Skip to main content

NHÓM PHỤ NỮ NGỰC TRẦN GÂY NÁO LOẠN KHẮP NƠI

1
1* Mở bài
 
Trúc Giang MN liều mạng đưa lên mạng những hình ảnh nhạy cảm gây tranh cãi trong công luận. Sau đó Trúc Giang sẽ vào trang Việt Báo Online để xem số lượng độc giả nhiều hay ít như thế nào?
“Cơ thể tôi là của tôi” (My body is mine) là tuyên ngôn đơn giản nhưng hàm chứa nhiều vấn đề về con người, về phụ nữ, về mục đích và những đối tượng mà nhóm ngực trần FEMEN biểu tình với ngực trần để phản đối.
“Thân thể tôi là của tôi”, nhóm ngực trần xác định phụ nữ chính là chủ nhân thật sự của cơ thể họ, do đó họ chống lại tất cả những nguồn gốc xâm phạm, lạm dụng, đàn áp phụ nữ.
Họ lựa chọn phương thức biểu tình phản đối rất độc đáo, thu hút sự chú ý của công chúng trên đường phố. Đó là để ngực trần. Họ cho rằng ngực trần không phải là phô trương tình dục mà là để đấu tranh cho nữ quyền.
FEMEN biểu tình phản đối tất cả những nguồn gốc xâm phạm phụ nữ và những chế độ độc tài…Bắt đầu là chế độ phụ quyền (Patriarchy) gia trưởng, phân biệt giới tính khinh thường phụ nữ.
FEMEN chống lại mọi hình thức lạm dụng thân thể phụ nữ như công nghệ khiêu dâm, mại dâm, hiếp dâm, chống lại chế độ khinh thường phụ nữ của Hồi Giáo.
FEMEN chống độc tài, là chế độ tước đoạt quyền con người trong đó có quyền của phụ nữ.
Tuyên ngôn “Thân thể tôi là của tôi” khẳng định người phụ nữ lả chủ nhân thật sự của cơ thể họ, do đó phụ nữ có quyền lựa chọn và quyết định những gì thuộc về thân thể của họ. Cụ thể là cái bào thai mà họ mang trong bụng gần suốt một năm với máu mũ của họ, vì thế họ có quyền lựa chọn (theo Pro-choice) hoặc giữ lại, hoặc bỏ đi cái bào thai trong bụng, nói chung là được quyền phá thai.
Đó là lý do nhóm ngực trần FEMEN phản đối đạo Thiên Chúa vì đạo nầy chống phá thai và chống hôn nhân đồng tính.
Nhóm FEMEN do Anna Hutsol sáng lập và người lãnh đạo kế tiếp là Inna Shevchenko.
Bị khủng bố ở quê hương họ là Ukraina nên FEMEN dời sang hoạt động ở Pháp. Trang web của nhóm nầy cho biết họ có 300 thành viên ở nhiều quốc gia như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada…Có khoảng 150,000 người ủng hộ FEMEN.
Có nhiều ý kiến binh vực và phê bình chỉ trích FEMEN. Người chỉ trích cho rằng những cuộc biểu tình ngực trần không mang lại kết quả nào cả. Người binh vực cho rằng đó là những phụ nữ can đảm, đã chấp nhận bị đánh đập, bị bắt giam vì đã nêu lên những vấn đề cần phải quan tâm thực hiện.
Những cuộc biểu tình đáng chú ý là chống công nghệ mãi dâm ở giải vô địch bóng đá châu Âu, Euro 2012 ở Ukraina. Những cuộc biểu tình ở Đức, Ý, Pháp và Bỉ chống Tổng thống  Putin vì độc tài và đã gây ra chiến tranh ở Crimea.
2* Ngực trần chống mại dâm
2.1. FEMEN chống mại dâm ở giải vô địch bóng đá Euro 2012
Euro 2012 diễn ra tại hai nước chủ nhà là Ba Lan và Ukraina.
Năm cô gái thuộc nhóm FEMEN đã để ngực trần, giăng biểu ngữ kêu gọi “Euro 2012 không có mãi dâm”. Họ đã lao vào cướp chiếc cúp trong buổi lễ ra mắt cúp bạc của giải vô địch Châu Âu.
