Skip to main content

Cuộc đời nô lệ của những kẻ đánh thuê

Người Viễn Xứ
9-5-2015
Công an đánh người biểu tình. Ảnh: Facebook
Công an đánh người biểu tình hôm 8/5 vừa qua. Ảnh: Facebook
Nước Việt Nam ta không biết bắt đầu từ đâu, nhưng theo sách Việt Nam Sử Lược chép thì có thể đặt mốc từ đời Hồng Bàng (năm 2879 trước Công Nguyên). Nếu tính từ thời điểm đó thì đến nay tròn gần 5000 năm. Đời một người dài lắm là 100 năm. Chênh lệch giữa hai thế hệ liên tiếp tầm 20 năm. Vậy từ đó đến nay có khoảng 250 thế hệ đã sinh sống trên đất nước này. Họ là tổ tiên, đã để lại đất nước Việt Nam xinh đẹp cho chúng ta. Tổ tiên của tất cả mọi người Việt Nam chứ đâu của riêng ai, của dân thường, của công an và của cả những người đang nắm quyền.
Khi đất nước lâm nguy, thì mọi người cùng góp sức vào để bảo vệ. Đâu phải chỉ vài người có quyền bảo vệ đất nước. Lịch sử đã gắn chúng ta lại với nhau, chúng ta có cuộc đời riêng nhưng có nhiệm vụ chung là xây dựng và bảo vệ đất nước này. Vì chúng ta cần một nơi an toàn để sống và phát triển. Vì chúng ta có chung một tổ tiên. Hôm nay, đất nước đang lâm nguy: lãnh thổ bị xâm chiếm cả đất liền và biển đảo, dù bằng phương pháp nào (kinh tế hay bạo lực).
Môi trường thì ô nhiễm nặng, thức ăn thì chứa chất độc. Mấy ngày qua, cá chết cả trăm tấn dọc biển Bắc Trung Bộ, dân đi biển thì thất nghiệp vì cá tôm không biết bán cho ai. Thiệt hại kinh tế không biết bao nhiêu là kể, thiệt hại môi trường thì không thể tính hết được. Kẻ nào đã gây ra việc này, kẻ nào đang tàn phá đất nước ta? Trung Quốc ư, thì cũng không có gì lạ, họ đã và sẽ tìm mọi cách để xâm chiếm Việt Nam, bằng chiến tranh hay bằng cách di dân kinh tế. Chúng ta không thể trông đợi vào đạo đức của họ, mà chúng ta phải chủ động bảo vệ Việt Nam.
Các anh làm an ninh, công an thì thì cũng là con dân của dân tộc này, vậy chắc các anh cũng đau lòng khi đất nước rơi vào hoàn cảnh này chứ? Tổ tiên bao đời của các anh cũng đã góp sức vào xây dựng đất nước này. Vậy mà giờ đây các anh không tìm cách cứu nước mà lại đánh đập dân lành khi họ ra sức bảo vệ đất nước, khi họ phẫn nộ trước việc đất nước bị tàn phá. Chẳng lẽ các anh muốn người dân làm người rơm sao? Các anh đã bán linh hồn cho quỹ dữ rồi sao?
Nghề của các anh là nghề danh giá, nó danh giá là vì nó góp phần giúp người khác có cuộc sống yên bình. Con người cần môi trường an toàn để sinh sống và phát triển. Giờ đây không khí thì đầy bụi, thịt cá thì nhiễm độc, ra đường thì xe cán, trộm cướp, trấn lột. Hỏi các anh, môi trường sống như vậy có an toàn không?  Và các anh đã làm gì cho xã hội này an toàn hơn?
Cơm các anh ăn, áo quần các anh mặc, súng đạn các anh dùng, dùi cui các anh nắm, mũ cối các anh đội, điện thoại các anh xài, quà cáp các anh mua tặng người tình hay vợ con thì đều từ tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên khoáng sản hay tiền vay mượn của nước ngoài. Các anh nghĩ cấp trên cho các anh, chế độ cho các anh à? Thật khôi hài, họ làm gì có mà cho các anh. Họ ăn phần lớn và chia cho các anh một phần nhỏ. Đổi lại là các anh phải làm nô lệ cho họ. Các anh đánh dân lành để bảo vệ cái gì? Các anh bảo vệ cho những kẻ phá hoại, những kẻ đang sống dựa trên sự nô lệ của các anh. Họ có được quyền lực và tiền bạc là nhờ vào sự nô lệ của các anh. Trong khi đó, các anh cũng tốn thời gian, công sức, trí tuệ để trở thành một người công an, chứ đâu phải các anh đi ăn xin.
