Skip to main content

Lao động ngoại được vào Việt Nam : Thêm nhiều Thạc sĩ trà đá...

Lao động Việt cũng giống như những cầu thủ bóng đá : vừa yếu, lại thiếu kỹ năng thì đá sân nhà hay sân khách việc thua là hiển nhiên.

Ông Nguyễn Văn Đực - ví von lao động Việt Nam với lao động nước ngoài trong bối cảnh sắp ra nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm nay.

laodong2
Ảnh minh họa

Ông Đực cho biết, theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở Châu Á-Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.

Có thể nhìn thấy những hạn chế của lao động Việt là thấp bé, sức khỏe yếu ; kỹ năng, kỹ thuật, kỷ luật thấp chưa nói tới đạo đức nghề nghiệp kém, hay ăn cắp, ăn trộm vặt ; trình độ ngoại ngữ và thiếu kỹ năng mềm. Hiện có tới 80% lao động Việt không biết giao tiếp bằng tiếng Anh.

Như vậy, nếu mở cửa thị trường lao động, lao động Việt Nam cũng giống những cầu thủ bóng đá. Ra sân thi đấu với một đối thủ quá mạnh, dù là đá trên sân nhà hay sân khách, kết quả nhận thua là điều đã được dự báo trước.


Làm thuê trên... sân nhà cũng khó
Ông Đực cho biết, cái lợi thế Việt Nam hiện có được từ doanh nghiệp FDI là lao động giá rẻ, trẻ, tuy nhiên, khi mở cửa thị trường lao động thì lợi thế này chắc chắn sẽ không còn nữa. Và nguy cơ lao động Việt thất nghiệp ngay trên sân nhà là điều có thể xảy ra.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp FDI đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận, do đó họ sẽ tính toán thuê luôn lao động nước ngoài vì hiệu suất lao động thay vì thuê lao động Việt Nam giá rẻ nhưng chi phí tốn kém, hiệu quả không cao.

"Người Việt Nam đang tự tin vì cho rằng năng suất lao động của mình thấp, bằng 1/3 năng suất lao động của nước khác thì FDI sẽ thuê mình và trả lương bằng 1/3. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Vì nếu thuê một lao động có năng suất bằng 1/3 lao động nước khác, doanh nghiệp sẽ mất thêm 3 vị trí làm việc, cũng có nghĩa chi phí cho nhà xưởng, thiết bị, máy móc cũng phải trang bị cho 3 người. Nếu tính toán thì giá của lao động giá rẻ chưa chắc bù lại được chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra.

Vì vậy, khi lợi thế đang mất dần Việt Nam cần phải thay đổi tư duy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có kỹ thuật, đào tạo cán bộ có chuyên môn, nhất là về ngoại ngữ" - ông Đực khẳng định.

Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm, đó là chưa nói tới tâm lý chung của các doanh nghiệp nước ngoài là luôn mong muốn mang theo lao động của nước mình. Ở đây, ngoài những yếu tố như đã phân tích thì tâm lý tuyển dụng lao động cùng văn hóa, dân tộc cũng khiến các doanh nghiệp yên tâm, tin tưởng hơn. Ví dụ, ở các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc, họ luôn mang theo lao động của nước mình.

Một điểm đáng lưu tâm nữa là ngoài yếu tố văn hóa, chính trị, năng lực, trình độ thì có thể nói về đạo đức, ý thức kỷ luật của lao động Việt luôn khiến các doanh nghiệp nước ngoài than phiền. Nhất là thói quen ăn cắp vặt của lao động Việt Nam. 
Theo ông Đực, ở nhiều công trường, tình trạng công nhân, lao động ăn cắp vặt diễn ra phổ biến. Họ lấy bất cứ cái gì có thể lấy được. Ví dụ, một dây cáp điện đáng giá 10 đồng, họ đốt vỏ lấy lõi đồng để bán lấy 1 đồng. Tức là, họ sẵn sàng vì 1 đồng của họ mà đốt 10 đồng của ông chủ. Đó là một thực tế rất đáng buồn.
Cùng với nhận định lao động sẽ thất nghiệp trên sân nhà, theo ông Đực, cảnh báo doanh nghiệp trong nước cũng sẽ thua ngay trên sân nhà đã được đưa ra cả chục năm nay. Song tới nay, vẫn không có nhiều cải thiện.

Ông phân tích, thời gian qua có thể ghi nhận hàng loạt lĩnh vực bị khai tử như công nghiệp ô tô, cơ khí, điện máy… cho tới nay có thể nói những ngành này đã thất bại hoàn toàn.