Inna Shevchenko, lãnh đạo FEMEN, đóng vai người hâm mộ, chiêm ngưỡng chiếc cúp, khi đến gần bất ngờ cởi phăng áo ra, để lộ ngực trần với dòng chữ phản đối Euro viết trên ngực.
Cô chụp lấy chiếc cúp định đập nát cái niềm mơ ước của các cầu thủ Âu Châu, nhưng một nhân viên bảo vệ kịp thời xông tới can thiệp, thì một phụ nữ khác cũng lột áo để lộ đôi gò bồng đảo với hàng chữ “Fuck Euro”.
Nhóm ngực trần cho rằng Euro 2012 đã khuyến khích chính phủ Ukraina hợp thức hóa mại dâm trong suốt thời gian diễn ra các trận đấu.
Phụ nữ Ukraina đã mang tiếng xấu, bị cho là những búp bê sex xinh đẹp rẻ tiền: “Chúng tôi không ngồi yên để nhìn thấy đất nước trở thành một nhà chứa của Châu Âu. Hầu hết người nước ngoài không nghĩ đến đời sống cơ cực của người phụ nữ Ukraina, họ chỉ nhìn chúng tôi như một chiếc bánh ngon mắt”. Inna Shevchenko phát biểu như thế.
Trên thực tế “công nghiệp tình dục đang bùng nổ tại hai nước chủ nhà, Ba Lan và Ukraina”.
2.2. Tình trạng mại dâm ở Ukraina
Ukraina có 83,000 gái mãi dâm với tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất Châu Âu. Đạo quân gái bán hoa sẵn sàng phục vụ tình dục với giá 40 euro tại các quán bar. Hàng loạt hộp đêm trá hình được mở ra để “ăn theo” Euro 2012.
Với 20,000 du khách hâm mộ bóng đá sẽ tạo cơ hội cho đại dịch sex bùng nổ. Số lượng nhà nghỉ trá hình mọc lên như nấm chung quanh các sân vận động với giá mỗi giờ mua hoa lên từ 200 đến 300 euro. Nhưng điều đáng quan tâm là đạo quân mại dâm nầy sẽ truyền bịnh đi khắp nơi vì đã có từ 24% đến 38% bị nhiễm HIV.
Nhà nước Ba Lan và Ukraina đã phát ra 150,000 bọc cao su miễn phí kèm theo những lời quảng cáo khuyến khích du khách thưởng thức của lạ mang đặc sản của hai nước cựu cộng sản nầy.
3* Những cuộc biểu tình chống hiếp dâm của nhóm FEMEN
3.1. Biểu tình ở Viện Bảo Tàng Louvre
     7 cô gái của nhóm nữ quyền Femen biểu tình trước tượng không tay của nữ thần Vệ Nữ, một biểu tượng cho sự dễ tổn thương của phái yếu. (Viện Bảo Tàng Louvre)
Ngày 3-10-2012, nhóm ngực trần vào Viện Bảo Tàng Louvre ở Paris, trước tượng thần Vệ Nữ (Venus de Milo), họ để ngực trần, hô to: “Chúng tôi có cánh tay” để ngăn chặn nạn hiếp dâm. (We have hands to stop rape).
Nguyên nhân biểu tình là để phản đối một sự kiện ở Tunisia, đó là một phụ nữ bị kết tội thiếu đứng đắn khi nộp đơn tố cáo một cảnh sát đã hiếp dâm cô.
Họ đứng trước tượng thần Vệ Nữ vì tượng nầy cũng ngực trần nhưng không có tay, tượng trưng cho sự tuyệt vọng của phụ nữ trước những mối đe dọa và hãm hại đối với phụ nữ.
Tượng không có tay, nhưng họ có tay để chống lại nạn xâm phạm cơ thể phụ nữ.
Ngày 15-10-2012, 8 thành viên FEMEN để ngực trần trước tòa nhà của Bộ Tư Pháp ở công trường La Place de Vendôme ở Paris để phản đối bản án kết tội không đúng mức về vụ 14 người thuộc băng nhóm du đảng đã hãm hiếp một cô gái.
