CHU TẤT TÍẾN
Văn chương và văn hóa Việt Nam rất đa dạng và đã sản sinh ra nhiều tác phẩm có giá trị rất cao. Tuy nhiên, về phương diện văn chương của thế giới, mới chỉ có một tác phẩm của Việt Nam được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngang tầm vóc quốc tế: Truyện Kiều của Nguyễn Du. Sự thiếu sót này, có lẽ vì chính người Việt chúng ta chưa cố gắng giới thiệu các tác phẩm khác với thế giới, mặc dù chúng ta có khá nhiều những bản trường ca nổi tiếng: Con đường Cái Quan của Phạm Duy, Hội Trùng Dương của Phạm Đình Chương và một tác phẩm lớn, mà chúng tôi muốn nói đến sau đây: Hòn Vọng Phu của Lê Thương. Cả ba tác phẩm nói trên đều từng được trình diễn nhiều lần trên các sân khấu lớn, và theo một nhận xét chủ quan, hai tác phẩm Con Đường Cái Quan và Hội Trùng Dương có vẻ “nổi” hơn Hòn Vọng Phu về khía cạnh trình diễn (được trình diễn nhiều lần với sự cộng tác của nhiều ca sĩ, diễn viên.)
Mặc dầu thế, giá trị thực của Hòn Vọng Phu vẫn chưa được diễn giải đúng với sự gầy dựng công phu của tác giả: Nhạc Sĩ Lê Thương. Nói theo kiểu dân giã, Nhạc Sĩ Lê Thương đã mang nặng đẻ đau, sản sinh ra một đứa con tinh thần quá đẹp, quá thông minh, nhưng người đến thăm lại chỉ khen về mái tóc, về hình dáng bề ngoài, mà không để ý đến khối óc vĩ đại của đứa con đó. Vì thế, bài viết này, dù khả năng của người viết rất giới hạn, sẽ cố gắng trình bầy “một tâm hồn mênh mang, chĩu nặng ưu tư về đất nước và con người Việt Nam của nhạc sĩ Lê Thương, một triết gia, một sử gia, đã gói ghém những tri thức của ông về Văn Học Sử Việt Nam trong một tác phẩm tưởng chừng như đơn sơ đó, một tác phẩm vĩ đại cả về chiều sâu, và hình dáng bề ngoài của một bài trường ca, một trường kịch 3 tập: “Hòn Vọng Phu.” Theo thiển ý, Hòn Vọng Phu, ngoài kết cấu âm nhạc tuyệt diệu, còn là một áng văn chương bất hủ, một tài liệu về Sử dân gian phong phú và một gói ghém những ước muốn chân thành về một tương lai Việt Nam tươi đẹp.
1) Hòn Vọng Phu là một tác phẩm âm nhạc vĩ đại: Không cần nói nhiều về điểm
Này, bởi vì những lần được trình diễn, dù với một giọng đơn ca dẫn dắt một ban hợp xướng theo sau, hay trình diễn tam ca, tứ ca, hoặc với các giọng ngâm thơ trứ danh phụ họa, trường ca Hòn Vọng Phu luôn đem lại cho người thưởng ngoạn những cảm xúc rất mạnh, với âm điệu (melody) chan hòa từ những tiết tấu mang tính cách cổ điển, trữ tình, cho đến những khúc đoạn vui mạnh của âm nhạc hiện đại. Có thể nói, nếu được một giọng ca Opera thể hiện trên một sân khấu lớn, thì đây là một bản hòa tấu không thua gì các bản nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ vĩ đại trên thế giới, và cũng có thể nói sẽ hơn hẳn “Miss Saigon” trên sân khấu Broadway nếu cũng được các nghệ sĩ Mỹ trình diễn. Kịch bản của “Hòn Vọng Phu” thật phong phú, từ lời dẫn giải nhẹ nhàng “Lệnh Vua hành quân trống kêu dồn.. “ đến “phất phơ ngậm ngùi bay” bỗng chuyển sang một đoạn ca hùng tráng: “Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn”.. đến hết câu: “người biến thành tượng đá….ôm… con!” rồi đột nhiên, giòng nhạc bỗng rầm rộ, òa vỡ với “Ngựa phi ngoài xa hí vang trời, chiêng trống khua trăm hồi…” Từ đó mà giòng nhạc chuyển hòa âm liên tục, nhưng đặc biệt là xen kẽ những hợp âm chính, số 1, ông thỉnh thoảng dùng các hợp âm số 7 để tạo ra các âm hưởng chơi vơi, không trọn vẹn khi kết thúc một câu hay một đoạn nhạc. Những đoạn lặp lại (repetition) được dùng nhiều đã làm cho bản nhạc mang vẻ kể chuyện thong thả và kích thích người nghe lắng đọng tâm hồn mình mà nghe tiếp. Nghe ba kịch bản của trường ca này, người thưởng ngoạn sẽ thấy mỗi kịch bản mang một sắc thái riêng, không trùng lặp, cho dù dài miên man.
