Kiêu ngạo cộng sản là bệnh do chính miệng của Lenin nói ra. Bệnh này gồm hai thành tố. Thành tố thứ nhất là sự ngu dốt chậm tiến không theo kip đà tiến hóa của nhân loại. Thứ hai là sự ham thích bạo lực, từ thời Trung Cổ để lại, vẫn còn tồn tại. Hai thành tố này hợp lại thành bản chất của những người lãnh đạo cộng sản, từ khi chủ nghĩa này xuất hiện.
Mỗi khi cướp được chính quyền tại một nơi nào những người cộng sản thường vênh mặt khoe rằng “cách mạng” của họ đã thành công”. Và khi cách mạng của họ đã thành công rồi thì các nhà chính trị “ăn cướp” này thường bất chấp pháp luật. Họ quan niệm rằng họ đủ tài năng để lãnh đạo ngành tư pháp, sẽ bắt buộc ngành tư pháp phục vụ triệt để chính trị mà không cần đến những nguyên tắc căn bản của pháp lý.
Kết qủa là chẳng bao lâu bộ máy tư pháp trở thành hư hỏng. Không những nó không củng cố được tình hình mới mà còn gây nhiều khó khăn cho “cách mạng”. Hơn bất cứ dân tộc nào khác, dân tộc Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm và đồng thời cũng đã chịu rất nhiều hậu qủa đau thương do sự sai lầm nghiêm trọng này gây ra.
Ai đã sống qua thời Việt Minh, chắc chắn còn nhớ rằng hồi đó họ đưa ra khẩu hiệu “Thà mười người bị chết oan còn hơn một địchsống sót”. Hậu qủa là họ giết người văng mạng và hành động vô lý này, qua cuộc “Cải cách ruông đất” đã làm thiệt mạng khoảng 5oo.ooo người. Uy tín của họ từ đấy bị sút giảm trầm trọng.
Cũng một vấn đề này nhưng trong một chế độ pháp trị thì khác hẳn : “Thà bỏ sót mười địch còn hơn một người bị chết oan”. Mười kẻ địch còn sót không phải là vấn đề cần lo lắng vì khi đã nắm được chính quyền thì sẽ không có địch nào thoát được. Không cần phải so sánh ta cũng thấy là khẩu hiệu “pháp trị” hơn hẳn vì theo khẩu hiệu này thì không ai bị chết oan cả.
Đây là một căn bệnh chung của các chế độ cộng sản. Lenin đã lên án nặng nề cái bệnh ấu trĩ chậm tíến này nhưng cũng không đâu chữa được. Hậu qủa là trên thế giới hàng trăm triệu người đã bị chết oan. Lý do là vì những người cộng sản đã không biết đưa ra giải pháp pháp lý để điều hòa với giải pháp chính trị trong việc trị nước an dân ngõ hầu vừa tôn trọng đạo lý dân tộc vừa tôn trọng sinh mạng con người.
Người dân trong xã hội cộng sản nào cũng phải cắn răng chịu đựng những lỗi lầm nghiêm trọng của giai cấp lãnh đạo. Lồi lầm của họ là do đâu? Tất cả có ba lý do : thứ nhất, quan điểm bạn thù của họ rất mơ hồ; thứ hai, người cộng sản nào cũng bất chấp pháp luật; thứ ba, người cộng sản nào cũng bất chấp chuyên môn.
Quan điểm bạn thù mơ hồ
Hiện tượng “ta lại giết ta” là một hiện tượng thông thường trong các chế độ cộng sản. Trong xã hội Việt Nam thì qua cuộc Cải Cách Ruộng Đất ta đã thấy biết bao nhiêu chiến sĩ bảo vệ chế độ, với huy chương gắn đầy ngực, đã bị kết án là phản động và bị hành hình. Đó là không nói gì đến số quần chúng bị hy sinh oan uổng. Làm như vậy, thử hỏi còn gì là lý tính.
