Skip to main content

"Kế Sách Tuyệt Diệu Của Cộng Sản Vietnam: Trục Xuất Người Phản Kháng".

Hình: Bao Huynh, chụp tại "Hội Luận Truyền Thông" của anh Điếu Cầy Van Hai Nguyen.
Aleksandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1970, tác giả của nhiều cuốn sách lẫy lừng như “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich” (One Day in the Life of Ivan Denisovich) và “Quần Đảo Ngục Tù” (The Gulag Archipelago) đã là một nạn nhân của chính sách độc tài Sô Viết. Ông bị tù 8 năm về việc viết văn chống lại chính sách diệt chủng của Liên Xô. Tháng 3 năm 1953, sau khi mãn hạn tù, ông lai phải đi đầy ở Kok-Terek, miến Đông Bắc Kazakhstan. Ở đó, ông bị bệnh ung thư nặng tưởng như sắp chết, nhưng vì tên tuổi ông đã vượt quá ranh giới quốc gia, nên nhà cầm quyền phải gửi ông đi chữa trị tại Tashkent, nơi đây với kỹ thuât cao, đã cắt bỏ khối ung thư thành công. Năm 1970, ông được Giải Nobel về Văn Chương, nhưng ông không được đi nhận giải này, đến mãi năm 1974, sau khi ông bị “trục xuất” ra khỏi nước Nga, ông mới được lãnh giải này. Năm 1990, một năm trước khi chế độ Liên Bang Sô Viết sụp đổ, ông được Nhà Nước Liên Xô gọi để trả quyền công dân, tuy nhiên, mãi đến 1994, ông mới trở về Nga với bà vợ, Natalia, người mà sau đó đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Nhà văn chiến đấu thiên tài này mất năm 2008, vào tuổi 89. Suốt thời gian ở nước ngoài, Solzhenitsyn không sáng tác được tác phẩm nào vượt qua hai cuốn truyện lừng danh khi trước, và tên tuổi ông cũng chìm dần trong sự lãng quên của thiên hạ.

Nhìn lại tình hình những người tranh đấu cho Dân Chủ tại Việt Nam, chúng ta thấy có nhiều trường hợp tương tự. Bên cạnh năm trường hợp với tên tuổi không được phổ biến vì sợ liên lụy cho những thân nhân còn lại, có những khuôn mặt lớn như Mục Sư Hồ Hiếu Hạ, Giáo Sư Nguyễn Chính Kết, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Chiến Hữu Võ Đại Tôn, Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, Đốc Sự Phạm Trần Anh, Luật Sư Bùi Kim Thành, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy, và gần đây, Cù Huy Hà Vũ đã bị “trục xuất” ra khỏi nước. Thật sự, dùng chữ “trục xuất” ở đây cũng chưa hẳn đúng, vì tất cả mọi trường hợp ra đi, đều có sự can thiệp cực mạnh của Hoa Kỳ cũng như của các cơ quan Nhân Quyền quốc tế. Vì sự thúc đẩy của Hoa Kỳ mạnh nhất nên Công Sản Việt Nam đành cho tất cả những người nói trên được sang Hoa Kỳ và sinh sống ở đây. Đa số người đã đi trực tiếp từ nhà tù hoặc chỉ ở ngoài nhà tù có một ngày rồi bay đi Mỹ luôn. Năm 1990, Mục sư Hồ Hiếu Hạ đang ở tù thì đột nhiên được đưa về Saigon, ngủ một đêm (?), rồi bay thẳng sang Mỹ. Chiến Sĩ Võ Đại Tôn thì được một khoảng thời gian Tự Do ngắn ngủi trước khi qua Hoa Kỳ. Với Luật Sư Bùi Kim Thành, bà cho biết cũng không được đoàn tụ với gia đình quá một ngày mà được đưa thẳng sang Mỹ. Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy cũng thế. Gần đây nhất, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng được trả tự do cùng ngày với chuyến bay đi Mỹ.

