luật, đại học 4 năm, đại học cộng đồng và trung học.
Bà Thuy Thi Nguyễn cũng nổi tiếng trong cộng đồng Việt ở Bắc California. Bà là đồng tác giả của cuốn sách mang tựa đề “25 Vietnamese Americans in 25 Years”, đánh dấu 25 năm ngày thất thủ Sài Gòn bằng cách nhấn mạnh các đóng góp của 25 người Mỹ gốc Việt vào xã hội Mỹ.
Palo Alto, California — Bà Thuy Thi Nguyen, một cựu luật sư, và cũng là tư vấn cho Văn Phòng Viện Trưởng Đại Học Cộng Đồng California, vừa trở thành vị chủ tịch người Mỹ gốc Việt đầu tiên của một trường đại học cộng đồng trong tiểu bang California, và có lẽ cũng là đầu tiên trên toàn nước Mỹ.
Bà Nguyễn được người tiền nhiệm là bà Judy Miner đề cử vào chức vụ Chủ Tịch trường đại học cộng đồng Foothill. Đề nghị của bà Miner sẽ được Hội Đồng Điều Hành khu học chính cân nhắc phê chuẩn vào ngày 2 tháng 5.
Bà Thuy Thi Nguyễn là con của một gia đình thuyền nhân Việt Nam tị nạn cộng sản. Thuyền của họ lênh đênh trên Thái Bình Dương hơn 2 tuần, trước khi được một chiếc tàu hàng cứu vớt và đưa đến một trại tị nạn ở Nhật Bản. Bà Nguyễn đến Hoa Kỳ khi mới 3 tuổi. Gia đình bà định cư tại Wichita, Kansas rồi dọn đến Oakland, California khi bà được 14 tuổi. Ngay từ bậc trung học, bà Thuy Thi Nguyễn đã có chí hướng phục vụ cộng đồng. Bà tham gia chương trình đào tạo sĩ quan trừ bị ROTC và trở thành Lữ Đoàn Trưởng Thiếu Sinh Quân. Ngày bà tốt nghiệp trung học với vị trí thủ khoa, thị trưởng Oakland đã tuyên bố ngày đó là Ngày Thuy Thi Nguyen, để công nhận thành tích phục vụ cộng đồng của bà.
Sau trung học, bà lấy bằng cử nhân triết tại Đại Học Yale rồi theo học trường luật tại Đại Học UCLA. Bà bắt đầu nghề luật sư của mình tại một công ty luật ở Emeryville, chuyên cung cấp trợ giúp pháp lý cho các khu học chính. Bà là tác giả của chương trình 2+2+3 Con Đường Từ Đại Học Cộng Đồng Đến Trường Luật. Chương trình này ngày nay vẫn đang được áp dụng bởi một hệ thống gồm hàng chục trường gồm trường luật, đại học 4 năm, đại học cộng đồng và trung học.
Bà Thuy Thi Nguyễn cũng nổi tiếng trong cộng đồng Việt ở Bắc California. Bà là đồng tác giả của cuốn sách mang tựa đề “25 Vietnamese Americans in 25 Years”, đánh dấu 25 năm ngày thất thủ Sài Gòn bằng cách nhấn mạnh các đóng góp của 25 người Mỹ gốc Việt vào xã hội Mỹ.
Comments
Post a Comment