Chí Quân (Soha.vn) 23/01/2014 theo Trí Thức Trẻ – Con gái một nguyên lão công thần Trung Quốc sám hối về cái chết của cô giáo, người đã bị Hồng vệ binh đánh đập đến chết trong Cách mạng Văn hóa.
Một ngày Chủ nhật giữa tháng 1 vừa qua, tại Trường trung học nữ thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra một sự kiện đặc biệt. Một số học sinh cũ về thăm trường để chính thức ngỏ lời xin lỗi các thầy cô giáo đã bị đấu tố, hành hạ trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Trong số các học sinh này có Tống Bân Bân, con gái tướng Tống Nhiệm Cùng, một trong “Bát đại nguyên lão” (tám nhà lãnh đạo giữ những chức vụ quan trọng ở Trung Quốc thời kỳ 1980-1990, trong đó có Đặng Tiểu Bình). Bà Tống đồng thời là một trong các học sinh lãnh đạo nhóm Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa ở ngôi trường này.
Tống Bân Bân thời còn là Hồng vệ binh
trong Cách mạng Văn hóa (phải) và hiện nay (trái)
Chính Tống Bân Bân và một người bạn đã dán tờ báo chữ to đầu tiên đả kích giáo viên trong trường, trước khi phong trào đấu tố và tra tấn các thầy cô bắt đầu. Ngày 5/8/1966, cô hiệu phó Biện Trọng Vân bị các Hồng vệ binh đánh đập đến chết. Đây là nạn nhân đầu tiên của cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.
Trong lần trở về trường cũ hôm Chủ nhật, Tống Bân Bân, năm nay 64 tuổi, đã cúi đầu trước tượng cô Biện Trọng Vân để sám hối về những gì đã gây ra hơn 40 năm về trước. Người phụ nữ từng là một “hạt giống đỏ” của Trung Quốc này nói trong nước mắt “Xin cho phép tôi được bày tỏ lời xin lỗi và lòng tiếc thương vô hạn đến cô giáo Biện. Suốt cả đời mình, tôi đã sống trong ăn năn, đau khổ vì ngày đó không bảo vệ các thầy cô”.
Trong sự kiện bi thảm năm 1966, ngoài cô Biện còn có 4 thầy cô giáo khác bị các học sinh đánh trọng thương, trong đó có cả cô hiệu trưởng. Con gái cô cũng có mặt trong buổi lễ sám hối của Tống Bân Bân. Người phụ nữ này vẫn nhớ như in tất cả những nỗi đau mà mẹ mình đã phải chịu đựng, nhưng cho biết bà không hề oán trách các Hồng vệ binh vì họ đã hối cải và “đủ dũng cảm để nhận trách nhiệm”.
Tống Bân Bân bày tỏ sự hối lỗi về những gì
đã làm trong Cách mạng Văn hóa
Tống Bân Bân được coi là một biểu tượng của Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa. Trong bức ảnh nổi tiếng chụp tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 18/8/1966, tức là 13 ngày sau cái chết của cô giáo Biện, Tống Bân Bân được chọn là người giúp Mao Trạch Đông đeo băng đỏ lên cánh tay. Sự nổi tiếng càng khiến vai trò của Tống Bân Bân trong thời kỳ này trở thành chủ đề tranh cãi, bởi bà bị nghi ngờ là một trong những học sinh tham gia đánh đập cô Biện.
Trả lời báo Tin tức Bắc Kinh, Tống Bân Bân nói “Tôi mong tất cả những ai đã gây tội lỗi trong Cách mạng Văn hóa, những người đã làm hại thầy cô, bạn bè mình, đều có thể đối diện với bản thân, hối cải và cầu xin sự tha thứ để được sống thanh thản”.
Các con cô giáo Biện Trọng Vân khóc trước
thi thể mẹ sau khi bà bị các Hồng vệ binh đánh chết
Một người bạn trong nhóm của Tống Bân Bân cho biết, việc xin lỗi các thầy cô và học sinh của trường là nạn nhân trong Cách mạng Văn hóa đã diễn ra được một thời gian khá dài. Và cả nhóm đã tổ chức cuộc gặp gỡ, sám hối hôm Chủ nhật vừa qua sau khi chứng kiến phản ứng của dư luận trước những gì mà Trần Tiểu Lỗ, con trai cố nguyên soái Trần Nghị và một số bạn bè đã làm hồi năm ngoái.
Ngày 7/10/2013, Trần Tiểu Lỗ, cũng là một Hồng vệ binh, đã về thăm Trường trung học số 8 Bắc Kinh, nơi ông đã học trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa để tạ lỗi với các thầy cô.