Nhìn chung, phương cách trình bầy của ông là pha trộn giữa những âm điệu cổ điển và nhạc dân gian cho nên âm thanh dễ thấm vào lòng khán giả như khi đang nắng hạn được tắm mát trong một dòng sông. Thật ra để nói lên được tất cả những nét đẹp của tác phẩm lớn này qua âm nhạc, phải cần đến một khối lượng phân tích rất chuyên nghiệp của các nhạc sư khác, may ra mới đầy đủ. Ở đây, với kiến thức nhỏ bé về âm nhạc, người viết chỉ xin tóm gọn một điều: Hòn Vọng Phu là một tác phẩm âm nhạc khổng lồ, một kho tàng quý báu trong văn hóa dân tộc.
2) Hòn Vọng Phu là một áng văn chương bất hủ: Nếu từng chữ, từng câu trong bản
nhạc chở nặng bao âm thanh rộn rã, thì ý nghĩa của từng chữ, từng câu đó lại mênh mang sâu sắc mà người đọc phải phân tích kỹ lưỡng mới hiểu được. Thí dụ:
“Chín con long thật lớn, muốn đem tin tới nàng,
Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.”
Núi ngăn không được xuống, chúng kêu ca dưới ngàn.”
Chín con rồng này là hiện thân của điều gì? Tại sao lại có 9 con long trong câu chuyện người hiền phụ trông chồng? A! Có phải 9 con long là tượng trưng cho dòng Cửu Long Giang không? Đúng thế, nhà thơ, họa sĩ Lê Thương đã vẽ ra trong trí tưởng của chúng ta hình dáng dòng sông Cửu với 9 cửa sông ở miền Nam, như 9 đứa con ngước nhìn vào Người Mẹ Việt Nam đứng tít trên những dẫy nủi cao khuất trong mây.. Những đứa con này muốn vươn tới chân người Mẹ, nhưng dẫy Trường Sơn đã cản ngăn chúng, nên hàng ngày, chúng vẫn ồn ào quậy sóng dưới ngàn,những ngọn sóng bạc đầu mang phù sa đi đắp bồi cho ruộng lúa thêm bông, mang tôm cá trở về đồng ruộng, tăng thêm sức sống cho người dân Việt, những dũng sĩ tuy chấp nhận chiến tranh, phải tung gươm đánh giặc một cách hào hùng nhưng vẫn mơ một ngày rũ áo chinh nguyên:
Đường chiều mịt mù cát bay tỏa buớc ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ
Với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tuớng
Dưới tà uy đếm nhịp đi vó ngựa phi
Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ
Với hành lương độ đường
Chiếc hùng gươm danh tuớng
Dưới tà uy đếm nhịp đi vó ngựa phi
Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng
Những dũng sĩ Việt Nam, dưới nét bút lãng mạn của người họa sĩ vĩ đại, đã hiện thân của mấy ngàn năm chiến đấu chống ngoại xâm, lúc nào cũng mang tâm hồn thi sĩ, bồng bềnh tóc gió, áo lượn quanh thân, nhìn ra núi sông mà lòng muôn vàn cảm kích, nợ nhà, nợ nước:
Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san
Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan đón đưa bóng chàng
Đường về nước chập chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo
Cây với rừng rườm rà
Đường Vạn Xuyên, đường Cổ Lũy
Duyên núi sông vẫn như thắm hòa..
Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan đón đưa bóng chàng
Đường về nước chập chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo
Cây với rừng rườm rà
Đường Vạn Xuyên, đường Cổ Lũy
Duyên núi sông vẫn như thắm hòa..
