Năm 2012 là năm gay go nhất đối với Nguyễn Tấn Dũng, sau khi suýt bị Bộ Chính Trị kỷ luật, ông Dũng đã buộc phải đứng giữa quốc hội, xin rút kinh nghiệm và kể lể công sức của mình phục vụ đảng từ lúc nhỏ để mong được tha thứ. Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc lúc đó đã thẳng thừng đặt câu hỏi rằng liệu ông Dũng có nghĩ đến việc từ chức không.? Đây là một câu hỏi thằng thừng mà chưa có tiền lệ đặt ra với lãnh đạo Việt Nam.
Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.
Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà. Những khả năng thường có ở những ''Bố Già'' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.
Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.
Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh, cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.
Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.
Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước.
Liên tiếp năm 2013 đến 2014 Nguyễn Tấn Dũng phải đối mặt với hàng loạt hướng tấn công từ các đối thủ của mình. Sức tấn công mạnh nhất vẫn từ hướng của Nguyễn Bá Thanh vào vụ án Vinashin. Trong lúc đó Nguyễn Phú Trọng liên tục mở những cuộc chấn chỉnh đảng, phê bình và tự phê bình, những điều đảng viên không làm để nhằm triệt hạ bằng được Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng cái chết bất ngờ của Nguyễn Bá Thanh đã làm đình trệ công cuộc chống tham nhũng hướng vào Nguyễn Tấn Dũng. Kỳ thực cuộc chống tham nhũng đó chỉ là cái tên của một chiến dịch thanh toán nhau trong nội bộ ĐCSVN, bởi tất cả lãnh đạo cộng sản nào cũng tham nhũng, kể cả Nguyễn Bá Thanh.
Nguyễn Tấn Dũng đã có một điểm mạnh mà không có đối thủ nào của ông ta có được. Đó là khả năng biết chia tiền, chia nguồn thu, lợi lộc cho các đồng chí. Tính quyết đoán khi cần thanh toán đối thủ hoặc có thể nhẫn nhịn làm hoà. Những khả năng thường có ở những ''Bố Già'' thượng thặng. Nhờ vậy Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết lá phiếu của ban chấp hành trung ương Đảng để biểu quyết cho mình, thoát được vụ kỷ luật của Bộ Chính Trị năm 2012 và các đợt tấn công những năm sau đó. Để đến năm 2015, sau hai kỳ đại hội trung ương trong năm này, Nguyễn Tấn Dũng nắm gần hết quyền lực trong đảng cộng sản. Một trong những đối thủ nặng ký với Dũng là Phùng Quang Thanh bất ngờ đổ bệnh giữa năm 2015, buộc phải làm đơn xin không ứng cử nhiệm kỳ tới đây vào năm 2016 vì lý do sức khoẻ.
Việc đổ bệnh của Phùng Quang Thanh dập tắt hoàn toàn những đốm lửa le lói còn lại từ chiến dịch của Nguyễn Bá Thanh muốn tấn công Nguyễn Tấn Dũng.
Con đường của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang hơn bao giờ hết. Các đối thủ tấn công, người thì đột tử, đột bệnh hoặc trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, an phận. Đối thủ có thể cạnh tranh với Dũng bây giờ là Trương Tấn Sang. Nhưng dường như Nguyễn Tấn Dũng không bận tâm đến Sang nhiều. Sang là một kẻ bất tài, không có thực lực, không tạo được vây cánh, cả sự nghiệp lãnh đạo của Sang không có một dấu ấn nào cho thấy Sang có năng lực. Bất quá chỉ là những lời nói '' lạ '' gãi đúng bức xúc của dân chúng, ngoài ra không có gì khá hơn. Nếu một kẻ như Sang có ngồi vào trước ghế TBT nhiệm kỳ tới cũng là điều Dũng chấp nhận được.
Tất cả những vị trí trọng yếu như thủ tướng, bộ trưởng công an, bộ trưởng quốc phòng, chủ tịch quốc hội tới đây đều là tay chân thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy Dũng chẳng khó khăn gì, khi để chức TBT Đảng CSVN cho người hữu danh vô thực như Sang duy trì bóng ma hồn cốt của chế độ Cộng Sản, làm bình phong cho Dũng thao túng chính trường.
Trong chế độ cộng sản Việt Nam, chức thủ tưởng, chủ tịch quốc hội chủ tịch nước chỉ là bù nhìn so với Tổng Bí Thư. Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc biến chức thủ tướng vốn ít quyền hành trước kia, thành chức có nhiều quyền lực, ảnh hưởng nhất so với các thủ tướng tiền nhiệm như Võ Văn Kiệt Phan Văn Khải. Chắc chắn tương lai ở cương vị chủ tịch nước, với bộ sậu đàn em dưới trướng. Nguyễn Tấn Dũng sẽ biến chức chủ tịch nước vô vị bấy lâu thành một chức vị quyền lực mạnh nhất, lớn nhất đất nước.
Nếu Dũng làm TBT, mặc nhiên vị trí của Dũng sẽ gây khó khăn cho các đàm phán với quốc tế trước đây. Tầm hoạt động của Dũng bị gò bó trong khuôn khổ nội bộ đất nước. Việc giao tiếp với các nước tư bản hay không cộng sản sẽ trắc trở về thủ tục ngoại giao và danh nghĩa. Ở cương vị CTN Nguyễn Tấn Dũng vẫn có danh chính, ngôn thuận để tiếp xúc thoả thuận bên ngoài và chỉ đạo trong nước thực hiện những đàm phán, thoả thuận đó.
Khả năng Dũng đạt được hai chức Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước như dư luận đồn đoán là khó xảy ra. Bởi Trung Quốc sẽ không cho phép Việt Nam được bắt chước mô hình Trung Quốc bây giờ. Trừ những thủ đoạn cai trị, trấn áp người trong nước và đối phó với phương Tây bằng thái độ thù địch là được cho phép học tập, áp dụng triển khai ngay. Còn những cải cách khác về kinh tế, chính trị. Việt Nam chỉ được Trung Quốc cho phép làm theo khi cải cách đó có ở Trung Quốc từ 5 năm trở lên.
Trung Quốc đang ráo riết âm mưu ngăn cản Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phương Tây. Cho nên một TBT kiêm CTN mà có con rể, con gái quốc tịch Hoa Kỳ như con của Dũng là điều Trung Quốc đương nhiên là không muốn.
Để cân bằng quan hệ quốc tế và quyền lực nội bộ bên trong cùng với những đòi hỏi của dân chúng về một nhà nước pháp quyền, những nhu cầu cấp thiết cần cải cách về kinh tế, pháp luật, nhân quyền, hành chính đồng thời vẫn đảm bảo sự tồn tại của Đảng CSVN mà không gây xáo trộn xã hội bất ngờ.
Chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng phải làm Chủ Tịch Nước.
Người Buôn Gió
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.be
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.be
Comments
Post a Comment