4* FEMEN chống độc tài và tham nhũng
4.1. Biểu tình ngực trần chống Tổng Thống Putin
FEMEN give Putin and Merkel an eyeful in Hanover
Các chế độ độc tài tước đoạt quyền con người trong đó có nữ quyền. Nhóm FEMEN xuất thân từ Ukraina, một quốc gia có nhiều liên hệ đến Nga và Tổng Thống Putin. Họ chống Putin về độc tài và đã tạo ra cuộc chiến ở bán đảo Crimea, ly khai Ukraina để trở về với Nga.
Ngày 8-4-2013, tại hội chợ triển lãm công nghệ Hanover Messe (Đức), khi Thủ Tướng Angela Merkel hướng dẫn Putin đi tham quan, thì bất ngờ ba phụ nữ FEMEN xuất hiện, phanh ngực trần, la lối chống độc tài Putin.
Đài phát thanh NPR của Mỹ dẫn lời của thông dịch viên người Đức cho rằng, ông Putin muốn cám ơn những phụ nữ ngực trần đó, vì đã giúp thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế về cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước. Ông nói: “Tôi thích vụ biểu tình nầy” và còn khen những phụ nữ đó là “những cô gái xinh đẹp”.
Trong cuộc họp báo chung, Putin tuyên bố: “Chúng tôi đã biết chuyện nầy sẽ xảy ra. Chúng ta nên cám ơn những cô gái Ukraina nầy về những nổ lực của họ. Vì sự việc xảy ra rất nhanh nên tôi không thấy ở ngực của họ có những khẩu hiệu gì, thậm chí không thấy họ tóc vàng hay tóc đen”. Tóm lại, ông không nhìn vào tóc  nên không biết màu tóc của họ vàng hay đen. Còn chuyện có nhìn vào ngực của họ hay không thì chỉ có trời biết, đất biết và ông ta biết mà thôi.
Thủ Tướng Merkel cho biết: “Hành động biểu tình của nhóm nầy nằm trong căn bản của dân chủ, nhưng bà không ủng hộ hình thức ngực trần để thể hiện quan điểm. Nhà chức trách Đức sẽ xem xét coi nhóm nầy có vi phạm luật pháp hay không?”
Trước đó hồi tháng 12 năm 2012, nhóm FEMEN cũng đã tấn công ngực trần vào ông Putin tại sân bay Brussels (Bỉ).
Các kiều nữ tắm rượu giữa phố để phản đối Putin.
Ủng hộ Ukraina chống Putin (hình nộm)
Bên ngoài tòa nhà đang diễn ra hội nghị Á-Âu ở thành phố Milan (Ý) mà Tổng Thống Putin đang tham dự, các kiều nữ để ngực trần tắm rượu giữa phố để phản đối Putin đã gây ra nội chiến ở Ukraina.
Họ quỳ trước thánh đường Milan và đổ những xô rượu đỏ lên người. Họ cho rằng rượu đỏ là máu của người Ukraina. Biểu ngữ “Hãy ngừng thờ ơ với việc người Ukraina đang đổ máu”
4.2. FEMEN chống độc tài và tham nhũng
Ông Berlusconi bị buộc tội mua dâm với Mahroug khi cô này mới 17 tuổi
Ngày 25-2-2013, ba phụ nữ ngực trần tấn công cựu thủ tướng Ý, ông Berlusconi, khi ông đến phòng phiếu để vận động tranh cử.
Ba phụ nữ: Inna Shevchenko (thủ lãnh FEMEN), Oksana Shachko và Elvire Duval-Sharle, trên ngực của mấy cô có ghi dòng chữ “Đã quá đủ với Berlusconi”. Trên trang web của FEMEN, các nhà hoạt động nầy kêu gọi”không thể bầu cho người sẽ ngồi trong tù”.
Cựu thủ tướng nầy đã bị đưa ra tòa về các hành vi lạm dụng tình dục đối với gái vị thành niên, làm ăn với xã hội đen, kinh doanh gian lận, tham nhũng, nhận hối lộ và ăn chơi sa đọa. Đã bị kết án 4 năm tù về tội trốn thuế của công ty truyền thông Mediaset do ông làm chủ.
