Một cơn gió bụi là cuốn Hồi ký do Trần Trọng Kim (1883–1953) xuất bản năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1948). Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động. Tác giả Trần Trọng Kim là một học giả, thủ tướng đầu tiên của Việt Nam năm 1945. Ông mất ngày 2 tháng 12, 1953 Đà Lạt (70 tuổi).
MỤC LỤC1. Cuộc đời yên lặng và vô vị
2. Đi Chiêu Nam Đảo (Singapour)
3. Đi Băng Cốc và về Sài Gòn
4. Ra Huế lập chính phủ
5. Về Hà Nội
6. Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước
7. Tôn chỉ và sự hành động của Cộng Sản đảng
8. Sự giao thiệp của chính phủ Việt Nam với nước Pháp
9. Đi sang Tàu
10. Cuộc Pháp Việt chiến tranh
11. Về Sài Gòn
12. Lên Nam Vang
2. Đi Chiêu Nam Đảo (Singapour)
3. Đi Băng Cốc và về Sài Gòn
4. Ra Huế lập chính phủ
5. Về Hà Nội
6. Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước
7. Tôn chỉ và sự hành động của Cộng Sản đảng
8. Sự giao thiệp của chính phủ Việt Nam với nước Pháp
9. Đi sang Tàu
10. Cuộc Pháp Việt chiến tranh
11. Về Sài Gòn
12. Lên Nam Vang
Xuất bản lần đầu tại Nhà xuất-bản Vĩnh Sơn – Sài Gòn 1969
Nguồn: Talawas: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2404&rb=08
Chương 1: Cuộc Đời Yên Lặng và Vô Vị
Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. Ðó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. Ðược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.
Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Ðông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu.
Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nước nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng.
Thường tôi gặp người Pháp, tôi cũng nói thẳng rằng: nếu trong cái hoàn cảnh này, người Pháp hiểu rõ tình thế mà buông tha chúng tôi ra thì không những là nước Pháp không thiệt thòi gì mấy về đường kinh tế, mà về đường văn hóa và thực tế lại có phần lợi vì đã làm một cái ơn lớn cho cả một dân tộc. Mà thực tế nếu được như vậy thì dân Việt Nam không bao giờ quên được cái ơn ấy, mà vui lòng hợp tác với nước Pháp. Song đó là một cái mộng tưởng không thê có ở trong đời này, là đời đầy những sự tham, sân, si, cho nên nhân loại đã phải chịu bao nhiêu nỗi đau buồn khổ não. Mà còn phải chịu không biết đến bao giờ mới thôi!
Thường tôi gặp người Pháp, tôi cũng nói thẳng rằng: nếu trong cái hoàn cảnh này, người Pháp hiểu rõ tình thế mà buông tha chúng tôi ra thì không những là nước Pháp không thiệt thòi gì mấy về đường kinh tế, mà về đường văn hóa và thực tế lại có phần lợi vì đã làm một cái ơn lớn cho cả một dân tộc. Mà thực tế nếu được như vậy thì dân Việt Nam không bao giờ quên được cái ơn ấy, mà vui lòng hợp tác với nước Pháp. Song đó là một cái mộng tưởng không thê có ở trong đời này, là đời đầy những sự tham, sân, si, cho nên nhân loại đã phải chịu bao nhiêu nỗi đau buồn khổ não. Mà còn phải chịu không biết đến bao giờ mới thôi!
Trong khi nước Pháp đang bị cái nạn chiến tranh, người Pháp đối với người Việt Nam không đổi thái độ chút nào, mà người Nhật thì lại muốn lợi dụng lòng ái quốc của người Việt Nam để quyến dụ người ta theo mình. Người Việt Nam không phải là không hiểu cái tâm địa người Nhật, song có nhiều người muốn thừa cái cơ hội hiện tại mà phá vỡ cái khuôn khổ bé hẹp nó ràng buộc mình đã bao lâu để gây ra cái không khí mới, rồi sau thế nào cũng tìm cách đối phó. Phần nhiều người trí thức trong nước đều có cái quan niệm ấy, nhưng vì thế lực không đủ, cho nên không ai hành động gì cả, trừ một bọn người hoặc vì lòng nóng nảy, hoặc vì lòng ham danh lợi chạy theo người Nhật.
Nước Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Ðông, nhưng về sau đã theo Âu Hóa, dùng những phương pháp quỉ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đã thôn tính Cao Ly và Mãn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Ðông đã bị người Âu Châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu đồng minh cộng nhục và lấy danh nghĩa giải phóng các dân tộc bị hà hiếp, nhưng thâm ý là muốn thu hết quyền lợi về mình. Bởi vậy chính sách của họ thấy đầy những sự trái ngược, nói một đàng làm một nẻo. Cái chính sách ấy là chính sách bá đạo rất thịnh hành ở thế giới ngày nay. Dùng lời nhân nghĩa để nhử người ta vào chòng của mình mà thống trị cho dễ, chứ sự thực thì chỉ vì lợi mà thôi, không có gì là danh nghĩa cả.
Trong hoàn cảnh khó khăn ấy tôi phải nén mình ngồi yên. Song mình muốn ngồi yên mà người ta không để cho yên. Hết người này đến nói chuyện lập hội này, người khác đến nói chuyện lập đảng nọ. Ðảng với hội gì mà tinh thần không có, sự tổ chức chẳng đâu ra đâu thì càng nhiều đảng và hội bao nhiêu lại càng thêm rối việc bấy nhiêu, chứ có ích gì? Bởi vậy đối với ai, tôi cũng lấy lòng ngay thẳng mà đáp lại, nhưng không đồng ý với ai cả.
- Một Cơn Gió Bụi – Hồi Ký Trần Trọng Kim
- Một Cơn Gió Bụi – Hồi Ký Trần Trọng Kim (2)
- Một Cơn Gió Bụi – Hồi Ký Trần Trọng Kim (3)
- Một Cơn Gió Bụi – Hồi Ký Trần Trọng Kim (4)
- Một Cơn Gió Bụi – Hồi Ký Trần Trọng Kim (5)
Comments
Post a Comment