Tại Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa được coi là một thời kỳ rối ren của đảng, nhà nước và nhân dân, khởi đầu từ sai lầm của một số lãnh đạo và sau đó bị các phần tử phản cách mạng lợi dụng triệt để. Tuy nhiên, các thống kê chi tiết về thời kỳ này vẫn còn khá ít ỏi, dẫn đến khó khăn khi đánh giá thiệt hại.
Theo một nghiên cứu đăng tờ Study Times năm 2008 và được Thời báo Hoàn Cầu dẫn lại thì trong một thập kỷ Cách mạng Văn hóa, khoảng 2,3 triệu cán bộ, tức là chiếm 19,2% tổng số cán bộ thời đó đã bị điều tra, dẫn đến cái chết đau đớn của một số lãnh đạo cấp cao, trong đó Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1959 đến năm 1968.
Việc các Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa xin lỗi công khai đã gây nhiều phản ứng trái ngược trong dư luận Trung Quốc.
Trả lời Thời báo Hoàn Cầu hôm thứ Hai tuần trước, Trần Tiểu Lỗ cho rằng những việc làm để xem xét lại và phê phán thời kỳ Cách mạng Văn hóa của chính quyền hiện nay là chưa thỏa đáng.
Giáo sư Châu Hiếu Chính (Đại học Nhân dân Trung Quốc) nhận định việc một số con cái các lãnh đạo cao cấp thời kỳ trước nhận lỗi và sám hối về Cách mạng Văn hóa là động thái tích cực, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để nói liệu nó có thúc đẩy giới lãnh đạo hiện tại đi xa hơn theo chiều hướng này.
Viết trên Weibo, Lý Kim Bình, một học giả ở Bắc Kinh nói những người như Tống Bân Bân, Trần Tiểu Lỗ đã xin lỗi với tư cách cá nhân. Việc này cũng nên được tiến hành với danh nghĩa nhà nước để an ủi các nạn nhân.
Tuy nhiên, học giả theo khuynh hướng bảo thủ Tư Mã Nam lại cho rằng, việc xin lỗi của Tống Bân Bân nên được tôn trọng nếu nó là do ý nguyện của bà thôi thúc. Tuy nhiên, chỉ nên coi nó là việc riêng của bà Tống.
“Từ những tranh cãi về ý thức hệ trong xã hội chúng ta hiện nay, tôi cho rằng có một số thể lực muốn lợi dụng sự sám hối của con cái các gia đình cách mạng để định hướng lại dư luận về Cách mạng Văn hóa”.
Ông Tư Mã Nam nhận định, mục đích cuối cùng của việc này là để phủ nhận Mao, người đã khởi xướng phong trào Cách mạng Văn hóa.
► Xem thêm bài liên quan cùng chủ đề:
Lời sám hối của một Hồng vệ binh
(Tin Đa Chiều) 15/01/2014 Theo The epochtime – “Song BinBin (Tống Bân Bân), người từng nổi tiếng được Mao Trạch Đông gặp gỡ và trao tặng cho danh hiệu “Yaowu”, có nghĩa là “sẵn sàng chiến đấu”, đã xuất hiện ở trường Đại học nữ sinh liên kết Bắc Kinh” vào ngày 12/1, với một bài phát biểu sám hối 1500 chữ.”
Song Binbin – Tống Bân Bân – (phải) đang đeo băng tay của Hồng Vệ Binh cho
chủ tịch Mao Trạch Đông (trái) tại quảng trường Thiên An Môn ngày 18.8.1966.
“Xin cho phép tôi bày tỏ sự ân hận và lời xin lỗi muôn đời của tôi đến Hiệu trưởng Bian (Biển),” bà phát biểu trước một nhóm các cựu giáo viên và học sinh, theo một báo cáo của Thời báo Bắc Kinh. “Tôi đã không ra sức bảo vệ lãnh đạo nhà trường, và điều này trở thành nỗi đau khổ và hối hận suốt cuộc đời tôi.”
Song Binbin (giữa) đọc bài phát biểu xin lỗi về những gì bà đã làm
đối với những người thầy và học sinh trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa,
tại trường Đại học nữ sinh liên kết Bắc Kinh vào ngày 12/1 (Weibo.com)
Là con gái của đô đốc Song Renqiong (Tống Nhậm Quỳnh), một trong những nhà lãnh đạo sáng lập Đảng cộng sản Trung Quốc, Song Binbin, vào năm 1966 là một nhà lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Hồng vệ binh tại một trường nữ sinh ở Bắc Kinh. Tổ chức Hồng vệ binh được lập ra nhằm mục đích hỗ trợ Mao trong cuộc Cách mạng Văn hóa, tạo ra những cuộc chiến hỗn loạn không kể xiết trong các tổ chức quốc dân và khuôn khổ xã hội.