4.3. Ngực trần chống độc tài của Tổng Thống Belarus
Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, có chuyến thăm Ukraina trong hai ngày 17 và 18-6-2013. Trong khi ông nghỉ ngơi ở nhà khách của thủ đô Kiev thì nhóm ngực trần xông vào tấn công. An ninh kịp thời ngăn chặn.
Nhóm FEMEN cho biết, họ biểu tình ngực trần để chống ông về việc đàn áp tàn bạo các nhà hoạt động của nhóm họ hồi năm 2011.
Họ phản đối ông đã thủ tiêu những nhà báo độc lập, giam giữ trái phép hàng trăm người và xử tử nhiều người mà không có bằng chứng.
5* FEMEN chống Hồi Giáo
5.1. FEMEN kêu gọi thánh chiến ngực trần
Các tổ chức khủng bố Hồi Giáo kêu gọi thánh chiến để thiết lập một quốc gia Hồi Giáo toàn cầu. Tử vì đạo thì được lên thiên đàng Hồi Giáo và được thưởng những cô gái đồng trinh 13 tuổi, các giáo sĩ quảng cáo như vậy.
Sáng ngày 4-4-2013, các thành viên FEMEN đồng loạt biểu tình để ngực trần trên nhiều nước châu Âu như Bỉ, Thụy Điển, Ý, Ukraina, Pháp mục đích kêu gọi phụ nữ Hồi Giáo hãy vùng lên đòi quyền của phụ nữ, thay vì trùm đầu che mặt, thì chống lại bằng cách để ngực trần. Đó là thánh chiến ngực trần.
Họ trương những khẩu hiệu: “Muslim: Let’s get naked”, “Go to war againste patriarchy and dictatorship”.
Những cuộc biểu tình ngực trần đòi trả tự do cho Amina Tyler, người Tunisia , bị bắt giam vì đã đưa ảnh ngực trần của cô lên facebook với hàng chữ “Tôi sở hữu cơ thể của tôi. Nó không phải là nguồn gốc danh dự của bất cứ ai”.
Phản ứng của phụ nữ Hồi Giáo
5.2. Biểu tình ngực trần kêu gọi thả Amina Tyler
5.2.1. Vài nét vế Amina Tyler
Amina Tyler tên thật là Amina Sboui, sinh viên Tunisia, sinh ngày 7-12-1994.
Cô muốn sang Pháp học ngành báo chí và muốn làm một cú ngực trần gây ồn ào trong thế giới Hồi Giáo trước khi đi.
Ngày 11-3-2013, Tyler là người phụ nữ Tunisia đầu tiên đưa hình ngực trần lên facebook với câu bằng tiếng Á Rập “My body is mine and not the source of anybody’s honour”.
Tấm hình được coi là một thách thức và tấn công vào Hồi Giáo. Ngày 16-3-2013, Tyler được mời lên một show truyền hình, cô giải thích, hình đó không phải là vấn đề tình dục mà lý do là kêu gọi giải phóng phụ nữ Hồi Giáo ra khỏi chế độ phụ quyền gia trưởng trong xã hội Tunisia.
Giáo sĩ Imam Adel Almi tuyên bố, Tyler phải bị đánh 100 gậy và ném đá cho đến chết.
Ngày 19-3-2013, Amina Tyler viết lên tường nghĩa trang Kairouan chữ FEMEN để chống lại cuộc họp quốc hội thường niên của đảng Salafi do giáo sĩ Ansar al Shariah lãnh đạo.
Tyler bị bắt, đưa đến trại giam phụ nữ Messsaadina ở Sousse.
Cha của Tyler, bác sĩ Mounir Sboui, nói với báo Libération rằng, con ông đã phạm một lỗi lầm nhưng không phạm tội ác. Ông cho biết ông rất tự hào về con gái ông.
Khi Tyler bị bắt, các thành viên FEMEN ở Pháp đã biểu tình ngực trần trước tòa đại sứ Tunisia ở Paris, đòi thả Tyler.
5.2.2. Những cuộc biểu tình ngực trần quốc tế đòi thả Amina Tyler
Ngày 19-3-2013, Amina Tyler bị bắt giam thì nhóm FEMEN biểu tình ngực trần nhiều nơi như ở Brussels (Bỉ), Tunisia, Pháp, đòi thả Tyler.