Cái các anh nên bảo vệ là công bằng xã hội chứ không phải chế độ. Chính công sức của các anh làm cho các anh danh giá. Chỉ vì các anh không đủ tự tin trước tài năng của các anh nên các anh phải đi ăn xin và đánh thuê cho những kẻ ác. Họ cho các anh củ cà rốt, và các anh cho họ cả cuộc đời của các anh, cuộc đời nô lệ đánh thuê. Các anh tin tất cả những gì họ nói, vì các anh không có suy nghĩ, vì các anh là những rôbot đã được lập trình đánh thuê. Chế độ thực ra chỉ là tên ma, không hình không bóng, mà thực ra là một vài kẻ nắm quyền trong xã hội này. Các anh được sinh ra là để bảo vệ chế độ, còn sứ mạng nào vinh quang hơn thế! Và vì vậy, các anh đã quên đi công sức của tổ tiên mình.
Đất nước này cần tự do để sống. Tự do cho cả các anh và tôi. Đừng làm nô lệ nữa. Chẳng ai có thể giải phóng cho các anh, ngoại trừ chính các anh tự giải phóng mình. Nếu các anh cho rằng lời viết này là xảo biện vậy hãy tiếp tục sứ mạng vinh quang của các anh, sứ mạng của những rôbot trung thành với kẻ ác!
___
Bạn Nguyễn P. gửi thông tin chia sẻ như sau:
Tôi là một người dân Sài Gòn đã tham gia biểu tình ngày 8-5. Những gì tôi thấy bao gồm:
– Chính quyền rất đông, họ không có chính nghĩa nhưng họ có ưu điểm là được trang bị tốt, có tổ chức, chỉ huy, xe phát loa liên tục gây nhiễu. Bọn họ rất hung hăng và sẵn sàng bạo lực.
– Chính quyền cũng có những người to khỏe, có võ công để dễ đàn áp.
– Người biểu tình có chính nghĩa, giấy biểu tình và ý chí mạnh mẽ. Nhưng các nhóm rải rác và không được tập hợp thành khối – để bị chia rẻ, phân tán. Phía bên bưu điện thành phố không tiếp cận phía nhà sách nhà thờ Đức Bà. 
– Cần có những bài hát chung để đối trọng trọng loa chính quyền và giữ tinh thần mọi người, bài “Nối vòng tay lớn” có thể là một ví dụ. 
– Cần tự trang bị thêm để tự tin và dẻo dai để kéo dài thời gian biểu tình, bớt bị thương khi bị tấn công, và tạo khó khăn cho những kẻ muốn tấn công.
– Người biểu tình sẽ không bao giờ trang bị vũ khí, nhưng cần trang bị bảo vệ cơ thể. 
Tôi chỉ góp một ý nhỏ đơn giản để bảo vệ cơ thể và tăng hiệu quả biểu tình:
– Một trong những trang bị đơn giản là bảo vệ ngực bụng, lưng, và đầu.
– Đầu có thể dùng nón bảo hiểm, rộng càng tốt để che tai.
– Ngực bụng và lưng có thể làm theo cách sau:
(1) Dùng 2 ba lô vừa người (chọn loại trung bình thôi, hoặc dùng đồ cũ). 
(2) Nhét vào 2 ba lô giấy cứng/nhựa và mút dày; nhưng không quá nhiều để làm khó đi lại.
(3) Đeo 1 ba lô trước bụng, chốt dây phía sau lưng.
(4) Đeo 1 ba lô còn lại ở lưng, chốt dây phía trước.
Tuy 2 bên hông chưa được bảo vệ, hai ba lô độn giấy, mút này sẽ làm những đòn đấm đá giảm ảnh hưởng phần ngực bụng lưng. Trường hợp bị vật ngã xuống đường cũng giảm nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy anh chị em biểu tình đã tự làm mạnh bản thân. Khi kích thước cơ thể tăng lên, bọn nhỏ con sẽ chùn bước, bọn to con cũng sẽ gặp khó khăn hơn.
Hy vọng cách thức bảo vệ được áp dụng và chia sẻ rộng rãi để giúp mọi người, mọi tầng lớp thiện chí tiếp tục lên tiếng trong ôn hòa vì lợi ích chính đáng và hợp pháp.
____

