Skip to main content

Ba nhà lãnh đạo Mỹ suy tư về chiến tranh Việt Nam, hướng về tương lai

(VOA) – Ba nhân vật nổi tiếng đã và hiện đang phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ từng chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam, suy niệm về cuộc xung đột này trong khi khi hướng tầm nhìn vào hiện tại và tương lai.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (phải) đến thăm ấp Kiến Vàng
nằm bên bờ sông Mekong, Việt Nam, ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Trong một bài viết chung trình bày quan điểm đăng trên báo The New York Times hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain và cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey viết rằng trong khi Mỹ tăng cường quan hệ với Việt Nam, điều quan trọng là phải nhớ những bài học đã học được từ cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và gần một triệu người Việt Nam.
Dù có “ít câu trả lời dễ dàng” cho những câu hỏi về các bài học này, họ nói “chúng ta không bao giờ một lần nữa nhầm lẫn chiến tranh với các chiến sĩ.” Những cựu chiến binh Mỹ “xứng đáng nhận được sự kính trọng, lòng biết ơn và và sự ủng hộ sâu xa nhất của chúng ta vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào mà họ phục vụ.” Họ nói thêm như thế, rõ ràng ngụ ý ám chỉ sự chế giễu mà những cựu chiến binh Việt Nam phải đối mặt khi họ trở về nhà sau cuộc chiến gây tranh cãi trong những năm 1960 và 1970.
Họ cũng nêu ra rằng các nhà lãnh đạo “cần phải trung thực” với Quốc hội và công chúng Mỹ về những kế hoạch quân sự, một tuyên bố được đưa ra vài chục năm sau khi những binh sĩ tác chiến đầu tiên của Mỹ được điều tới Việt Nam được mô tả là “cứu trợ lũ lụt.”

Thượng nghị sĩ John McCain trong chuyến thăm
nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, ngày 8 tháng 4 năm 2009.
Thể hiện “sự khiêm tốn trong việc tiếp nhận kiến thức về những nền văn hóa của nước ngoài” và vượt qua “những khác biệt dường như không thể thu hẹp được,” những điều hiện rõ trong tuần này tại Việt Nam, là một trong những bài học khác mà Mỹ đã học được từ cuộc chiến tranh, kéo dài ở Đông Nam Á từ năm 1955-1975.
Ba ông Kerry, McCain và Kerrey tự hào về những đóng góp của họ cho việc nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ 20 năm trước giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ví dụ, mỗi năm có chưa đầy 60.000 người Mỹ đến thăm Việt Nam cách đây 20 năm, so với gần nửa triệu người hiện nay, và kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam tăng gần 100 lần con số 450 triệu đôla của 20 năm trước.
Trong khi Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam tuần này, ba cựu chiến binh mô tả nỗ lực xây dựng mối quan hệ của ông Obama là “rộng khắp,” bao gồm những vấn đề an ninh, thương mại, đầu tư, môi trường và “tự do tôn giáo và nhân quyền.”
Nhìn về phía trước, họ viết, “những lợi ích chung” và “tình cảm thân ái tự nhiên” như quan hệ gia đình và “lòng khát khao tự do mãnh liệt” sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.
Ông John Kerry từng là sĩ quan hải quân ở Việt Nam. Ông John McCain từng là sĩ quan hải quân và là tù binh chiến tranh ở Việt Nam suốt năm năm rưỡi. Ông Bob Kerrey được trao Huân chương Danh dự cho công tác phục vụ của ông với tư cách một biệt kích Hải quân ở Việt Nam.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b