Vào tháng sáu, Song đã viết những gì được biết đến như một “ áp phích nhân vật lớn” nhằm chỉ trích sự lãnh đạo của nhà trường. Nó đã lên đến đỉnh điểm trong tháng Tám khi Bian Zhongyun (Biện Trọng Vân), một bí thư Đảng Cộng sản, một Phó hiệu trưởng nhà trường bị bao vây, đánh đập cho đến chết.
“Cách mạng Văn hóa là một tai họa khủng khiếp”, Song nói, theo một văn bản của tuyên bố của bà được xuất bản trên ” Đồng thuận thuần “, một trang web của Trung Quốc chuyên về các cuộc thảo luận trí tuệ và chính trị. Một bức ảnh của Song và cựu học sinh khác cúi đầu trước một bức tượng bán thân của bà Bian xuất hiện trên các tờ báo của Trung Quốc.
Việc giết chết người hiệu trưởng chỉ là một trong những sự kiện đầu tiên và nổi tiếng nhất của loại hình này .
“Trong những ngày sau, tình trạng bạo lực càng leo thang. Kết quả là, ngày càng có nhiều giáo viên bị đánh đập và nhiều người đã chết “, theo một nghiên cứu của giáo sư Mỹ, Wang Youqin, người cũng từng là một Hồng vệ binh. Khoảng 100 người đã bị tra tấn đến chết trong một huyện duy nhất của trung tâm Bắc Kinh trong vòng hai tuần vào tháng Tám năm 1966 và nhiều hơn nữa đã bị tàn tật.
Song cho biết bà đã lấy cảm hứng từ lời xin lỗi của Trần Tiểu Lộ, người con trai của một quan chức cộng sản hàng đầu. “Chúng tôi thấy rằng xã hội đã chấp nhận lời xin lỗi của chúng tôi. Đây là một cơ hội. Chúng tôi hy vọng mọi người có thể biết sự thật “, Song nói.
Cách mạng Văn hóa là một chiến dịch chính trị phát động bởi Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhằm hạn chế quyền lực của những kẻ thù về ý thức hệ và củng cố lại quyền lực của mình trong Đảng sau Đại nhảy vọt thảm hại, làm hàng chục triệu người chết đói .
Ban đầu, sự hỗ trợ cơ sở của nó đến từ những trẻ em con của các cán bộ Đảng hàng đầu, trong đó bao gồm Song, những người mong đợi được chứng tỏ những quan điểm mang tính cách mạng của mình. Ngay sau đó, nhóm đi đầu này của Hồng vệ binh đã bị Mao bỏ rơi và lại bị tấn công bởi các nhóm khác trong một chu kỳ leo thang của đấu tranh bạo lực .
Ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa đã vô cùng phổ biến. Đứng đầu ĐCSTQ hiện tại là Tập Cận Bình, và chính cha của Tập, Tập Trọng Huân, cũng từng là một trong những nạn nhân của nó. Cha Tập từng bị sa thải khỏi vị trí phó thủ tướng của Hội đồng nhà nước Đảng Cộng sản, trở thành mục tiêu điều tra và giam giữ. Chính Tập Cận Bình, lúc đó còn là một cậu bé, đã bị tố cáo, bị bỏ đói, vô gia cư, và bị giam cầm. Vào đầu năm 1969, khi Tập 16 tuổi đã được gửi đến làm việc trong khu vực nông thôn ở miền Bắc tỉnh Thiểm Tây, nơi ông đã trải qua bảy năm lao động trong điều kiện khốn khổ .
Ông Wang Jingyao, người mất vợ là Bian Zhongyun, nay đã 93 tuổi, đã phải làm việc trong thời gian dài để bảo tồn những ký ức về người vợ quá cố của mình, cũng như nâng cao nhận thức về vai trò của bà Song và những người khác trong cái chết của vợ mình.
“Bà ta là một người xấu vì những gì bà ấy đã làm,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times . “Bà ấy và những người khác đã được hỗ trợ bởi Mao Trạch Đông. Mao là nguồn gốc của mọi tội ác. Ông ta đã làm rất nhiều điều xấu. Và nó không chỉ là một vấn đề mang tính chất cá nhân” của một số người như bà Song, ông nói thêm “toàn bộ Đảng Cộng sản và Mao Trạch Đông cũng phải chịu trách nhiệm về điều đó.”
Comments
Post a Comment