1). Biểu tình ngực trần ở Tunisia
Ngày 29-5-2013, ba thành viên FEMEN gồm hai người Pháp tên Pauline Hillier, Marguerite Stern và một phụ nữ Đức tên Josephine Markmann đã biểu tình ngực trần đòi thả Tyler. Đây là lần đầu tiên nhóm phụ nữ ngực trần biểu tình tại một quốc gia Hồi Giáo ở Bắc Phi.
Ba phụ nữ xuất hiện trước tòa nhà của Bộ Tư Pháp, họ khoát áo choàng trắng là y phục truyền thống của người Tunisia.
Bất ngờ. Trút bỏ áo choàng. Đưa ngực trần vào Bộ Tư Pháp Tunisia. Ba cô chỉ mặc quần ngắn và hô to “Hãy trả tự do cho Amina”, “Cuộc cách mạng Mùa Xuân Á Rập của phụ nữ đã đến”.
Tunisia là quốc gia Hồi Giáo đầu tiên ở Bắc Phi đã nổ ra cuộc Cách Mạng Hoa Lài (Jasmine Revolution) lật đổ Tổng Thống Zine al-Abidine Ben Ali (ngày 14-1-2011). Cách mạng hoa lài kéo theo những cuộc cách mạng trong thế giới Á Rập Hồi Giáo như Ai Cập (Tổng thống Hosni Mubarak từ chức và bị bắt ngày 11-2-2011), Yemen, Lybia, Bharain, Jordan, nội chiến Syria bùng nổ từ ngày 26-1-2011 cho đến ngày nay. Các cuộc cách mạng xảy ra trong mùa xuân nên được gọi là Mùa Xuân Á Rập.
Ba nhà hoạt động nữ quyền nầy bị bắt và được thả ra sau một tháng ngồi tù ở Tunisia.
2). Phụ nữ ngực trần tấn công đoàn xe thủ tướng Tunisia ở Bỉ
 “Ngực trần” tấn công xe của Thủ tướng Tunisia đòi thả Amina Tyler
Ngày 26-6-2013, tại thủ đô Brussels của Bỉ, nhóm ngực trần đã tấn công vào đoàn xe của Thủ tướng Tunisia là Ali Larayedh khi ông viếng thăm trụ sở của Liên Âu (EU=European Union). Mục đích biểu tình là phản đối việc bắt giữ Tyler và đấu tranh cho nữ quyền ở Tunisia.
Khi đoàn xe bắt đầu chuyển bánh thì một cô ngực trần vượt qua hàng rào an ninh, nhảy lên đầu xe ngoại giao. Đồng thời 2 phụ nữ ngực trần khác cũng nhanh chóng lao đến xe của Thủ tướng Ali Larayedh, hô to “Hãy trả tự do cho Amina”. “Hãy ngừng trấn áp”.
Nhân viên an ninh phải vất vả lắm mới lôi xuống và giữ mấy cô cho đến khi đoàn xe rời khỏi địa điểm.
Ngày 29-7-2013, Amina Tyler được miễn truy tố về tội khinh thường và phỉ báng nhưng vẫn bị giữ trong nhà tù chờ xử vụ án viết trên tường chống lại đảng Salafi do giáo sĩ Ansar al-Shariah lãnh đạo.
Vào tháng 8 năm 2013, Amina Tyler được trả tự do nhưng cô phải tuyên bố đã rời khỏi nhóm FEMEN, vì những cuộc biểu tình của FEMEN đã thiếu tôn trọng Hồi Giáo.
6* FEMEN chống đạo Thiên Chúa
6.1. Nguyên do chống đạo Thiên Chúa
Với tuyên ngôn “Cơ thể tôi là của tôi”, nhóm FEMEN cho rằng người phụ nữ có trọn quyền về những gì có liên quan đến thân thể của họ, cụ thể là cái bào thai trong bụng. Là người chủ, họ có quyền “lựa chọn” (Pro-choice) và quyết định phải giữ cái bào thai trong bụng, hoặc phá bỏ nó đi.
FEMEN chống đạo Thiên Chúa vì đạo nầy chống phá thai (Anti-Abortion) và không ủng hộ hôn nhân đồng tính.