Điều quan trọng liên hệ đến những việc “trục xuất” hay di tản này, là những hệ quả của việc ra đi gấp rút đó. Tùy trường hợp và tùy theo hoạt động của mỗi người khi còn ở trong nước, mà họ đã thành công hay thất bại ở Mỹ một cách cay đắng.

-Năm vị mà tên tuổi không được lưu tâm mấy (không thể trình bầy trong bài này, vì sẽ có những hậu quả không tốt cho gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam), thì hầu như biến mất trong diễn đàn chính trị và không được ai nhắc nhở đến và chính họ cũng không muốn được nhắc đến vì đang phải vật lộn với cuộc sống trước mắt đầy gian lao, thử thách. Có người đi học “nail”, người thì nhận tiền bệnh, người thì phải chấp nhận đi săn sóc các bệnh nhân già hay gần chết, phải quen với máu mủ, đi tiểu, đi tiêu, tắm rửa.. Làm được điều này thực sự là cực kỳ khó khăn cho những ai đã từng có đời sống thoải mái ở Việt Nam. Một, hai vị chịu không nổi với áp lực của cuộc sống, không thể kiếm gạo tại nơi này lại đang chuẩn bị trở về nước.
-Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt thì hầu như không xuất hiện nơi chốn đông người, chỉ thỉnh thoảng mới lên tiếng trong một vài cơ hội gặp gỡ nhỏ lẻ tại các cuộc hội thảo không lớn. Hầu như ông né tránh cộng đồng sau khi ông ngỏ ý thiên về biện pháp hòa hợp hòa giả với Cộng Sản. Nhiều bài báo nêu tên ông ra như một cái đích để bắn tỉa với những luận điệu rất kỳ quặc. Do đó, hầu như ông đã biến mất khỏi diễn đàn chính trị hải ngoại.

-Luật Sư Bùi Kim Thành thì tên tuổi hoàn toàn bị cháy, vì những hành động không được cộng đồng chấp nhận và những lời phát ngôn không đúng chỗ. Ngoài ra, sự liên hệ của bà với nhóm Nguyễn Hữu Chánh, rồi Việt Weekly, Nguyễn Phương Hùng, đã làm cho cộng đồng xa lánh bà. Hiện nay, bà bị tẩy chay trong tất cả các cuộc mít-tinh, hội thảo cộng đồng.

-Mục Sư Hồ Hiếu Hạ thì hầu như chỉ còn lo việc phụng sự Chúa mà không tham gia sinh hoạt chính trị nào nữa. Dư luận không hề nhắc đến tên ông từ gần hai thập niên nay.

-Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì đã dùng hết khả năng văn chương của mình mà tiếp tục chiến đấu trên các diễn đàn chính trị quốc tế cũng như tại Mỹ, bất chấp lời ông tiếng ve của bọn nằm vùng và tay sai cũng như của một số người thích “độc quyền chống Cộng”. Không để ý đến những lời vu cáo, mạ lị, chửi bới tục tĩu hàng tôm hàng cá của ngay chính những người mệnh danh là chống Cộng, ông vẫn tham gia vào nhiều tổ chức, sinh hoạt chính trị chống Cộng và vẫn dõng dạc cất lên tiếng nói của một người công chính cho đến khi ông ra đi. Bên cạnh ông, Đốc sự Phạm Trần Anh vẫn có mặt trong hầu hết các sinh hoạt cộng đồng và nhờ sự trợ giúp của bạn hữu, đã ra mắt sách vài lần, nhưng kết quả không được như ý muốn vì sự hờ hững của thiên hạ.

-Giáo sư Nguyễn Chính Kết vẫn tiếp tục tranh đấu theo phương tiện của ông, và trên các diễn đàn chính trị của đài phát thanh, truyền hình, và một số bài trên Net. Tuy nhiên, vì phải lo sinh sống với cái tuổi không còn trẻ, ông đã không còn hăng say như những ngày đầu. Vì thế, tên của ông chỉ được nhắc đến trong những lần sinh hoạt thật lớn. Dĩ nhiên, ông cũng bị mạ lị tơi bời trên Net.