Biểu tình ở Sài Gòn và vụ phụ nữ bị đánh

9-5-2016
Hàng loạt hình ảnh cho thấy bà Mỹ Uyên bị thương tích và ôm con gái. Nguồn: FB
Hàng loạt hình ảnh cho thấy bà Mỹ Uyên bị thương tích và ôm con gái. Nguồn: FB
Hình ảnh một phụ nữ ôm con nhỏ với thương tích trên người đã lan truyền nhanh và nhiều sau vụ biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/5.
Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái được cho là nạn nhân trong vụ xô xát giữa lực lượng an ninh Việt Nam với người biểu tình.
Ảnh chụp tại hiện trường cho thấy bà tìm cách giữ lại con và ngồi bệt xuống đường. Nhiều người biểu tình khác đã ôm bà và con gái.
Bà Hoàng Mỹ Uyên (nickname trên mạng là Ubee Crazee) và con gái nhỏ tham gia cuộc tuần hành xuống đường vì thảm họa môi trường cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam.
Trong video được bạn đọc gửi tới BBC, bà Mỹ Uyên (tự xưng là Bee) cũng cáo buộc bà bị an ninh đánh và tách bà ra khỏi con gái (Saphia) đi cùng mình.
Bà Mỹ Uyên nói trong clip đăng trên Facebook cá nhân:”Bee và mọi người đều la lớn, có con nít, đừng có đánh nhưng họ vẫn xô ra” và “những người áo xanh, mười mấy người đè vô đánh Bee và đá vô mặt Bee, đạp đầu Bee, nhất quyết là tách Bee với con, là Saphia ra, nhưng Saphia rất là bình tĩnh và nhất định không thả tay Bee ra, vẫn giữ được tay Bee”
Bà cũng nói mình bị “đạp lên đầu”. Sau sự việc, nhiều ý kiến tranh cãi đã xảy ra tại Việt Nam.

‘Hung bạo’

Nhà báo Mạnh Kim tại Thành phố Hồ Chí Minh, một người có tham gia cuộc biểu tình viết trên trang cá nhân: “Những người biểu tình đứng đầu hàng bị bắt liên tục, bất luận là ai, kể cả phụ nữ. Khoảng 10g, tôi nghe các bạn tôi hét lên thất thanh: “Bee bị đánh, Bee bị đánh!”. Chen vội đến đó, tôi thấy một bên mặt Bee bầm tím.”
“Cô khóc tức tưởi: “Em bị xô té rồi tụi nó đạp lên mặt em. Tụi nó nắm tóc bé Saphire định bắt luôn nữa!”. Saphire, bé gái 10 tuổi, con của Bee, đã nói với mẹ rằng hôm nay con muốn theo mẹ đi biểu tình, con muốn biển sạch, con muốn môi trường trong lành, con muốn ăn cá không bị nhiễm độc… Hôm nay, ước muốn đơn giản của một bé gái đã được đáp trả bằng những cái giật tóc, những cái xô ngã nhào, và cú đá hung bạo vào mặt mẹ cháu. Ôm Saphire, tôi hỏi cháu, con có sợ không. Cháu lắc đầu.” – Ông Mạnh Kim tường thuật tại hiện trường vụ việc.
Bà Lê Phương Thảo – một tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh nói: “Nếu là mình, mình không bao giờ cho con nhỏ đến những nơi có tình huống mình biết trước là sẽ có khả năng hỗn loạn và bạo động. Đó là cách bảo vệ con mình. Nhưng các bạn ngồi nhà, tự cho mình hèn mình khôn, rồi dùng bàn phím đánh hội đồng người mẹ trẻ đưa con đi biểu tình sáng nay thì mình thấy các bạn là những con người khốn nạn lắm.”
Nhà báo Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội nói khi xem những bức ảnh từ vụ việc: “Sao lại đổ lỗi cho nạn nhân. Họ không hiểu rằng mang trẻ con đi biểu tình ôn hoà là một bài học thực tế quý giá với con trẻ, khiến chúng sớm có ý thức bảo vệ môi trường. Chỉ có điều là chúng ta không thể ngờ sự bất nhân của những kẻ ra tay. Cho nên, lần sau mọi người nên cẩn thận. Tôi tin rằng nhận thức và hành xử của chính quyền sẽ không sớm thay đổi. Bạo lực sẽ còn tiếp diễn.”

