Skip to main content

Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam

John Maccain, John Kerry  Bob Kerry|New York Times|Đỗ Kim Thêm dịch (Ba Sàm) – Khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam, chúng tôi bị tác động do một sự kiện là hầu hết người dân của cả hai nước không có ký ức sống động của một cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và trên hằng triệu người Việt.
Khi những người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc chiến, chúng ta thường xuyên được hỏi về bài học của cuộc chiến. Có vài câu trả lời dễ dàng, một phần vì mọi xung đột là có nét đặc thù và vì chúng ta đã học được rằng các cố gắng để áp dụng những bài học trong quá khứ cho các cuộc khủng hoảng mới đôi khi làm hại nhiều hơn lợi. Nhưng một vài điều là rõ ràng.
Bài học đầu tiên không phải là chuyện cá nhân cho chúng ta, nhưng là một nguyên tắc áp dụng cho tất cả những người mặc quân phục: Một lần nữa chúng ta không bao giờ nhầm lẫn giữa một cuộc chiến tranh với các chiến binh. Các cựu chiến binh Mỹ xứng đáng được chúng ta kính cẩn tôn trọng, tri ân và hỗ trợ bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào mà họ phục vụ.
Bài học thứ hai là các nhà lãnh đạo của chúng ta cần phải trung thực với Quốc Hội và người dân Mỹ về các kế hoạch, các mục tiêu và chiến lược khi sinh mạng của các nam nữ chiến binh đáng gặp nguy cơ. (Nhiệm vụ của quân chiến đấu Mỹ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam được mô tả là “cứu trợ lũ lụt.”)
Bài học thứ ba là thể hiện sự khiêm tốn khi tự cho mình là hiểu biết về văn hoá ngoại quốc. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, không phải các đồng minh của Mỹ và cũng không phải các đối thủ của chúng ta đã hành động phù hợp với sự mong đợi của chúng ta.
Bài học thứ tư và cuối cùng của các cuộc xung đột Việt Nam đang phơi  bày trước mắt chúng ta: sự khác biệt dường như không thể hàn gắn được, nhưng với nỗ lực và ý chí đầy đủ có thể hoà giải được. Thực tế là ông Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp đến thăm Việt Nam là bằng chứng cho thấy những kẻ thù cũ có thể trở thành các bạn đối tác mới.
Là các cựu chiến binh, những người đã may mắn phục vụ trong công quyền, chúng tôi rất tự hào về những đóng góp của chúng tôi để nối lại các quan hệ ngoại giao bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tiến trình khôi phục các quan hệ là khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác đầy đủ của Hà Nội trong việc phát triển thông tin về người Mỹ mất tích từ cuộc xung đột – một nỗ lực còn tiếp tục đến nay.
Nhưng hơn 20 năm sau khi bình thường hoá, chúng ta đã đạt đến cao điểm, khi chương trình nghị sự của chúng ta với Việt Nam là nhìn về phía trước và trên phạm vi rộng. Các cuộc thảo luận của ông Obama với người Việt Nam sẽ bao gồm các vấn đề từ hợp tác an ninh, thương mại và đầu tư đến giáo dục, và từ môi trường đến tự do tôn giáo và nhân quyền.
Chương trình nghị sự rộng lớn hơn này phản ánh những thay đổi trong mối quan hệ đang triển khai tốt. Hai mươi năm trước đây, hàng năm đã có ít hơn 60.000 du khách người Mỹ đến Việt Nam. Ngày nay, có gần nửa triệu. Hai mươi năm trước, thương mại song phương về hàng hoá của chúng ta với Việt Nam chỉ là 450 triệu. Ngày nay, nó gấp 100 lần. Hai mươi năm trước đây, đã có ít hơn 1.000 sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ngày nay, có gần 19.000.
Đáng kể hơn, trong Bộ Chính trị Việt Nam có hai người đạt được trình độ đại học Mỹ khi họ theo chương trình học bổng Fulbright. Do đó, trong tuần này, một tổ chức mới cho chương trình cao học sẽ mở ra tại thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Fulbright Việt Nam, đó là chuyện thích hợp. Một người trong chúng tôi, Thượng nghị sĩ Kerry tự hào phục vụ trong chức vụ là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của trường.
Gần nửa thế kỷ trước, khi chúng tôi đã phục vụ ở Việt Nam, chúng tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng đất nước của chúng ta sẽ một ngày  nào đó làm việc với chính phủ Hà Nội để giúp họ giữ đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tạo ra một sáng kiến để quản lý hệ sinh thái và đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng rằng hai nước chúng ta sẽ là đối tác trong một thỏa thuận về mẩu mã trong thương mại, trong các đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với mục đích là nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường, đồng thời mở rộng sự thịnh vượng ở nước ta và các nước dọc theo vòng cung Thái Bình Dương.
Sẽ khó khăn hơn để tưởng tượng rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ hợp tác về các vấn đề an ninh. Hoa Kỳ đã giúp thành lập một trung tâm đào tạo mới cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các vùng ngoại ô của Hà Nội, nơi những người lính trẻ Việt sẽ chuẩn bị để phục vụ trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình do Liên Hiệp Quốc tài trợ.
Hoa Kỳ và Quân đội Việt Nam đang tiếp xúc thường xuyên, và các nhà ngoại giao của chúng ta tham khảo ý kiến thường xuyên về những tranh cãi xung quanh tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông. Chính phủ của chúng ta không đứng về phía nào trong cơ sở pháp lý của các yêu sách, nhưng chúng ta tin tưởng mạnh mẽ rằng họ nên được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp theo với luật pháp quốc tế và không được đơn phương theo bất kỳ quốc gia nào tìm cách khẳng định quyền bá chủ trên các nước láng giềng.
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ và Việt Nam có hệ thống chính trị khác nhau và phương  sách khác nhau đối với một số vấn đề. Nhưng nhân quyền là phổ quát, và chúng ta đã làm rõ ràng để các nhà lãnh đạo Hà Nội tin mạnh mẽ là Việt Nam sẽ đạt được đầy đủ tiềm năng chỉ nếu và khi người dân có quyền thể hiện một cách tự do trong phạm vi chính trị, lao động, các phương tiện truyền thông và tôn giáo. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam, chúng tôi đã rất ấn tượng bởi sự háo hức của người dân Việt khi họ tận dụng lợi thế của công nghệ và cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. Chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam không có gì để mất, và đạt được nhiều bằng cách tin tưởng người dân Việt.
Nhìn về tương lai, trên hết, chúng ta biết rằng lợi ích hỗ tương sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác của chúng ta với Việt Nam. Cũng như vậy, nhưng khi nó được củng cố do tình cảm thu hút tự nhiên giữa các xã hội của chúng ta. Tình cảm này bao gồm các mối quan hệ gia đình, một xu hướng lạc quan, lòng mong muốn mãnh liệt cho tự do và độc lập và khi am hiều một cách khó khăn rằng hòa bình là được yêu chuộng nhiều hơn là chiến tranh.
John Kerry là Ngoại trưởng Hoa Kỳ. John McCain là Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona, Chủ tịch của Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Bob Kerrey là  cựu Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ bang Nebraska, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b