I - Xét động thái và nhu cầu của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây:
Bắt đầu từ khi TQ vẽ ra đường lưỡi bò và có ý đồ, bành trướng xâm chiếm toàn bộ khu vực biển đông. Việc này, đặt Hoa Kỳ đứng trước một tình thế hết sức lan giải. Vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ tới đây sẽ thế nào? Quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và các nước khác trên biển Đông tới đây ra sao?
Tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và TQ trên biển Đông ngày một leo thang, nếu cứ tiếp diễn thế này, đến một thời điểm nút, sẽ xẩy ra đụng độ và dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân, rất có thể xẩy ra.
Vậy trong lúc này Hoa Kỳ đang cần gì: Họ đang cần ngăn chặn sự bành trướng của TQ tại biển đông - Mà họ không cần tham ra vào chiến tranh, mà vẫn giữ được tính chính danh của Hoa Kỳ.
Vậy cho tới lúc này. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã có đủ thời gian nghiền ngẫm và chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi, để ngăn chặn TQ tại biển Đông. Tại sao cách nay 01 năm, Hoa Kỳ lần đầu tiên mời một Tổng bí thư ĐCS đến thăm, và chỉ để khẳng định: Tôn trọng sự khác biệt về chính trị giữa hai quốc gia.
Qua những phân tích trên, đến đây chúng ta đều nhận thấy: Cả một thời gian dài trước đây Hoa Kỳ đã âm thầm, xây dựng một đối tác, có đủ tầm, đi tiên phong hàng đầu, để chống lại sự xâm năng của TQ trên biển đông. Đó chính là Việt Nam. Người Mỹ họ cũng đủ sự sáng suốt để nhận biết ra một điều: Ý thức hệ CS mà đi cùng với vũ khí của TB Mỹ, thì sẽ là thứ vũ khí nguyên tử khủng khiếp nhất, mà tất cả các quốc gia có ý đồ xâm năng dân tộc khác, sẽ không chịu được nhiệt. Các bạn cần phải biết: Ý thức hệ CS, lãnh đạo làm kinh tế thì rất dở, nhưng lãnh đạo chiến tranh thì lại là bộ máy tuyệt vời.
Người Mỹ họ rất hào phóng, xong họ cũng không cho không ai cái gì bao giờ cả: Bằng chứng là đầu thập kỷ 60, no sợ trước làn sóng CS đỏ bành chướng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á, họ cần phải đổ quân vào MNVN, để ngăn chặn. Đệ nhất VNCH có hơi hướng chống lại, lập tức hai anh em ông Diệm phải ra đi để mở đường cho họ vào. Đầu thập kỷ 70, sau khi quan hệ với TQ và họ cũng nhận ra rằng CNCS không có khả năng bành chướng tiếp và đang có nguy cơ, teo đi và sụp đổ, vậy việc hy sinh người và của cho MNVN đối với họ là không cần thiết nữa.
Họ đã đơn phương cương quyết ký HĐ Pari. Rút toàn bộ quân đội và viện trợ cho MNVN, không cần biết đệ nhị VNCH có đồng ý hay không đồng ý. Họ để lại đằng sau cả một nền đệ nhị VNCH, trong tình trạng sống dở chết dở.
II - Xét động thái và nhu cầu của Việt Nam trong thời gian gần đây:
Nếu xét nhu cầu và mục tiêu của các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay thì người dân bình thường cũng nhận ra rằng: Giữ cho bằng được, sự tồn tại của ĐCSVN và nhà nước CSVN được đặt lên hàng đầu, tối quan trọng. Việc đấu tranh với TQ để bảo vệ lãnh thổ trên biển chỉ là mục tiêu thứ yếu đứng thứ 02, và nó cũng song trùng với mục tiêu của người Mỹ, nên họ cũng có phần nào yên tâm về việc này.
Vậy phân tích đến đây chúng ta đều thấy rằng. Hoa kỳ nếu muốn thực hiện tốt kịch bản của mình đã vạch ra, không còn cách nào khác, phải đáp ứng đầy đủ 02 nguyện vọng trên của những người CSVN:
1 - Tôn trọng sự khác biệt về chính trị giữa hai quốc gia. Không nhắc nhiều đến dân chủ và nhân quyền.
2 - Đơn phương: Dỡ bỏ cấm vận vũ khí + Thúc đẩy giao thương kinh tế, mà không hề có cuộc mặc cả, dân chủ, nhân quyền nào cả.
3 - Hoa Kỳ có thể còn chuẩn bị phương án: Viện trợ quân sự và kinh tế không hoàn lại cho VN, khi sẩy ra đụng độ với TQ.
Đến đây chúng ta có thể bắt trước ông Lê Duẩn mà nói: Nếu VN có đụng độ và đánh nhau với TQ thì, chúng ta đang đánh cho Hoa Kỳ và dành quyền đi lại trên biển đông cho một số các quốc gia khác.
Qua những phân tích trên, chúng ta cũng có thể lý giải được: Tại sao từ trước tới nay, các nhà lãnh đạo Việt Nam, họ cứ lửng lơ, con cá mại cờ, tuyên bố chung, chung: VN không liên kết với một nước này để chống lại nước kia. Vì họ đọc dược ý nghĩ của người Mỹ và họ đã tính trước được việc làm hôm nay của người Mỹ.
Trên đây chỉ là quan điểm của cá nhân người viết.
Tác giả gửi tới Dân Luận
Comments
Post a Comment