-Chiến sĩ Võ Đại Tôn, khi mới sang Mỹ được tiếp đón rạng rỡ, nhưng sau khi có những bài viết gây bất lợi cho ông đến từ trong nước hay ngay tại hải ngoại, ông đã mất đi hào quang của ngày mới trở lại Mỹ, mặc dù ông vẫn tiếp tục tham gia tranh đấu theo phương diện văn chương. Ngay sau khi ông về Hoa Kỳ, Công Sản Việt Nam gửi theo môt tấm hình mà chúng cho là ông đang nhậu với công an, và bản tự kiểm mà bất cứ người tù chính trị nào cũng phải viết trước khi ra khỏi trại. Một tờ báo vớ được tài liệu đó vội vã tung lên ngay, làm cho hào khí của những người ngưỡng mộ ông dần phai lạt.

-Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy hiện tại cũng đang tiếp tục đấu tranh cho Dân Oan bằng các tuyển tập văn chương và các buổi nói chuyện với cộng đồng, tuy mức độ không được như ý, nhưng vẫn giữ vững tinh thần của mình không mệt mỏi. Lý do mà hoạt động đấu tranh của bà không được cộng đồng ủng hộ nhiệt tình, vì trong phương diện một người ở Việt Nam xa lắc, không thể hiểu nổi được những sự thực phũ phàng tại hải ngoại, bà đã tham gia vào Việt Tân, một đảng phái không được đa số ưa chuộng rồi sau đó, lại tách ra khỏi đảng ấy qua những tranh cãi vô ích. Do đó, lời phê phán bà nhiều hơn là hỗ trợ. Hiện nay, bà cũng đang chật vật với cuộc sống trên xứ người vì không còn được chính phủ trợ cấp nữa.

-Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, vì mới tới được một, hai ngày, chưa hoạt động gì, nên cộng đồng phải chờ xem môt thời gian nữa, mới có thể kết luận được việc làm của ông có ảnh hưởng và y nghĩa như thế nào trong cuộc chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ tại Việt Nam.

Trong tất cả các trường hợp ấy, có môt điểm chung nhất mà tất cả những vị trên phải đối diện một cách căng thẳng là “dư luận tại hải ngoại”. Dư luận tốt thì ít, mà dư luận xấu thì tràn ngập. Điểm xuất phát từ những dư luận xấu là từ những chuyên viên Cộng Sản nhận lệnh phải trù dập những người ra đi này cho tàn mạt, do tay sai nằm vùng tại hải ngoại, do những tên phản bội, trở cờ, theo Cộng để nhận chút tiền bố thí của Cộng hầu sống sót qua ngày, cũng có thể là những dư luận viên thích “Nổ”, hay khoe khoang tài năng tiên đoán chính trị của mình, và những người ghen tị, thấy ai nổi lên được thì phải dìm xuống cho cùng tầng lớp với mình mới khoái chí. Rất ít dư luận viên có tinh thần khoa học, khách quan, phân tích tường tận vấn đề có lợi cho đất nước qua những nhân vật từng là những đốm lửa sáng chói kia. Nhưng tất cả những hậu quả ấy, đều nằm trong một kế sách của Cộng Sản Việt Nam, bắt chước Liên Xô. Đó là kế sách: Mượn đao giết người. Khi không thể bỏ tù lâu hơn được vì sức ép của quốc tế, muốn lừa gạt thế giới, cho thấy rằng chế độ cũng có chút nhân đạo, thì trục xuất những nhà tranh đấu ra khỏi nước, rồi đuổi theo giết chết tên tuổi đó bằng các dư luận viên của chúng, trong khi kích động các như dư luận viên, các nhân vật “Nổ” ở hải ngoại bằng những lời lẽ tưởng như là chân lý. Vì sống trong tiện nghi dân chủ ở nước Mỹ lâu rồi, một số các quan sát viên, không thông cảm được nếp sống thực ở Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi dư luận linh tinh, nên cũng vô tình tiếp tay với Cộng Sản, viết bài phê bình nặng nề, làm chết tên tuổi của các nhà tranh đấu đó. Dĩ nhiên, những nhân vật thích “Nổ” thì khi vớ được đề tài, vội vã lên án ngay, để chứng tỏ mình là “trên thông thiên văn, dưới làu địa lý, tiên đoán như Khổng Minh, lầu thông binh pháp như Tôn Tẫn.” Những người này bung ra một loạt câu hỏi: “Tại sao người ấy lại làm như vậy? Tại sao người ấy lại không làm như vậy?” nghĩa là chặn cả hai đầu, nói “có” cũng chết, mà nói “không” cũng chết.

