Skip to main content

Nhà báo trong các chế độ xã hội khác nhau


nhabao2
Đỗ Văn Hùng, Phó tổng thư ký báo Thanh niên online, và quyết định thu hồi thẻ nhà báo

Hôm qua, vì nhận được email từ một người bạn của Đỗ Hùng nên tôi viết bài "Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện". Hôm nay, vì bài báo ấy mà một người bạn của tôi trách cứ tôi đã lảng tránh vụ việc Lê Diễn Đức và RFA.

Thực ra, tôi không có ý định lảng tránh, nên nhân tiện bị trách cứ tôi đưa ra đây quan điểm của mình về hai vụ việc nhìn qua tưởng như là giống nhau. Những điểm giống nhau giữa hai vụ việc nhiều người đã nói. Những điểm khác nhau cũng đã được đề cập đến.

Ở đây tôi chỉ phân tích một điểm khác biệt mang tính chất cơ bản giữa hai vụ này.

Trước khi phân tích tôi phải nói rõ rằng, cũng như mọi độc giả khác, tôi không được biết gì chính thức từ RFA, không có liên lạc với bất kỳ nhân vật nào của đài Á Châu Tự Do. Và tôi chỉ sử dụng những thông tin do chính blogger Lê Diễn Đức truyền đạt trong bài phỏng vấn trên BBC, một hãng truyền thông có uy tín quốc tế. Tôi không sử dụng các thông tin trên các phương tiện cá nhân, dù là trên chính blog của ông Lê Diễn Đức. Vì theo quan niệm của tôi, khi trả lời phỏng vấn trên các hãng thông tấn người ta buộc phải thận trọng và có trách nhiệm với phát ngôn của mình, do đó các phát ngôn ấy có thể tin cậy được.

Đồng thời, do không nắm được các chi tiết của vụ việc, tôi không bình luận về việc cắt hợp đồng giữa RFA và ông Lê Diễn Đức, và tôi cũng không hề có ý bênh vực RFA, dù rằng tôi là một cộng tác viên của RFA.

Xin nói rõ tôi là cộng tác viên thời vụ, không phải là nhân viên chính thức của RFA. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài vở của mình. Tôi viết theo thúc đẩy của cá nhân và không tuân theo bất kỳ một định hướng hay đòi hỏi nào của RFA, trừ các nguyên tắc theo quy định chung về đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp. Tôi không hưởng bất kỳ đãi ngộ nào của RFA ngoài nhuận bút cho từng bài viết, nếu tôi không viết bài thì không có nhuận bút, giống như cương vị của bất kỳ cộng tác viên tự do của bất kỳ tờ báo nào trên thế giới.

Tất cả những điều này để nói rằng tôi hoàn toàn độc lập về quan điểm và về vị thế đối với RFA. Đồng thời cũng là cơ hội để nói với các anh chị an ninh Việt Nam rằng các anh chị yên tâm vì tôi chẳng nhận tiền của thế lực nào cả. Nhuận bút là thù lao cho lao động của tôi. Nếu tôi chọn cộng tác với bất kỳ tờ báo nào thì tờ báo ấy cũng phải trả thù lao cho lao động của tôi, đấy là nguyên tắc tối thiểu về lao động. Hoàn toàn giống như việc các báo ở Việt Nam trả nhuận bút cho tôi khi tôi gửi bài cho họ. Vậy thôi.

Tôi viết bài này trong mục đích trả lời sự trách cứ của một người bạn mà tôi quý mến. Do vậy, một cách khách quan, tôi cho rằng nếu RFA giải quyết không thỏa đáng với ông Lê Diễn Đức, ông ấy có thể sử dụng quyền lao động để đòi RFA xem xét lại và quyết định lại trường hợp của mình, nếu vẫn không cảm thấy thỏa đáng ông có thể nhờ pháp luật của nước Mỹ giải quyết. RFA và ông Lê Diễn Đức, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, và mỗi bên phải tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi không bình luận khi chưa có đủ thông tin cần thiết. Tôi cũng không biết hợp đồng của ông Đức với RFA thuộc dạng nào để có thể bình luận.

