Skip to main content

Đề nghị các đồng chí nói nhỏ khi ăn

Nguyễn Phương 
(VietNamNet)

Loa công cộng đã hết phận sự
Tay run run, ông cụ tháo bỏ cái chụp tai xin của đứa cháu lái máy xúc thường dùng để bịt tai khi điều khiển máy xúc. “Đau đầu lắm ông ạ, ngày nào nó cũng khoan vào óc thế này đấy, khổ lắm mà chẳng biết kêu ai. Những hôm khỏe còn cố chịu, những ngày mệt thì thật chẳng khác gì bị tra tấn. Giá như nhà mình là cái thuyền thì tôi đã chèo đi chỗ khác rồi. Tôi cứ tưởng nước mình hết chiến tranh rồi thì thôi loa công cộng”.
images
Cụ than vãn về cái loa phường tại một con phố của Hà Nội.
Lúc ấy hai cái loa phường vừa hết chương trình hàng ngày. Không gian bỗng trở lại yên tĩnh. “Không chỉ riêng phường của cụ, mà các phường- xã khắp cả nước đều như vậy. Cụ chỉ có “chèo” ra thả neo ở biển may mới thoát”. Tôi hài hước đùa cụ.
Đã có hàng chục bài viết, hàng trăm ý kiến, thậm chí có cả truyện ngắn và thơ kêu than về sự phiền nhiễu do hệ thống loa phường– xã gây ra. Nhưng dường như tất cả chỉ như những viên đá ném xuống ao bèo?
Khi được hỏi về sự phiền toái do loa phường- xã gây ra, cơ quan này đùn cho cơ quan kia và cuối cùng không biết ai là chủ của nó.
Thời chiến, hệ thống loa công cộng có tác dụng cánh báo người dân khi có máy bay địch. Nay gia đình nào cũng đầy ắp các phương tiện thông tin, từ radio, TV, đến Internet. Ngoài đường đầy rẫy các sạp báo. Nhà ga, bến tàu, trường học … , đều có hệ thống thông báo riêng. Như vậy, loa phường- xã nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
Vậy tại sao hệ thống loa công cộng vẫn tồn tại? Có người bảo đây là nguồn tạo công ăn việc làm cho người thân của một số cán bộ xã phường cho nên họ không muốn bỏ?
Mớ âm thanh hỗn độn
Bất cứ lúc nào dạo qua phố phường ở Hà Nội người ta đều có thể chứng kiến “tận tai” mớ âm thanh huyên náo hỗn độn phát ra từ mọi nguồn.
Trên đường phố là tiếng còi xe làm thót tim người đi đường, âm thanh như xé tai của ống xả xe máy không giảm thanh; là tiếng rao vặt được ghi âm sẵn rao bán báo, cà phê dạo, mua đồng nát …
Dọc vỉa hè là hệ thống loa của các hàng quán chõ ra đường, gọi khách bằng thứ nhạc điện tử đơn điệu phát suốt ngày. Ai có dịp đến thăm các quốc gia châu Á, kể cả ở Trung Quốc nơi có hệ thống loa công cộng gần với Việt Nam, cũng không thấy cái mớ âm thanh hỗn độn như chợ vỡ này. Thành phố tỉnh lẻ của họ cũng không thế, huống hồ ở thủ đô.
Trong khi chương trình VTV, VOV… đang phát, thì loa phường- xã mang những bài báo cũ nào đó ra đọc, hoặc hò reo ca hát í ới theo lối tự biên tự diễn nghe đến chối tai.
Các chuyên gia môi trường đã lên tiếng cảnh báo rằng tiếng ồn đô thị được ví như “kẻ sát nhân” giấu mặt. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nạn ô nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của con người, nhất là tại các nước đang phát triển. Tiếng ồn phát ra từ xe cộ, loa công cộng, làm tổn hại sức khỏe, thường gặp nhất là chứng ù tai, mất tập trung, stress, tim mạch …
Tiếng ồn đã bị coi là yếu tố gây ô nhiễm ở nhiều nước. Đã đến lúc Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam cần có điều khoản về ô nhiễm tiếng ồn. Nếu đã có thì các hành vi trên dù của cá nhân hay tập thể đã vi phạm đều cần phải bị xử lý theo luật. Song, một khi có luật này, hình như người ta chỉ có thể kiện cá nhân vi phạm, còn tập thể là phường- xã dường như được “miễn trừ”?
“Đề nghị các đồng chí nói nhỏ trong khi ăn”
Không ít người Việt từ xưa đã coi “ăn to nói lớn” là một giá trị thể hiện một loại uy quyền. Ở những nơi công cộng, họ cười đùa, chuyện trò khá ồn ào. Trên xe công cộng, người quen “tâm sự” đủ cho cả xe nghe, trong khi đó thì nhà xe mở đài, mở băng video hết âm lượng. Trong quán ăn bình dân là những tiếng “dô” đinh tai nhức óc. Tật xấu này có lẽ khá phổ biến với mọi tầng lớp. Mấy tấm biển trên tường phòng ăn tại một nơi nghỉ dưỡng dành riêng cho cán bộ cao cấp lão thành viết: “Đề nghị các đồng chí nói nhỏ trong khi ăn” là một ví dụ.
Không cần phải so sánh với các thành phố văn minh xa xôi, chỉ cần bước chân sang Lào, một nước mà không ít người Việt cho là “kém” Việt Nam, thì thấy thủ đô Vientiane của họ văn minh lắm. Không inh ỏi tiếng còi xe, không oang oang rao vặt, không ầm ĩ loa công cộng, và vỉa hè không tràn lan hàng quán.
Một trong những luật vàng của loài người là đừng mang đến cho người khác điều mà mình không muốn nhận. Hãy đặt mình vào vị trí người khác. Trước khi chĩa loa vào nhà ai, xin các nhà loa phường- xã hãy hình dung rằng trong những ngôi nhà kia là cha mẹ già của mình cần chút yên tĩnh nghỉ ngơi, là sản phụ vừa sinh con, là những đứa con của mình đang học bài, là người thân của mình đang ốm mệt, … thì các vị sẽ biết nên làm như thế nào.

