Skip to main content

(Alan Phan) Chu Kỳ Suy Thoái Kinh Tế Bắt Đầu

Trung Quốc đối diện với biến động xã hội – VN Đồng mất hơn 10% giá trị – Suy thoái toàn cầu làm các dòng tiền lưu thông chậm lại.
(GNA: Sau đây là bản gốc của bài viết. Nhiều tờ báo khác đăng tải, nhưng đã biên tập kiểm duyệt nhiều ý chính)

khoiluongtien

Đầu năm nay, một người bạn cũ từ Thượng Hải ghé qua California thăm. Anh là đại gia có tiếng, liên quan đến nhiều dự án rầm rộ, từ công nghệ cao, sản xuất hàng gia công đến bất động sản, chứng khoán. Dĩ nhiên, sự thành công của anh giống như các tư bản đỏ khác đều dựa vào một mạng lưới quan hệ rất chặt chẽ với chính quyền địa phương. Trong khi đó, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình đang lan rộng khắp nước, nhất là từ khi Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị bắt.

Trong bữa ăn, hai vợ chồng tỏ vẻ lo âu, thiếu thần sắc. Dù tôi cũng đang bị cái bệnh suy thận hành hạ, nhưng ngoài việc sụt cân, tôi vẫn nghĩ mình may mắn hơn khi so với cặp tỷ phú đô la này. Sau những cập nhật về tin tức, bạn bè, cùng thời sự nóng bỏng của Trung Quốc, anh đi thẳng vào vấn đề… Anh đã chuyển ra khỏi Trung Quốc gần 40 triệu USD nhưng các tài sản khác còn kẹt lại trong nước vẫn lên đến cả chục tỷ (dĩ nhiên phải trừ đi số nợ nần và vốn góp từ nhiều người khác). Anh hỏi có cách gì để “internationalize” (quốc tế hóa) các tài sản này để đặt chúng ngoài tầm tay của chính quyền. Niêm yết sàn chứng khoán Âu, Mỹ… có khả thi?

Tôi không thể tiết lộ chi tiết những chiến lược và chiến thuật tái cấu trúc của một khách hàng; nhưng nói về vĩ mô, tôi nói với anh là “time is running out” cho anh, trong một bối cảnh Trung Quốc sẽ gặp nhiều hỗn loạn kinh tế và xã hội trong vài năm tới. Tôi nói đây chỉ là cảm nhận (perception) của một doanh nhân; không phải là một dự đoán (prediction) chính xác về bất cứ kịch bản nào. Nhưng chắc “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” nên cái miệng ăn mắm muối, nói bậy bạ của tôi, lại thể hiện một tiên tri “chó ngáp phải ruồi”, khá hiện thực, nhất là trong vài tháng qua, với sự sụp đổ của sàn chứng khoán Trung Quốc và sự phá giá của đồng nhân dân tệ.

Trước hết, xin nói rõ hơn về khác biệt giữa “dự đoán” và “cảm nhận”. Dự đoán từ các chuyên gia, giới hàn lâm… thường dựa vào số liệu, sự kiện, phân tích rồi dự phóng theo nguyên tắc khoa học (định lượng hay định phẩm- quantitative or qualitative). Cảm nhận cũng dựa trên vài yếu tố đó, nhưng pha trộn khá nhiều cái trực giác mà người làm ăn gọi là “gut feeling”, một may mắn hay rủi ro có thể đẩy bạn lên cao hay chôn bạn xuống bùn.

Và tôi giải thích với người bạn Thượng Hải của tôi những nguyên nhân tôi cho rằng time is running out cho anh ta và có lẽ cho khá nhiều nền kinh tế trên thế giới. Hôm nay, cập nhật thêm tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, tôi có thể kết luận hơi “shocking” với cảm nhận của mình.

a. Tôi nghĩ rằng cái gọi là “cuộc chiến tiền tệ” chỉ là một thủ thuật mà các lãnh đạo kinh tế thế giới vẫn dùng hàng ngày, dưới nhiều hình thức khác nhau. Âu Mỹ Nhật…thường kết tội Trung Quốc là cố tình giữ tỷ giá nhân dân tệ quá thấp, rồi quá cao… để thu lợi cho cán cân thương mại. Nhưng chính các quốc gia này cũng đã hành xử tương tự khi cần.

Sự phá giá của tiền Trung Quốc trong tuần qua chỉ là một cú đánh bắt buộc của chính quyền để cứu những công ty xuất khẩu và tạo thế cạnh tranh về giá cả. Tuy vậy, tôi nghĩ là chính sách này sẽ bị giới hạn nhiều về hiệu quả vì các nước có mặt hàng xuất khẩu tương tự cũng biết phá giá bản tệ của mình để giữ thị phần.

Sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc trong việc tỷ giá cũng giống như những can thiệp vào thị trường chứng khoán…nó có thể giúp ổn định trong một thời gian ngắn, không thể áp dụng lâu dài. Một hậu quả nghiêm trọng mà lãnh đạo Trung Quốc chịu hy sinh là niềm tin của nhà đầu tư, đối tác nước ngoài…về dài hạn. Đây sẽ là một “tử huyệt” , khó hồi phục, khi so với bong bóng tài sản (chứng khoán, bất động sản, hàng tồn kho…) hay so với nợ công địa phương, nợ xấu, tín dụng đen…

b. Ảnh hưởng lớn hơn có thể làm phần lớn dân số trên thế giới “nghèo” đi một chút là đồng USD sẽ tăng giá mà cơ quan Fed không cần phải hạ lãi suất. Tôi nghĩ rằng tỷ giá nhân dân tệ với Mỹ kim sẽ “xuống” thêm khoảng 12% cho đến cuối 2016. Các bản tệ khác của Châu Á cũng sẽ mất khoảng 7% giá trị trong thời gian này (so với USD). Riêng Việt Nam, vì một nền kinh tế quá buộc chặt vào Trung Quốc, VN đồng sẽ lao dốc xuống hơn 10%, mặc cho nỗ lực hay lời cam kết của Ngân Hàng Nhà Nước. Những số nợ thanh toán bằng USD sẽ chịu thêm phí tổn và nhiều doanh nghiệp sẽ lao đao với tình huống mới.

c. Có thể nói lần này Trung Quốc sẽ xuất khẩu “giảm phát” toàn cầu. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa sẽ không tăng trưởng dù giá có rẻ hơn chút đỉnh, vì người dân đã bị giảm thu nhập và nạn thất nghiệp sẽ gia tăng. Kỳ vọng vào đầu tàu Mỹ cũng sẽ không hiện thực vì hiện nay, kinh tế Mỹ đã có nhiều dấu hiệu mệt mỏi. Dow Jones và S&P indices đang chờ một điều chỉnh mạnh, có thể đến với việc “nổ bong bóng IT” của Silicon Valley.
Tuy không tệ hại và sâu đậm như cuộc khủng hoảng kinh tế của Châu Á năm 1997 hay thế giới năm 2007, kinh tế toàn cầu sẽ chuyển qua một chu kỳ suy thoái, rất khác biệt với những năm go-go của thập niên vừa rồi. Giống như các cuộc khủng khoảng trước đây, các dự án FDI và dòng tiền IDI sẽ ngưng chảy về các kinh tế mới nổi; mà tìm chỗ trú ẩn an toàn ở Âu, Mỹ, Nhật.

d. Khó tiên đoán hơn là những biến động xã hội và chính trị có thể xảy ra ở Trung Quốc. Khế ước xã hội của Mỹ với người dân là một hệ thống pháp trị, tự do, bình đẳng với cơ hội thăng tiến cho mọi người, không kỳ thị chủng tộc, mầu da hay giàu nghèo. Khế ước xã hội của Trung Quốc (đảng cầm quyền) với người dân là nếu bạn được no cơm ấm cật thì phải tuyệt đối nghe lời chính quyền, cấm phê phán hay đòi hỏi dân chủ.
Nếu bây giờ chính quyền không có khả năng cung cấp phần cam kết của họ, thì việc gì sẽ xảy ra? Chỉ những vụ cướp đất, ô nhiễm, thực phẩm độc hại, khoảng cách giàu nghèo… đã tạo nên những biểu tình phản kháng khắp nơi, thì chuyện mưu sinh đủ ăn đủ chơi… có thể là một ngòi thuốc súng để thay đổi toàn diện xã hội.

&&&&&

Sau bữa ăn tối đó, tôi và người bạn Thượng Hải tình cờ gặp một quản lý quỹ đầu tư Mỹ khi ra về. Sau phần nắng mưa rồi giới thiệu, ông Mỹ hỏi tôi: “Hai anh thấy các khoản đầu tư ở Trung Quốc của tôi có an toàn không?” Tôi cười, nửa đùa nửa thật, “Stay out of China”…rồi nhớ là anh bạn Mỹ này có một cô bồ người Nga rất quyến rũ, tôi tiếp, “and Russia, too…”
Rồi quay lại anh bạn Trung Quốc: “Tiền chỉ là một công cụ. Nó sẽ đưa bạn đến chỗ nào bạn ước muốn; nhưng nó không thể thay bạn để lái xe (Money is only a tool. It will take you wherever you wish, but it will not replace you as the driver – Ayn Rand) ….
Alan PhanNguồn: gocnhinalan.com

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b