Skip to main content

Tướng Phan Hữu Tuấn có giúp Vũ ‘Nhôm’ đào tẩu khỏi Việt Nam?

Vì sao cựu chủ tịch Đà Nẵng Văn Hữu Chiến bị khởi tố nhưng được tại ngoại, còn cựu phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo Bộ công an Phan Hữu Tuấn thì bị tống giam khẩn cấp?
Liệu thực chất việc ông Phan Hữu Tuấn bị bắt có phải như vài tờ báo nhà nước, như Thanh Niên và Zing.vn, là do ông Tuấn đã giúp Vũ “Nhôm” mua được nhiều dự án đất và nhà công sản không qua đấu giá, tức mua với giá rất “hữu nghị”?

Có phải Phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo Bộ công an Phan Hữu Tuấn (áo tím) đã giúp Vũ ‘Nhôm’ đào tẩu khỏi Việt Nam?
Ảnh: vn.sputniknews.com

Một cách nhìn nhận và đánh giá vụ việc Phan Hữu Tuấn đã được Thanh Niên Zing.vn nêu ra chỉ vài ngày sau Phan Hữu Tuấn bị bắt:
Tờ Thanh Niên đã dẫn một nguồn tin (?) cho biết “Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định Phan Hữu Tuấn, Nguyễn Hữu Bách đã vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ bí mật Nhà nước, qua đó giúp sức cho Vũ “nhôm” thâu tóm nhiều dự án đất đai tại Đà Nẵng và một số địa phương khác. Thời điểm sai phạm của Vũ “nhôm” gây xôn xao dư luận, trên mạng xã hội xuất hiện một số văn bản có đóng dấu mật do ông Tuấn ký với nội dung gửi cơ quan ban ngành các địa phương tạo điều kiện giúp cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 – là doanh nghiệp bình phong của Tổng cục Tình báo (Bộ Công an) được mua các tài sản do nhà nước quản lý với giá ưu đãi…”.
Tuy nhiên, một dấu hỏi lớn phát sinh: vì sao hành vi ký văn bản hỗ trợ Vũ “Nhôm” của Phan Hữu Tuấn chỉ mang tính tác động gián tiếp mà ông Tuấn lại bị bắt, trong khi vào thời Văn Hữu Chiến là chủ tịch Đà Nẵng, ông Chiến đã tác động trực tiếp đển Vũ “Nhôm” mua được 5 nhà công sản, nhưng ông Chiến lại được tại ngoại?
Cách thức thông tin về vụ việc Phan Hữu Tuấn của hai tờ Thanh Niên và Zing.vn lại hoàn toàn chưa nêu rõ được “bí mật nhà nước” mà Phan Hữu Tuấn đã làm lộ để giúp Vũ “Nhôm” là gì. Cách đưa tin có vẻ mập mờ như vậy dường như đã được “định hướng” bởi cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an.
Vào những ngày này lại xuất hiện một số bài báo, chủ yếu trên báo Công An Nhân Dân, về “thành tích ngành tình báo Việt Nam”, cho dù đây không phải là thời điểm hay thời gian kỷ niệm của tình báo Việt Nam.
Bối cảnh hiện thời lại liên quan đến nguy cơ bị “xóa sổ” của Tổng cục Tình báo Bộ Công an (Tổng cục V).
Ngay cả không xảy ra vụ “Vũ “Nhôm”, nguy cơ phải giải thể của Tổng cục V vẫn rất lớn – từ Đề án 106 về “sắp xếp ngành công an” của Đảng ủy công an trung ương xây dựng và đã được Bộ Chính trị thông qua bằng một nghị quyết chuyên đề. Theo đó, cấp tổng cục của Bộ Công an bị xem là cấp trung gian và cần phải giải tán để tinh gọn bộ máy lẫn biên chế.
Còn vụ Vũ “Nhôm” giống như đổ dầu vào lửa, càng làm cho Tổng cục V trở nên “tang gia bối rối” chưa từng có.
Không chỉ cấp phó tổng cục trưởng tình báo là Phan Hữu Tuấn bị tống giam, còn có ít nhất hai thứ trưởng khác bị cho là liên đới trực tiếp đến Vũ “Nhôm”, bằng hành vi ký nhiều văn bản giới thiệu công ty bình phong của Vũ “Nhôm” với các cơ quan ở Sài Gòn và những địa phương khác để “thực hiện nhiệm vụ được giao”: Thượng tướng, thứ trưởng đã về hưu Trần Việt Tân và Trung tướng, thứ trưởng còn đương chức Bùi Văn Thành.
Vụ Vũ “Nhôm” đã trở nên khổng lồ như thế, không chỉ là một vụ án kinh tế mà còn mang tính chính trị rất chuyên sâu, hoàn toàn có thể trở thành một cơn khủng hoảng của Bộ Công an.
Vì lẽ trên, việc cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Phan Hữu Tuấn bị bắt khẩn cấp, trong khi chỉ tác động gián tiếp giúp Vũ “Nhôm”, cho thấy nguyên do sâu xa của vụ bắt bớ không được công bố này có thể là một cái gì đó còn ghê gớm hơn cả mối liên hệ về móc ngoặc kinh tế giữa Phan Hữu Tuấn với Vũ “Nhôm”.
Phải chăng Phan Hữu Tuấn đã tổ chức cung cấp cho Vũ “Nhôm” những tài liệu bí mật của ngành công an mà có thể gây tác hại lớn đến ngành này – điều mà nếu báo chí đăng tải công khai thì chắc chắn sẽ “làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cửa ngành công an”?
Cũng còn một dấu hỏi rất lớn nữa mà cho đến nay chưa có bất kỳ giải thích nào của bất kỳ cơ quan nào: vì sao vào cuối tháng Mười Hai năm 2017, Vũ “Nhôm” đã ung dung tẩu thoát ngay trước mũi trinh sát công an Đà Nẵng và Bộ Công an? Ai đã bắn tin cho Vũ “Nhôm” về mối nguy hiểm để từ tháng Tư đến cuối năm 2017, Vũ “Nhôm” đã có được một khoảng thời gian khá dài để thoái vốn trót lọt tại nhiều doanh nghiệp và ngân hàng? Và ai đã giúp cho Vũ “Nhôm” vượt thoát khỏi các cửa khẩu ở biên giới Việt Nam để “nhảy” sang Singapore?
Bài học Dương Chí Dũng – cựu tổng giám đốc của Vinalines đang tái hiện. Vào năm 2012, Dương Chí Dũng đã được “một ông anh ở Bộ Công an” báo tin để đào thoát ra nước ngoài, chỉ ít giờ trước khi công an ập đến nhà ông Dũng. Về sau này, người ta mới biết “ông anh” đó chính là Thuợng tướng Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Tuy nhiên vào đầu năm 2014, tướng Ngọ đã bị đột tử trong một cái chết gây nghi ngờ rất lớn về âm mưu “diệt khẩu”.