6.2. FEMEN gây náo loạn ở công trường Thánh Phao Lồ của Vatican
Quảng trường Thánh Saint Peter, Vatican
Quảng trường Thánh Saint Peter, Vatican
Hồi tháng 11 năm 2011, tại quảng trường Thánh Phao Lồ, sau bài giảng của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, thì một phụ nữ tên Alexandra Shevchenko bỏ áo khoát, để lộ ngực trần, vẫy một biểu ngữ “Tự do cho phụ nữ” (Freedom for women). Cảnh sát Ý đã lập tức bắt giữ cô nầy.
Phụ nữ ngực trần cướp tượng Chúa hài đồng ở Vatican
Ngày 25-12-2014, một phụ nữ ngực trần đã làm gián đoạn quang cảnh lễ Giáng Sinh tại công trường Saint Peter, Vatican. Người phụ nữ nầy chui qua hàng rào và nhanh chân chạy đến hang đá nắm lấy tượng Chúa hài đồng, chạy và giơ cao lên cho mọi người xem.
Để chỉ địa vị cao cả của người phụ nữ, cô nầy hô to “Thiên Chúa là phụ nữ”, đồng thời trên ngực cô cũng có dòng chữ “God is woman”
6.3. FEMEN tấn công quậy phá Nhà Thờ Đức Bà Paris
Hình nhà thờ Đức Bà ở Paris
Ngày 2-9-2013, 9 phụ nữ ngực trần tấn công quậy phá Nhà Thờ Đức Bà Paris. Họ đập chuông và hô khẩu hiệu chống Giáo Hội Công Giáo La Mã vì đã chống lại việc phá thai và chống hôn nhân đồng tính. Họ cũng yêu cầu Đức Giáo Hoàng Benedict XVI từ chức.
Tòa án đưa ra những mức phạt cho từng người, từ 300 đến 500 đến 1,000 euro. Đồng thời tòa án cũng ra phán quyết cảnh cáo các cảnh sát đã quá mạnh tay đối với nhóm phụ nữ nầy.
6.4. FEMEN ủng hộ hôn nhân đồng tính
Ngày 18-11-2012 khoảng 100,000, đa số là công giáo đã xuống đường ở Paris để phản đối luật cho phép người đồng tính kết hôn.
Nhóm phụ nữ ngực trần xuất hiện. Đội khăn theo kiểu nữ tu, ngực trần, chỉ mặc chiếc quần ngắn màu đen. Ngực trần phá rối cuộc biểu tình bằng cách phun một loại chất lỏng màu trắng vào người biểu tình.
Đám đông phẩn nộ. Trận hỗn chiến trên đường phố nổ ra.
Cảnh sát phải dùng hơi cay để giữ đám đông bình tĩnh, đồng thời bao vây đám ngực trần để bảo vệ an toàn cho họ.
Sau đó, nhóm ngực trần bị đưa về bót. Vụ đụng độ làm cho hai phụ nữ ngực trần bị thương. Một gãy một chiếc răng, một bị gãy xương sóng mũi.
FEMEN đe dọa “FEMEN không thể quên vụ nầy và sẽ trả thù”.
6.5. FEMEN quậy phá trình diễn thời trang
Show trình diễn thời trang của người mẫu Nina Ricci trong Tuần lễ Thời trang Xuân Hè ở Paris năm 2014. Khi người mẫu bước chân trên catwalk (sàn hẹp và dài để người mẫu trình diễn thời trang) thì nhóm ngực trần xuất hiện. Trên ngực có dòng chữ “Người mẫu không đi nhà thổ” (Models don’t go brothel), “Thời trang=Chủ nghĩa phát xít”. Phản đối người mẫu biếng ăn, phản đối phân biệt chủng tộc, nô lệ tình dục và mại dâm. Trước kia nhóm FEMEN cũng đã chống phá những buổi biểu diễn thời trang như thế.
6.6. FEMEN chống tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga
Ngoài việc chống Tổng thống Putin, nhóm ngực trần còn chống tổng thống thân Nga là Viktor Yanukovych. Nhóm ngực trần biểu tình và xếp hàng cùng tiểu lên mặt tấm hình của Yanukovych. Viktor Yanukovych bị lật đổ và chạy sang tỵ nạn ở Nga.