Thực tế, nhà cầm quyền Cộng Sản nhận thấy rằng nếu trả tự do cho các nhà tranh đấu, để họ sống thong dong trong nước thì nhức đầu, sợ mấy người này “quậy tới bến”, sợ họ lôi kéo thêm được cảm tình viên, sợ tiếng tăm của họ nổi như cồn trên thế giới làm ảnh hưởng đến việc bám trụ vào quyền lực của Đảng. Vì thế, giải pháp thần sầu nhất là “Mượn Đao Giết Người”, cho những người này, sau khi sang Mỹ thì mất đi hào quang của những ngày còn trong tù ngục và có thể còn bị nhục nhã nữa. Sau khi nhà thơ Nguyễn Chí Thiện được tự do, thì lập tức hàng loạt bải viết mạ lị ông, vu cáo ông, phân tích lý lịch tập thơ của ông, đồng thời chụp cho ông một loạt “mũ” xấu xí như “Nguyễn Chí Thiện từng làm chủ động điếm ở Bà Mâu…”, “Nguyễn Chí Thiện này là giả, Thiện thật đã chết trong tù”, “Thiện ở Mỹ là cán bộ tình báo của Trung Cộng”…vân vân…Với các nhân vật khác cũng thế, ai cũng bị chụp mũ, nhiều hay ít, thì tùy hoàn cảnh. Kế sách “Mượn Đao Giết Người” của Cộng Sản thật là hữu hiệu, không đổ mồ hôi, không lo chặn bắt, canh giữ mà các nhân vật bị “Trục xuất” kia cứ từ từ mà chết dần. Một nhà lý luận trí thức, tác giả của bài “Trần Khải Thanh Thủy đã chết”, nay lại viết thêm một bài nữa: “Cù Huy Hà Vũ đã Chết!”. Thật độc địa!

Còn với Cù Huy Hà Vũ, thì ngoài luận điệu là “sao không tiếp tục ở tù mà lại sang Mỹ làm chi?” còn luận điệu khác là : “Coi chừng Cù Huy Hà Vũ là con cờ của Cộng Sản.Cù Huy Hà Vũ được cài sang Mỹ để mai mốt về nắm quyền hành, môt khi chế độ Cộng Sản xụp đổ, thì cũng có người cứu bồ…” Hoặc khoa học hơn: “Cù Huy Hà Vũ không thể trở về…” vân vân và vân vân…

