Skip to main content

13 ngân hàng ngập nợ xấu: Bế tắc Ngân hàng nhà nước


Phải đến gần hai tháng sau nửa đầu năm 2015, một bản thống kê từ báo cáo tài chính của 13 ngân hàng mới hiện ra: tổng số nợ xấu của 13 ngân hàng tăng mạnh 21,2%, trong đó đáng chú ý, số nợ khả năng mất vốn ngày càng đột biến, lên tới 23.850 tỷ đồng chiếm 50,6% tổng số nợ xấu.
Về cơ cấu nợ, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tiếp tục tăng lần lượt 51% và 22%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) có dấu hiệu suy giảm 14%. Trong đó, 13 ngân hàng đang "ôm" 23.850 tỷ đồng nợ xấu có khả năng mất vốn, chiếm đến 50,6% tổng số nợ xấu.
Đáng chú ý là các ngân hàng TMCP nhà nước như BIDV, Vietcombank và Vietinbank luôn đứng đầu về số nợ xấu xét theo số tuyệt đối.
Tuy nhiên, những con số trên mới chỉ là số báo cáo ‘trong luồng’ của các ngân hàng, và được một vài tờ báo mô tả là ‘không còn sự khác biệt đáng kể giữa số liệu của ngân hàng thương mại và Ngân hàng nhà nước’. Trong khi trước đó vào năm 2013, chính ông Lê Xuân Nghĩa - khi dó là Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, một chuyên gia ‘phản biện trung thành’ và được coi là người luôn ủng hộ các hành động của Ngân hàng nhà nước - đã phải tiết lộ là ngay cả Ngân hàng nhà nước cũng không nắm được số liệu tài chính thực của các ngân hàng thương mại.
Nợ xấu chồng chất là án tử cho thị trường tài chính và nền kinh tế VN. Chỉ đến cuối năm 2014, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình mới lần đầu tiên tiết lộ con số nợ xấu vào năm 2013 lên đến khoảng 500.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 25 tỷ USD), trong khi vào thời điểm năm 2013, Ngân hàng nhà nước chỉ công bố ‘láo’ con số nợ xấu vào khoảng 150.000 tỷ đồng.
Báo cáo 6 tháng đầu năm 2015 của các ngân hàng về tình hình nợ xấu lại cho thấy đã chưa có một ‘phép màu’ nào xảy ra với sự nghiệp ‘xử lý nợ xấu’. Nếu Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) được lập ra từ năm 2013 nhưng cho tới nay đã chỉ làm được một việc duy nhất là ‘ôm’ lại nợ xấu vơi giá rẻ mạt từ các ngân hàng thương mại, hơn 500 hồ sơ mà VAMC chào bán nợ xấu cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính nước ngoài từ năm 2014 vẫn chưa hề có hồi âm.
Mệnh lệnh hoàn toàn duy ý chí của Ngân hàng nhà nước về ‘đưa tỷ lệ nợ xấu dưới 3%’ vào cuối tháng 8/2015 chỉ ‘xử lý’ nợ xấu trên giấy tờ, trong khi về thực chất và theo những chuyên gia phản biện nhiều kinh nghiệm như ông Bùi Kiến Thành, nợ xấu chỉ được ‘đảo’ từ nhóm có nguy cơ trực tiếp lên nhóm có rủi ro gián tiếp hơn.
Hiện tượng hàng loạt ngân hàng thương mại bị Ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và bị mua với giá 0 đồng từ năm 2014 đến nay như Đại Dương, Xây Dựng, GP và gần nhất là Đông Á càng cho thấy Ngân hàng nhà nước đang bế tắc trong việc bít vá những lỗ rò lớn trong hệ thống tài chính, trong khi ngân sách không phải là thùng không đáy để có thể trám cho phần lớn các ngân hàng rơi vào tình cảnh thua lỗ và có thể phá sản.

Lê Dung / SBTN

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b