Tại sao họ lại làm như vậy ? Câu trả lời là : họ không phân biệt được giữa bạn và thù và đây là một điều cực kỳ quan trọng. Nguyên do là họ đã được nhồi nhét một tinh thần cảnh giác quá khích đến nỗi mù quáng mà Lenin gọi là bệnh “ấu trĩ cách mạng”. Bệnh này được thể hiện trên thực tế trong quan điểm bạn thù rất mơ hồ. Và suốt trong quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng cộng sản căn bệnh này không nơi nào chữa khỏi. Nói khác, không một người cộng sản nào bất cứ ở đâu, đã có được sự trưởng thành chính trị.
Bất chấp pháp luật
Trong trường hợp những cuộc đảo chính thành công như trường hợp của Việt Minh, chính trị say sưa với thắng lợi thường lâm vào tình trạng tự mãn và bao biện. Họ không hiểu rằng xây dựng một chính quyền mới là một việc vô cùng khó khăn chứ không dễ dàng như những khi xuống đường hô khẩu hiệu.
Nếu nhà chính trị tiếp tục bao biện thi chắng chóng thì chầy sẽ xảy ra những hiện tượng oan trái làm người ta đau sót. Trên con đường bao biện các nhà chính trị cộng sản cho rằng pháp lý chỉ là cái gậy chọc bánh xe, nhưng họ không hiểu rằng chính pháp lý giúp xe khỏi lật và khỏi gây tại nạn. Nguy hại hơn nữa khi chính trị ngồi trên pháp luật thì trường hợp này tạo ra thói quen độc đoán, thói quen lộng quyền, nghĩa là thói quen hành động tùy tiện từ phía những người lãnh đạo. Lộng quyền là một hành động phi pháp không thể không trừng phạt.
Bất chấp chuyên môn
Các nhà chính trị cộng sản thường bất chấp luật pháp nhưng nếu họ hỏi ý kiến những nhà chuyên môn thì những người này cũng yêu cầu họ dùng luật pháp để phục vụ chế độ. Cộng sản đã chiếm lĩnh tất cả các khu vực trong nhận thức con người, dẫn họ đến tình trạng chối bỏ chân lý. Nhưng chân lý thì cho biết rằng chính trị không thể nào thay thế được chuyên môn vì không thể làm được việc của chuyên môn mà luật pháp thì nằm trong lãnh vực của chuyên môn.
Trong chế độ cộng sản, chính trị đã chèn ép chuyên môn như thế nào, đã xua đuổi những người trí thức ra ngoài hệ thống chính quyền ra sao, kinh nghiệm đau đớn này tất cả mọi người đều đã biết. Lãnh đạo cộng sản đã cố tình ném vào thùng rác tiêu cực cái vốn chuyên môn của anh em trí thức. Với những động thái thuộc loại này chính quyền cộng sản đã dần dần xa rời quần chúng. Tình trạng này đã khiến những người lãnh đạo cộng sản đi vào tệ quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi, độc đoán, độc tài. Nói khác là thiếu dân chủ.
*
Phương pháp để sửa chữa sai lầm nói trên là thiết lập một chế độ pháp trị chân chính và một chế độ dân chủ theo đúng nghĩa.
Một chế độ pháp trị chân chính
Đối với Việt Nam ngày nay vấn đề không phải chỉ là tăng cường chế độ pháp trị mà phải là xây dựng chế độ pháp trị. Nhân dân đòi hỏi những người có công phải được thưởng và những người có tội phải đền tội. Trách nhiệm của tất cả mọi người từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới phải được quy định rứt khoát. Như thế mới yên được lòng dân và thu phục được nhân tâm. Kinh nghiệm lịch sử khổ đau đã dạy CSVN điều ấy.
