Kính tặng các nữ nhi xuống đường vì môi trường sống Đảng gieo mưa bão phố ,làng Em đong hạt nắng qua hàng chè xanh Hồn em hoa nở đầu cành Điệu buồn trong mắt quanh vành nước non Dẫu em tuổi trẻ măng thon Dẫu em phận gái mấy con giữa đời Đứng lên em hát ngang trời Tình ca của cá của người nghìn sau Đời ai biết em khổ đau Sinh nhầm thế kỷ cô sầu khóc than Em đếm rừng phá bạt ngàn Như từng sợi tóc dung nhan phai tàn Em đi trên ruộng khô cằn Có nghe sông núi đập ngăn trở mình Hỏi mây hỏi gió lặng thinh Hỏi trong cõi mộng hỏi mình là ai ? Bốn nghìn năm mẹ hình hài Có còn nguyên vẹn mũi,tai,mắt, đầu Ai nhuộm mặt mẹ đỏ ngầu Ai nung lửa đốt thấm sâu dạ dày Ai xẻ thịt ai băm thây Ai nâng chén rượu quan thầy vinh quang Vì môi trường em xuống đường Căng bầu nhiệt huyết trong lòng quê hương Đó đây bè bạn muôn phương Em ơi tôi thấy tim hồng gọi tên Vì tương lai em đứng lên Tận cùng đau khổ vùng miền Việt Nam Nếu ai bịt miệng em câm Kẻ đó chính giặc ngoại xâm cần diệt Em đứng lên vì cá chết Đất nước không là bãi chết êm xuôi Mồi ngon cho giặc Tàu cười... Lê Hải Lăng
*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của Gustave Courbet *tranh minh họa và nguồn sưu tầm : ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian) của Gustave Courbet có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế” (L’origine du monde) của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...
Comments
Post a Comment