Những tác giả vu chụp ấy, thường ngồi viết bên cạnh cái bàn viết đầy đủ tiện nghi, và ly cà phê sữa hột gà nóng hổi, không hề nghĩ rằng nhu cầu đấu tranh cho Dân Chủ và trách nhiệm cứu nước không phải là nhiệm vụ riêng của những nhà tranh đấu ấy. Việc chống Cộng cứu nước là của toàn dân, trong đó có những tác giả thích lý luận ấy! Tại sao chính các tác giả các bài lý luận đó không đứng lên tranh đấu cho Dân Chủ đi, mà buộc những người kia phải tiếp tục làm hoài cho đến chết? Những người vu chụp đó đã làm gì cho dân tộc chưa? Hay chỉ ngồi sa lông mà lý luận xuông? Họ có biết rằng “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” không? Trên hết, những ngày tù ngục đó cũng có thể là mồ chôn của họ, nếu bọn cai tù muốn giết chết họ rồi báo cáo là tù nhân tự treo cổ bằng chính dây giầy của mình? Lúc ấy, có thế lực nào có thể cải tử hồi sinh cho họ không? Thảng hoặc, họ được tha về, sống lây lất, không nghề nghiệp, đói lả người, vợ con nheo nhóc, có ai yểm trợ cho họ sống bình thường được không? Thường thì các nhà Dân Chủ, sau khi bị tù, thì lập tức công an vây chặt gia đình, bủa lưới dăng bắt cả bạn bè, người quen, họ hàng xa gần nữa. Vợ và chị em của ông Đoàn văn Diên bị xua đuổi đến cùng, cho đến khi bà vợ phải chạy xe ôm, thì cũng bị công an cho xe đụng, què luôn. Luật Sư Lê Trần Luật bị xua đuổi, không chỗ ở, vợ chồng con cái lang thang, đến ngụ chỗ nào cũng bị công an phong tỏa. Chủ nhà bị đe dọa: “Chị có biết đang chứa chấp một tên phản động không?”, thế là chủ nhà chắp tay, van lạy Luật Sư Lê Trần Luât ra đi giùm! Trong khi Hồ Thị Bích Khương đang chiến đấu ở Hà nội, thì công an ở nhà bóp cổ giết chết chồng cô, rồi vất ra sông cho trôi lềnh bềnh nhiều này. Bọn khốn còn dàn dựng đụng xe cho cô chết, nhưng may mắn, cô chị bị gẫy xương vai và xương sườn. Chúng vá xương vai của cô bằng cái đinh bù long đóng từ ngoài bả vai vào trong, đầu đinh thò ra ngoài, máu mủ chẩy tươm suốt ngày. Chưa đủ, bây giờ chúng lại bắt cô nhốt tù như nhốt chó. Lê Thị Kim Thu bị đánh hội đồng trong tù, khi ra tù, chúng lột quần lót của cô, chỉ cho mặc quần dài rồi đuổi ra đường. Sau một thời gian, chúng lại nhốt lại. Tạ Phong Tần, luật gia, cựu Đại Úy Công An, luôn luôn bị côn đồ làm nhục. Chúng còn muốn tụt quần cô ra giữa đường, sau đó thì bưng cô lên vất vào phường, bỏ đói, bỏ khát… Nguyễn Hoàng Vi bị công an bắt cởi hết quần áo, rồi xâm phạm cô. Huỳnh Thục Vy nuôi con nhỏ trong buồng, thì ngoài cửa bọn khốn đổ đầy phân người vào, khiến mẹ con cô nôn thốc nôn tháo. Cháu bé bị mùi thối, muốn xỉu… Còn rất nhiều vụ hành hạ vô nhân đạo như bởi bàn tay ma quỷ nữa cho tất cả những ai can đảm dám đứng lên tranh đấu. Và, biết bao người, đột nhiên bị công an kêu lên làm việc, sáng hôm sau, đã chết và thân nhân chỉ nhận được một câu: “Anh ấy tự tử bằng cách tự nhét giẻ vào mồm cho đến chết!” Có ai làm gì được chúng nó không? Các nhà lý luận kia có về cứu được họ ra khỏi tù không? Có dám thử làm tù nhân môt ngày trong cái xã hội khủng khiếp, ghê rợn đó, đang bị Sâu Bọ Lên Làm Người cai trị không?

Xin hãy trả lời trước khi dùng chữ giết chết các nhà Dân Chủ mới được tự do ở Thế Giới Tự Do này. Và nên nhớ là họ tự nguyện làm việc đó chỉ vì lòng yêu nước chan chứa, chứ không có ai trả tiền hay ra lệnh cho họ cả. Cứu Nước là việc chung của tất cả chúng ta, không phải là nhiệm vụ đặc biệt của những người đang chấp nhận sống, chết, lên tiếng nói cho Lẽ Phải kia. Xin hãy đứng dậy và làm điều gì cho đất nước đi, còn nếu cứ ngồi xuông mà phê phán thì bất cứ một “teenager” nào cũng làm được.

Chu Tất Tiến.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...