Theo tôi, điểm khác biệt căn bản giữa vụ việc Đỗ Hùng và Lê Diễn Đức cho thấy Lê Diễn Đức làm việc trong một xã hội dân chủ và Đỗ Hùng làm việc trong một chế độ độc tài. Điểm khác biệt đó là : Báo Thanh niên chịu áp lực từ trên xuống, áp lực của lãnh đạo. RFA chịu áp lực từ dưới lên của người dân, áp lực của độc giả.

Đến đây phải đi vòng một chút để giải thích rõ hơn. Trong các xã hội dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Trong các xã hội "của dân, do dân, vì dân" thực sự, người dân có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội. Và luật pháp quy định các quyền về việc người dân ủy quyền cho Quốc Hội và Chính phủ giải quyết các vấn đề chung. Nhưng đồng thời luật pháp cũng quy định các quyền cho phép người dân, trong những trường hợp cần thiết, bày tỏ sự phản đối các quyết định của Quốc hội và Chính phủ, nếu họ thấy các quyết định ấy đi ngược lại với lợi ích của họ.

Vì thế, khi người dân gây áp lực lên chính phủ, và áp lực ấy đủ mạnh thì chính phủ phải nhượng bộ. Tương tự, ở các cấp độ thấp hơn, khi người lao động gây áp lực lên giới chủ hay lên bộ máy điều hành, và khi áp lực này đủ lớn thì giới chủ hoặc những người quản lý phải nhượng bộ.

Ở đây tôi đưa ra hai ví dụ (trong vô vàn ví dụ) :
Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Nghị viện Pháp thông qua đạo luật về Hợp đồng tuyển dụng đầu tiên [Contrat première embauche - CPE]. Đạo luật này gây ra những phản ứng dữ dội, công đoàn, sinh viên, học sinh trung học tổ chức những cuộc biểu tình kéo dài (cá nhân tôi đã chứng kiến và từng tham gia vào thời điểm đó). Kết quả là ngày 10 tháng 4 năm đó, chính phủ đã phải tuyên bố hủy bỏ đạo luật về CPE, sau hai tháng thông qua và sau mười ngày ban hành.

Mới gần đây, bức ảnh của cậu bé Alan Kurdi đã làm thức tỉnh lương tri của người dân châu Âu, áp lực của báo chí và các cuộc biểu tình của người dân đã khiến các chính phủ châu Âu phải họp nhau lại để giải quyết vấn đề di dân, vốn đã là một hiện tượng nhức nhối từ lâu. Chúng ta thấy rằng, những người dân hay các hiệp hội tư nhân không thể có giải pháp cho hiện tượng di dân, với một số lượng lớn như vậy chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết được. Áp lực của dư luận xã hội cuối cùng đã khiến cho châu Âu phải nhận trách nhiệm.

Trong các xã hội độc tài, và nhất là các xã hội toàn trị, kể cả khi các khẩu hiệu "của dân, vì dân, do dân" chăng đầy đường phố, thì người dân, trên thực tế, chẳng có quyền gì. Mọi thứ đều bị áp từ trên xuống, và luật pháp cũng trở nên vô nghĩa. Áp lực của người dân chẳng có bất kỳ tác động nào đối với chính quyền.

Có thể lấy một ví dụ, giờ đây đã trở nên quá nổi tiếng : Hiến pháp 2013. Bất chấp phản đối của một số lượng đông đảo trí thức và nhân dân đòi hủy bỏ điều 4 và một số điều khác, chính quyền vẫn giữ nguyên quyết định, đồng thời Quốc hội cương quyết không thông qua quyền trưng cầu dân ý, quyền lập hội, lập báo chí tư nhân… dù tất cả đều đã có quy định trong Hiến pháp.