‘Đưa trẻ vào nơi nguy hiểm’?

Có những ý kiến trái ngược lại cho rằng “không nên đưa trẻ con vào nơi nguy hiểm”. MC Phan Anh, một người nổi tiếng tại Việt Nam cũng nói trên trang cá nhân: “Hình ảnh bạn Hoàng Mỹ Uyên, một người mẹ đã xuống đường ôn hòa, thể hiện tiếng nói của mình đòi hỏi môi trường sạch, đòi hỏi sự minh bạch.. cho, trước mắt là tương lai con cô ấy có cuộc sống trong lành hơn, an toàn hơn. Và tương lai đó có cả những đứa trẻ của tôi, của bạn. Nhưng cô ấy, một người phụ nữ đã bị đàn áp, bé Saphie bị giật khỏi vòng tay mẹ trong nỗi khiếp sợ.
“Xuống đường tụ tập đông người, trong khi Việt Nam chưa có Luật biểu tình, rất dễ bị coi là vi phạm pháp luật.”
“Xuống đường ôn hòa, cũng khó tránh khỏi những phần tử xấu gây rối loạn, kích động mà ta không phải lúc nào cũng tỉnh táo để phân biệt.”
“Nhưng trong mọi trường hợp thì tôi nghĩ chính quyền, những người “đầy tớ của dân” lúc nào cũng phải chủ động bảo vệ nhân dân bằng mọi cách.”
Tuy nhiên, ông Phan Anh cũng nói: “Riêng với Hoàng Mỹ Uyên, em là người phụ nữ của ngày hôm nay nhưng anh không ủng hộ việc cho trẻ nhỏ tham gia những sự kiện như này trong thời điểm hiện nay ở Việt Nam nhé!”
Một người tên Thục Đoan cũng nêu ý kiến: “Mình nghĩ dù có ôn hoà hay không thì chỗ náo loạn đông người nhiều nguy cơ rủi ro cho trẻ em. Dù chị không ngờ bé bị đánh thì cũng lường trước chỗ đông vậy chen lấn, ngột ngạt hoặc kẻ gian trà trộn như thế nào chứ. Trẻ em còn nhỏ, hiểu chuyện chưa sâu, không nên cho các em thấy những điều làm ảnh hưởng tinh thần các bé.”
Bà Hoàng Mỹ Uyên là chủ quán cafe Người Sài Gòn. Bà cũng là người khởi xướng thùng bánh mì từ thiện miễn phí nổi tiếng, sau đó đã trở thành một hoạt động thiện nguyện xã hội được nhiều người làm theo, để một tủ bánh mì trên phố, người gặp khó khăn, người nghèo có thể đến và lấy bánh mì miễn phí cho bữa ăn của họ.
Sau thảm họa cá chết tại miền Trung Việt Nam, đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình tại một số nơi. Người biểu tình đưa ra các biểu ngữ “Tôi cần biển sạch – Tôm cá”, “Dân cần tôm cá”, “Please protect our environment” (Xin hãy bảo vệ môi trường của chúng ta).

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b