7* Vài nét tổng quát về nhóm FEMEN
7.1. Tuyên ngôn “Thân thể tôi là của tôi”
FEMEN được thành lập tại Ukraina ngày 10-4-2008, là nhóm phụ nữ trẻ gồm những sinh viên người Ukraina, từ 18 đến 20 tuổi, xuất hiện từ năm 2008. Ba sáng lập viên là Anna Hutsol, Oksana Shachko và Elexandra Shevchenko. Nhóm nầy có 300 thiếu nữ ở Ukraina và có nhiều thành viên ở các nước khác như Thụy Sĩ, Ba Lan, Hoà Lan, Thụy Điển, Brazil, Ý và Hoa Kỳ.
Ban đầu, nhóm nầy chống lại các dịch vụ mại dâm, sau đó đấu tranh cho nữ quyền. Họ phát biểu: “Trước đây, bộ ngực của phụ nữ được xem như công cụ của đàn ông, của công nghiệp tình dục, thời trang, quảng cáo…Chúng tôi muốn bộ ngực trần phải thuộc về chính người chủ đích thực của nó, là phụ nữ. Chúng tôi tự hào, vì ngực trần không những chỉ đăng trên trang bìa của tập san Playboy mà nó còn thể hiện sự phản kháng một số vấn đề của đời sống”.
FEMEN nổi tiếng thế giới do những cuộc biểu tình ngực trần chống du lịch tình dục, chống mại dâm và phân biệt giới tính. Chống công nghệ khiêu dâm, chống chế độ độc tài. Chống Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo về vấn đề khinh thường phụ nữ, chống phá thai và hôn nhân đồng tính.
Khẩu hiệu của nhóm là “Thân thể tôi là của tôi” (My body is mine). Tháng 10 năm 2013, FEMEN có 30 thành viên ở Pháp và 300 thành viên ở một số quốc gia trên thế giới. Trang Web của FEMEN cho biết đã có khoảng 150,000 người ủng hộ trên thế giói.
7.2. Chạy sang Paris tỵ nạn
Inna Shevchenko và những thành viên nồng cốt của FEMEN
Ngày 17-2-2012, Inna Shevchenko, thủ lãnh FEMEN, cùng ba thành viên dùng máy cưa cầm tay đốn ngã cây thánh giá bằng gỗ cao 5m trong sân nhà thờ tại thủ đô Kiev của Ukraina.
Công tố kết tội hình sự và nhiều cú điện thoại đòi lấy mạng. Cánh cửa nhà cô bị đập nát nên Inna Shevchenko trốn sang Pháp và sau đó gầy dựng FEMEN ở Paris.
Ở Pháp, tháng 12 năm 2012 Shevchenko lập ra cơ sở huấn luyện các nhà hoạt động phụ nữ của nhóm nầy.
Cuối tháng 7 năm 2013, người sáng lập FEMEN là Anna Hutsol và một số thành viên bị mật vụ Nga và Ukraina tấn công, đánh đập ở một ngày trước khi Tổng thống Vladimir Putin đến thăm Ukraina.
FEMEN có riêng những người chụp hình, quay phim và làm bản tin để đưa lên internet vì những cuộc biểu tình của họ được giữ bí mật và xuất hiện đột ngột nên phóng viên của các hãng tin không có cơ hội làm phóng sự.
7.3. FEMEN giải thích lý do để ngực trần
FEMEN cho biết “Đó là cách duy nhất để những yêu cầu của chúng tôi được thấy, được nghe và quan tâm. Nếu biểu tình với cách ăn mặc bình thường với vài ba chục phụ nữ cầm biểu ngữ thì những yêu sách của chúng tôi không được ai chú ý đến và quan tâm”.
Nhiều thành viên cho biết việc tham gia ngực trần khiến cho gia đình họ không bằng lòng và xa lánh họ. Ngoài ra, họ còn bị đánh đập, hăm dọa đòi mạng và bắt cóc.
Ngày 27-8-2013, cảnh sát Ukraina đột nhập vào trụ sở, lục soát và tuyên bố đã tịch thu được một khẩu súng và một trái lựu đạn.