Còn giờ đây, phải chăng Phan Hữu Tuấn là đầu mối tổ chức đường dây để “giải cứu” Vũ “Nhôm” – một hành vi khiến ông Tuấn bị tống vào “lò” ngay lập tức chứ không thể cho tại ngoại như cựu chủ tịch Đà Nẵng Văn Hữu Chiến? Nếu đúng thế, liệu trong đường dây của Phan Hữu Tuấn còn có vai trò của những quan chức công an nào ở cấp trung ương và địa phương?
Thiền Lâm

 _ Ngoài cà phê pin còn thực phẩm nào liên quan đến pin nữa?

 _ Bắt khẩn cấp chủ đầu tư chung cư Carina vừa bị cháy.

 _  Vũ ‘Nhôm’ và cấp trên đã làm lộ ‘bí mật nhà nước’ gì?

 _  Sài Gòn: Tất Thành Cang có ‘nhúng chàm’ vụ ‘bán như cho’ 30 ha đất? (phần 1)











Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Internet và mạng xã hội tại Việt Nam: đằng sau những chỉ số thống kê

Thống kê người dùng Internet và mạng xã hội tại Việt Nam – Nguồn : WeAreSocial. Những ngày này, cộng đồng mạng trong và ngoài nước đang bất bình trước thông tin về dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sắp được Quốc hội của nhà cầm quyền cộng sản thông qua (15/6/2018). Dư luận càng phẫn nộ hơn về thời hạn cho nhà đầu tư thuê đất lên đến 99 năm. Danh tính của nhà đầu tư thuê đất lại không được nêu lên trong dự thảo Luật cũng như trên các phương tiện truyền thông chính thống của chính phủ. Một bí mật Polichinelle mà ai cũng rõ nhưng nhà cầm quyền lại cố tình tránh né, không muốn đề cập, kiểu như  «  tàu lạ  »  đánh chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Không khó khi đoán ra rằng rất nhiều khả năng chính Trung Quốc là đối tác sẽ được chính quyền cộng sản trải thảm đỏ mời vào đầu tư. Bởi vì các nước phương Tây chỉ đầu tư có chừng mực vào Việt Nam, nhất là các ngành công nghệ cao. Sức tăng trưởng về kinh tế tại V...