"Khi bị thua trên sân nhà, doanh nghiệp nước ngoài dần thâu tóm thị trường trong nước thì tương lai việc mang theo chuyên gia, kỹ sư, quản lý nước ngoài rồi tiếp đến là lao động nước ngoài là điều hiển nhiên. 

Khi có yếu tố nước ngoài, cơ cấu nguồn lao động sẽ có sự thay đổi. Khu vực lao động kỹ thuật cao, lao động lành nghề sẽ do người nước ngoài nắm giữ. Doanh nhân cũng đi làm thuê, khỏe thì sống, yếu sẽ bị đào thải dần. Lao động Việt Nam có thể chỉ đảm nhận những công việc cơ bắp, lao động chân tay, vất vả, thu nhập thấp. Hoặc sẽ thất nghiệp" - vị chuyên gia đưa ra dự báo.


Thừa thầy, thiếu thợ
Từ quan sát của mình, ông Nguyễn Văn Đực nhận định, doanh nghiệp Việt gần như chưa có sự chuẩn bị. Nhiều doanh nghiệp Việt còn ngơ ngác chưa hiểu Cộng đồng kinh tế ASEAN là thế nào, hội nhập nó sẽ tác động tới nền kinh tế trong nước ra sao. Trong khi, môi trường đào tạo lao động chưa thể đáp ứng được thực tế thì Philippines, Thái Lan... đã có những trương trình đạo tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động của mình rất tốt. Họ gần như đã sẵn sàng để hội nhập.

"Lao động của Việt Nam hoặc thất nghiệp hoặc phải chấp nhận làm những công việc thấp kém và thấp hèn nhất, từ làm thuê, bưng bê, lau dọn thậm chí kể cả làm dịch vụ giải trí đen để kiếm sống" - ông Đực dự báo.

Đứng trên quan điểm, mọi sự thay đổi bây giờ đều đã rất muộn nhưng không phải vì thế mà không thay đổi, theo ông Đực, đáng buồn là sự thay đổi đầu tiên ở công tác đào tạo, giáo dục thì chưa làm được. Có quá nhiều trường đại học được mở ra nhưng lại không có trường trung cấp, dạy nghề.

Theo cơ cấu chuyên gia, chuyên viên hiện nay có thể thấy Việt Nam đang lệch pha nghiêm trọng so với thế giới. Về nguyên tắc sẽ là 5 thợ mới có một trung cấp, 5 trung cấp có một kỹ sư. Như vậy số lượng trung cấp phải gấp tới 5 lần kỹ sư, nhưng hiện nay số lượng kỹ sư, cử nhân của Việt Nam lớn hơn gấp nhiều lần số lượng thợ lành nghề.

"Ai cũng chạy theo bằng cấp, cuối cùng ra lò một khối lượng lớn kỹ sư, cử nhân nhưng không có thực tế, không có được kỹ sư thực giỏi. Vấn đề của Việt Nam là đào tạo quá nhiều quản lý mà quên hẳn thợ lành nghề, người làm việc trực tiếp. Vậy thì quản lý ai ? Quản lý cái gì ?"

Vị chuyên gia đặt câu hỏi rồi tự trả lời, ở đây có một phần do thói thích khoe mẽ của người Việt, thích bằng cấp nhưng thiếu thực tế. Vì vậy, đã có nhiều trường hợp, phải giấu tấm bằng thạc sĩ, giấu đi thân phận cử nhân, đại học để được đi làm do doanh nghiệp không thích thuê lao động có trình độ cao. Điều này cũng lý giải thực trạng có cử nhân bưng bê, thạc sĩ bán trà đá.

Chia sẻ sự xót xa trước tương lai của thế hệ trẻ, ông Đực đưa ra lời khuyên, "cần phải nhận thức và cho đây là một thực tế đau xót để tự rút ra những bài học quý báu cho mình trong tương lai.

Trước hết, phải tự biết lựa sức mình, không nên chạy theo ảo danh, chạy theo bằng cấp, tốn kém, mất thời gian. Những người có sức học trung bình nên lựa chọn nhưng trường dạy nghề, học nghề, tự trang bị cho mình công cụ, kỹ năng sống để đảm bảo mức sống tối thiểu cho mình. Sống thực tế, và đừng xấu hổ, tự ái nếu thấy bạn vào đại học còn mình lại học nghề".

Ông nói rằng, nếu không thể thay đổi được tư duy này, hậu quả cuối cùng sẽ là thất nghiệp và bị đào thải.
An An
Nguồn : Đất Việt, 23/09/2015

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...