Ngày 30-8-2013, ba người lãnh đạo của nhóm là Anna Hutsol, Inna Shevchenko và Yana Zhdanov bị triệu tập đến cơ quan an ninh để thẩm vấn. Họ bỏ trốn sang tỵ nạn ở Paris.
7.4. Chiến thuật mới Sextremism
Nhóm FEMEN nói về họ. “Chúng tôi đang phát triển một chiến thuật mới gọi là “Sextremism” đấu tranh cho nữ quyền. Đó là tấn công nhưng không bạo động, khiêu khích nhưng có thông điệp rõ ràng”.
Chiến thuật mới là nới rộng phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia. Đã tổ chức được những chi nhánh trên 10 quốc gia, tuy nhiên chỉ có Canada hoạt động được. FEMEN vận động phụ nữ Canada đấu tranh đòi quyền được phá thai.
“Sextremism không những cho phép chúng tôi nâng cao nhận thức về một số vấn đề quan trọng mà phụ nữ ngày nay phải đối diện, mà còn để cho chúng tôi kiểm tra mỗi quốc gia để có những mức độ cụ thể đối phó với họ.”
Nhiều bộ phận phụ nữ ngày nay đang sống trong một thế giới mà người đàn ông làm chúa tể. Họ chế ngự văn hóa, kinh tế và tư tưởng. Phụ nữ bị xem như một nô lệ, bị tước mất quyền sở hữu về cơ thể của họ.
Tất cả những chức năng của cơ thể phụ nữ bị kiểm soát một cách khắc nghiệt và bị qui định bởi chế độ phụ quyền, gia trưởng. Cơ thể phụ nữ bị khai thác triệt để, từ thú vui tình dục đến những chương trình khiêu dâm, mại dâm”.
Nhóm FEMEN cho rằng họ là hóa thân của những phụ nữ Amazon trong truyền thuyết huyền thoại Hy Lạp thời cổ đại. Không biết sợ hải trước mọi nguy hiểm.
7.5. Về tài chánh của FEMEN
Quỹ sinh hoạt của nhóm FEMEN được thu nhập từ việc bán những sản phẩm mang danh hiệu FEMEN và thu nhập từ các nhà tài trợ là những doanh gia ở Ukraina như sau:
  • Doanh gia Helmut Geier có biệt danh là DJ Hell.
  • Doanh gia người Đức Beate Schoner hiện đang sống ở Ukraina.
  • Doanh gia người Mỹ là Jed Sunden, người sáng lập công ty truyền thông KP Media ở Ukraina.
  • Chủ nhân của tờ báo Kyiv Post ở Ukraina.
Hồi tháng 3 năm 2012, sáng lập viên FEMEN là Anna Hutsol tiết lộ cho tạp chí Focus biết là cuộc biểu tình ở Istanbul (Thổ Nhỉ Kỳ) do công ty sản xuất quần áo lót của nước nầy tài trợ.
Một nhà báo xâm nhập vào nhóm ngực trần cho biết, chi phí sinh hoạt của nhóm mỗi tháng là 2,500 USD. Chi phí công tác của mỗi thành viên là 1,000 USD/tháng.
8* Hình ảnh ngực trần bị an ninh và cảnh sát khống chế
9* Kết luận
Ngực trần được chú ý đến nhiều là do ngực trần của các thiếu nữ xinh đẹp. Những vấn đề mà nhóm nầy nêu lên để đấu tranh, phản đối, thì rất quá lớn, như những thành trì kiên cố khó bị đốn ngã.
Đã có rất nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đấu tranh bằng quân sự, kinh tế và ngoại giao mà vẫn chưa đạt được thành công như ý muốn. Nhân quyền, độc tài, kỳ thị phụ nữ vẫn tồn tại.
Về văn hóa, một số người thưởng thức ngực trần, một số đông phản cảm. Luật pháp của thành phố Ontario của Canada cho phép để ngực trần ở nơi công cộng nhưng số người can đảm thực hiện cũng còn quá ít hoặc không có.
Kể ra thì nhóm FEMEN cũng có sáng kiến và can đảm về hình thức, nhưng về nội dung của những cuộc biểu tình thì chưa đạt được “mục đích yêu cầu”.
Trúc Giang
Minnesota ngày 16-9-2015

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...