Kinh nghiệm đau đớn của dĩ vãng đòi hỏi họ phải xây dựng lại quan điểm “thù địch” trên cơ sở pháp lý và pháp trị. Các đau khổ trong dĩ vãng cũng như trong thời điểm ngày nay bắt ngồn từ một quan điểm chính trị về “địch”. Họ cần phải xác định rõ ràng trong hình luật thế nào là “địch”. Có như thế họ mới đánh đúng “địch”, mới ổn định được nhân tâm, thực hiện được đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, bảo đảm được cho quần chúng một đời sống tự do, thoát khỏi mọi đe dọa của lộng quyền, bênh vực được các quyền căn bản và thiết yếu của con người.
Một chế độ dân chủ theo đúng nghĩa
Mặc dầu nói chuyện dân chủ với tập đoàn lãnh đạo CSVN chỉ là nước đổ đầu vịt nhưng những dòng viết này chủ yếu là để cống hiến những người dân đang bị đàn áp trong nước. Phải nói lên để anh chị em hiểu rõ những nét cần nắm bắt của một nền dân chủ theo đúng nghĩa.
Một nền dân chủ theo đúng nghĩa phải là một chế độ trong đó người dân được làm chủ trên đất nước, kkông những trong hiến pháp mà cả trên thực tế nữa. Dân chúng cần được đàm thoại với lãnh đạo để thông tri cho họ biết ý kiến của mình về chính sách do lãnh đạo xây dựng. Nếu lãnh đạo chỉ tiếp xúc với quần chúng qua báo cáo của cán bộ đảng viên mà thôi thì quả là thiếu sót và thiếu sót này nhất định đưa đến sai lầm, những loại sai lầm nghiêm trọng như ta thấy trong trường hợp của Việt Nam.
Một chế độ dân chủ theo đúng nghĩa đòi hỏi :
Thứ nhất, những báo cáo trung thực của cán bộ. Cán bộ nào cố ý xuyên tạc sự thật vì động cơ bất chính phải bị truy tố về tội giả mạo trước toà án và phải bị trừng phạt theo luật pháp nếu tội giả mạo đó được toà xác nhận.
Thứ hai, các ủy viên Mặt Trận phải có trách nhiệm phản ánh lên Mặt Trận ý kiến của quần chúng. Mặt Trận phải đệ đạt lên lãnh đạo phản ánh của các ủy viên và thông tri về các ủy viên thái độ của lãnh đạo trong việc giải quyết vấn đề. Khi Mặt Trận họp hội nghị phải cho quần chúng đến bàng thính để quần chúng kiểm soát công việc của Mặt Trận và thái độ của các uỷ viên. Báo chí phải phản ánh trung thực nội dung của các cuộc thảo luận.
Thứ ba, một chế độ tự do ngôn luận. Quần chúng phải được nói lên tiếng nói của mình qua báo chí và báo chí phải được tự do xuất bản.
*
Gần một thế kỷ qua, nhân loại đã nếm trải biết bao đau đớn khổ cực chỉ vì thảm họa “đối đầu”.
Người ta tận dụng mọi thủ đoạn để lừa dối nhau vào thế thù địch. Kẻ thù đó có khi lại là chính cha mẹ, anh em ruột thịt cuả mình.
Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt nhân loại hy vọng được sống trong hòa bình và thế giới nhận ra “nhân quyền” là tín hiệu chung của mọi người. Nhân quyền được xem như một bằng chứng để thế giới căn cứ vào đó mà thiết lập mọi tương quan giữa người với người, giữa dân chúng với chính quyền, giữa quốc gia với quốc gia. Có thể thế giới vẫn chưa hoàn hảo tuyệt đối nhưng không thể còn ai chấp nhận có thứ nhân quyền này khác với nhân quyền khác.
Nhân loại đều đã mặc nhiên lựa chọn : kinh tế thị trường, tự do chínhh trị và dân chủ pháp trị để cùng nhau đi vào con đường phát triển hoà bình. Con đường dân chủ pháp trị là con đường được thế giới tiếp tay. Vì thế luật pháp phải là quyền lực cao nhất. Chính quyền chỉ làm theo luật và bị luật chế tài. Người CSVN hãy mau thức tỉnh./.
Comments
Post a Comment