Một ví dụ gần đây nhất : Công trình tượng đài Hồ Chí Minh 1400 tỷ do đích thân phó Thủ tướng ký duyệt, ngay khi đưa ra đã gặp phải cơn bão tố phản ứng của dư luận. Đến mức một người vốn rất bình tĩnh và thận trọng trong phát ngôn như ông Ngô Bảo Châu cũng phải thốt lên : "hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh". Những người có lý trí bình thường đều đồng tình với ông Châu, vì người ta không thể hiểu được tại sao lại chi một khoản tiền khổng lồ như thế cho một việc vô bổ như thế, trong khi "trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang", như ông Châu nói. Dĩ nhiên, đối với những đầu óc bình thường thì quả là thần kinh khi ký một cái quyết định như thế trong điều kiện một đất nước nợ nần chồng chất, dân đói nghèo, ngoại bang đe dọa không có phương tiện chống trả.

Tuy nhiên, cơn bão phẫn nộ của người dân không mảy may tác động đến chính phủ Việt Nam. Mấy ngày sau, công trình 1.400 tỷ được thông qua trong sự khốn cùng của dân chúng.

Điều cần phải so sánh ở đây là : bức ảnh chụp cậu bé Alan Kurdi làm lay động trái tim của các chính khách Châu Âu và quyết định của họ làm thay đổi số phận của những người di cư. Trong vụ tượng đài, rất nhiều bức ảnh thương tâm về trẻ em Việt Nam trong cảnh nghèo đói được lan truyền trên mạng, nhưng những người làm chính trị ở Việt Nam không mảy may động lòng. Sống chết mặc bay, thái độ của chính phủ đối với nhân dân của mình là như thế đấy. Có so sánh như vậy mới thấy được chính phủ này độc ác và tàn nhẫn đến mức nào.

Hình ảnh cậu bé nằm trên bãi biển này đã khiến trái tim của các chính trị gia Châu Âu rung động và làm thay đổi số phận của những người di cư.

Hình ảnh hai em bé ngủ trên nền đất lạnh này không gợi lên chút thương cảm nào trong lòng những người làm chính trị ở Việt Nam, trái lại còn khiến họ sắt đá hơn. Bao giờ các em mới có một chỗ ngủ của con người ?

Đi vòng vèo mãi bây giờ mới đến đích : RFA thôi hợp đồng với Lê Diễn Đức, theo đúng như lời ông Đức cho biết trên BCC, là do "bị áp lực dư luận rất nặng nề". RFA không bị áp lực từ chính phủ Mỹ hay từ Bộ Văn hóa Mỹ hay từ bất kỳ Bộ nào, cấp nào từ bên trên.

Ông Đỗ Văn Hùng bị báo Thanh niên thu hồi thẻ nhà báo theo quyết định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. Một bên là do áp lực của người dân từ dưới lên. Một bên là do quyết định của lãnh đạo đưa thẳng từ trên xuống.

Ông Lê Diễn Đức có thể lên BBC phát biểu, có thể cộng tác với bất kỳ tờ báo nào ông muốn và nếu họ cũng muốn cộng tác với ông, ông có thể lập ra một tờ báo của riêng ông, thậm chí ông có thể nhờ pháp luật can thiệp nếu cần.

Ông Đỗ Văn Hùng im lặng. Điều này có thể hiểu được, bởi chẳng có luật pháp nào bảo vệ ông. Ông chỉ có thể lên tiếng khi có một số lượng lớn các đồng nghiệp ủng hộ ông. Nhưng ông không có sự ủng hộ, ông chỉ nhận được sự lên án hoặc kết tội, một cái tội mà ông không có. Ông có thể sẽ bị mất thẻ nhà báo và suốt đời không được hành nghề một cách chính thức. Nếu muốn tiếp tục hành nghề, ông phải ngoan ngoãn "nhận lỗi", cái lỗi mà ông không có. Còn đâu phẩm giá, còn đâu tự do cho ông Hùng ?

Đây là một diễn giải mang tính chất cá nhân, một quan điểm cá nhân mà tôi cảm thấy cần phải trình bày, lần này là do "áp lực từ dưới lên" của một người bạn thân thiết.

Paris, 11/9/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Theo RFA, 12/09/2015 (nguyenthituhuy's blog)

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b