Điều kỳ lạ là các nốt nhạc của tác giả, tuy chỉ là những chấm phá nhỏ bé, nhưng lại có thể nói lên cả một chuỗi lịch sử hùng anh: Người chinh phu ra trận để bảo vệ sơn hà, chống bọn giặc xâm lăng, hay chống cả những quan tham, ô lại, còn người vợ hiền, muôn thuở vẫn im lặng chịu đựng sự chia ly xa cách, bình thản chờ đợi mà không mảy may kêu gào than khóc, chê trời, trách đất:
Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về,
Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề,
Người tung hoành bên núi xa xăm,
Người mong chồng còn đứng muôn năm
Bao nhiêu phen thời gian xóa phai lời thề,
Người tung hoành bên núi xa xăm,
Người mong chồng còn đứng muôn năm
Và mặc dù biết rằng việc người chinh phu trở về chỉ là mộng ảo, nhưng người thiếu phụ tượng trưng cho sự “tiết hạnh khả phong” vẫn quyết chí chờ đợi. Đó là nét đẹp độc đáo của phụ nữ Việt:
Người vọng phu trong lúc gió mưa,
Bế con đã hoài công để đứng chờ,
Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ,,
Bế con đã hoài công để đứng chờ,
Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ,,
Mơ chi? Chỉ là một giấc mơ đơn giản như mái nhà tranh, hai quả tim vàng. Đợi chi? Đợi ngày về của chàng, cho dù phải chờ đến hết kiếp, bởi vì đất nước luôn có chiến tranh:
Một nghìn năm vừa mới thoáng qua
Núi non nao lòng đau lòng nức nở khóc Bà
Một loài chim xứ xa bỗng nhiên vô tình
Bảo rằng: Đến lượt sơn hà chiến chinh
Non sông xuyến xao tấc lòng tiến quân nghe ban truyền
Người đời rủ nhau mài kiếm đi viễn chinh
Dân gian thoát qua mấy lần ách tham ô quan quyền
Núi non nao lòng đau lòng nức nở khóc Bà
Một loài chim xứ xa bỗng nhiên vô tình
Bảo rằng: Đến lượt sơn hà chiến chinh
Non sông xuyến xao tấc lòng tiến quân nghe ban truyền
Người đời rủ nhau mài kiếm đi viễn chinh
Dân gian thoát qua mấy lần ách tham ô quan quyền
Bên cạnh những nét sử thi, nhà văn học Lê Thương, chỉ với vài nốt nhạc, vài nhóm chữ đã cho thiên hạ thấy người Việt chúng có niềm tin vững mạnh vào đấng ông Trời, vào Thượng đế. Tác giả đã cho thấy lòng trung trinh của người phụ nữ Việt Nam đã động đến Trời, cho nên, cỏ cây, vạn vật cũng phải động lòng:
Nên núi non thương tình, kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam.
Dâng lá hoa suối nguồn với muôn chim vô vàn
Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa như cố khuyên nàng trở về, chớ đừng để xuân tàn,
Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới tận khơi ngàn…
Xem chàng về hay chưa, về hay chưa?
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam.
Dâng lá hoa suối nguồn với muôn chim vô vàn
Bầy cảnh Nam Bắc đầy cỏ hoa như cố khuyên nàng trở về, chớ đừng để xuân tàn,
Nhiều đồi rủ nhau kéo thành đảo xa, ra tới tận khơi ngàn…
Xem chàng về hay chưa, về hay chưa?
Đồi nào, núi nào rủ nhau kéo thành đảo xa? Chẳng qua là vì tác giả đã muốn tả cảnh non nước hữu tình, giải giang sơn gấm vóc cha ông để lại, không chỉ đất liền mà còn Hoàng Sa, Trường Sa, còn Phú Quốc… Bên cạnh bức tranh vẽ đất nước chúng ta, nhà văn học Lê Thương còn nhắc đến lẽ đời, chuyện sinh ly, tử biệt là chuyện thường tình của nhân loại:
Có ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng,
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng.
Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ
Những người mang mệnh biệt ly..
Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương tiếc chàng.
Thôi đứng đợi làm chi, thời gian có hứa mấy khi sẽ đem đến trả đúng kỳ
Những người mang mệnh biệt ly..
Cũng trong những dòng nhạc phong phú này, tác giả đã cho thấy một Việt Nam 4000 năm điêu đứng với chiến tranh, loạn lạc, kéo dài từ kiếp này qua kiếp khác:
Có đám cây trên đồi sống trong trong mơ hồ,
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa..
Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ,
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ, cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già
Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa,
Nàng đứng ôm con, xem chàng về hay chưa? Về hay chưa?
Ngày nào tròn trăng lại nhớ đến tích xưa..
Khi tướng quân qua đồi, kéo quân, quân theo cờ,
Đoàn cỏ cây hãy còn trẻ thơ, cho đến bây giờ đã thành đoàn cổ thụ già
Mà chờ người đi mất từ ngàn xưa,
Nàng đứng ôm con, xem chàng về hay chưa? Về hay chưa?
Thôi, nói mãi cũng không thể hết được những nét đẹp tuyệt diệu của trường ca Hòn Vọng Phu, chỉ còn kết luận về lòng tin tưởng vững mạnh của tác giả vào một tương lai tươi đẹp của đất nước qua những lời ngậm ngùi sau:
Núi đá thu reo ước mơ bao nghìn xưa
Thấy đứa con xanh ngắt nỗi hùng còn trong đó
Cầm chiếc gươm chinh phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ..
Thấy đứa con xanh ngắt nỗi hùng còn trong đó
Cầm chiếc gươm chinh phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ..
Vâng, cơ đồ Việt Nam đang cần những “thanh kiếm thần thuở xưa” để tiêu diệt bọn tham quan, ô lại, đang bán đứng giang sơn cho kẻ thù truyền kiếp Bắc Phương. Những thanh kiếm của tiền nhân nhất định sẽ đánh tan bọn giặc cỏ, mặt người mà hồn quỷ. Nhất định một ngày mai tươi sáng nếu vẫn còn những bản hùng ca như Hòn Vọng Phu được hát trên giải đất này.
Chu Tất Tiến, 14 tháng 9 năm 2015
Comments
Post a Comment