Comments

Popular posts from this blog

Mát xa tai 30 giây mỗi ngày giúp đẩy độc tố trong hệ tiêu hóa ra

Tai không chỉ để nghe mà trên tai có rất nhiều huyệt vị liên quan đến các bộ phận bên trong cơ thể. Bạn hãy dành ra 30 giây mỗi ngày để mát xa tai sẽ có tác dụng đẩy hết độc tố trong hệ tiêu hóa ra ngoài. Cơ thể không thải được độc tố, phân khô tích tụ lâu trong cơ thể sẽ cản trở quá trình trao đổi chất. Qua thời gian sức khỏe sẽ xấu đi, vóc dáng dễ béo, da xấu, đau dạ dày, đại tràng, thậm chí dẫn đến bị viêm và ung thư. Theo Đông y, tai cũng giống như bàn chân, được phân bố dày đặc các khu phản xạ có liên hệ mật thiết tới những cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, việc kiên trì mát-xa tai, xoa tai có thể giúp tăng cường sức khoẻ và giúp da dẻ hồng hào. Mát-xa tai giúp đánh thức bộ não hoạt động nhanh nhậy hơn Trên tai chúng ta có rất nhiều huyệt vị có phản xạ và kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu dùng tay để vuốt trong vòng 30 giây có thể “đánh thức” nhiều bộ phận liên quan khác, đồng thời làm cho hệ thống thần kinh tự chủ khôi phục lại ở mức cân bằng, giúp đào thải chất t...

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày ...

Bộ tranh biếm họa về công lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới

Gunduz Agayev là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng. Chủ đề ông theo đuổi đó chính là nhân quyền và công lý.  Ông chia sẻ: "Tôi đã dành 15-16 ngày cho chủ đề này. Tôi định hình suy nghĩ và đọc những tình huống xảy ra ở các quốc qua. Những bức  tranh biếm họa  mô tả tình trạng thực tế ở các nước." Trước đây, ông đã vẽ những loạt  ảnh biếm họa  nổi tiếng, chẳng hạn như: "Thánh Selfie", "Cảnh sát toàn cầu" và "Chỉ những kẻ độc tài". 1. Nga 2. Đức 3. Iran 4. Hy Lạp 5. Trung Quốc 6. Bắc Triều Tiên 7. Syria 8. Mỹ 9. Anh 10. Thổ Nhĩ Kỳ 11. Brasil 12. Pháp 13. Azerbaijan 14. Penguinlandia Ngọc Hà - Ohay TV