Skip to main content

CUỘC DI TẢN GIÁO DỤC: HÃY THẬN TRỌNG VÀ CÂN NHẮC THẤU ĐÁO!



* Để đứa trẻ trưởng thành hạnh phúc - mẹ Mỹ mẹ Nhật,
 mẹ Pháp vân vân, phải nỗ lực một,
 thì mẹ Việt phải nỗ lực 10 - 20 lần và hơn thế nữa!



Hiện tại, không ít bậc cha mẹ là trí thức, doanh nhân thành đạt đang tìm kiếm mô hình cho triết lý giáo dục “Chỉ yêu thương là đủ” bằng cách cho con cái du học sớm (từ bậc PTCS) ở các nước văn minh Âu – Mỹ.

Tôi cũng gặp không ít cha mẹ chọn cách cho con (từ mẫu giáo đến hết bậc phổ thông) vào trường quốc tế trên địa bàn Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh. Nhiều trường hợp, tôi gặp họ trong những tình huống kém vui, đó là khi họ muốn chia sẻ với tôi tình cảnh đứa trẻ của họ, tuy học trường Pháp, trường Mỹ, trường Singapor hay Úc vân vân, thường vẫn gặp những biểu hiện rắc rối trầm trọng, nặng nề về tâm lý như trầm uất, trầm cảm, khó giãi bày, cục cằn, tự cô lập, tự kỷ, ích kỉ, yếu đuối, vân vân.

1/ Mô tả quang cảnh trong gia đình một doanh nhân thành đạt, cô con gái 14 tuổi đang học trường Quốc Tế P. trở về:

Cô bé xô cửa bước vào nhà. Trong phòng khách, có rất nhiều người là họ hàng, ông bà, cô dì chú bác của cô bé đến chơi. Mọi người quay lại, chờ đợi lời chào hỏi của cô bé, đáp lại, cô nheo mày tỏ vẻ không hài lòng, cô bé nghĩ: “Vì sao mọi người lại tụ tập đông đúc như thế, trong khi, nhà riêng là nơi để mình trở về nghỉ ngơi, thư giãn”.

Nghĩ vậy, cô gượng cười, rồi chào chung một tiếng: "Bonjour” (Xin chào – Tiếng Pháp), kèm theo cái vẫy tay kiểu cách, gượng gạo rồi đi thẳng lên thang gác. Mọi người há hốc mồm vì ngạc nhiên, vì tại sao cháu nội lại chào hỏi ông bà, cô dì chú bác của nó kiểu tức cười vậy?

Mẹ cô bé chạy theo gọi giật, yêu cầu cô bé quay lại để thể hiện sự lễ phép, ân cần đúng với khuôn phép gia đình Việt. Nhưng cô bé chỉ ngoái đầu, nói bằng thứ tiếng vừa Pháp vừa Anh với mẹ cô, đại ý: Mẹ có biết mẹ đang xâm phạm quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ của con không? Nói rồi, cô vào phòng, đóng sầm cửa lại, không quên ngoắc tấm biển ghi rõ: “Tôn trọng quyền riêng tư!” Bà mẹ sựng lại trước cánh cửa đã sập lại, và dòng chữ lạnh lùng vô cảm ấy. Trong phòng, cô bé ôm mặt khóc nức nở vì cảm thấy bị tấn công bởi sự kỳ thị, ghẻ lạnh của người thân. Dưới phòng khách, mọi người lặng lẽ ra về trong tâm trạng nặng nề, mất vui. Người mẹ một mình trên sofa, cô ấy ôm mặt khóc.

Sự việc lặp lại nhiều lần, cuối cùng, đến một ngày, cô bé nói: Con ghét gia đình này, con cũng ghét phải đi học!

Bác sỹ tâm lý của cơ sở giáo dục đó đã kết luận "Cô bé có dấu hiệu trầm cảm", còn tôi thì nhìn thấy sự suy kiệt, mệt mỏi, lo âu cố kìm nén của người mẹ - người thiếu phụ thành đạt và xinh đẹp, đã nhiều lần đến tham vấn ý kiến của tôi. Nước mắt và nỗi đau khổ đã rơi trong những lần trò chuyện không dứt ấy.

Thế đó, “Chỉ yêu thương là đủ” một cách thiếu cân nhắc, thiếu hiểu biết và tư duy thiên lệch, nhị nguyên, đã khiến một đứa trẻ tưởng như được trang bị để hạnh phúc hơn mọi đứa trẻ khác, lại trở nên tội nghiệt, xung đột nội tâm sâu sắc đến độ khó tháo gỡ, nếu không có cái nhìn tỉnh táo và dũng cảm của người mẹ, để giúp trẻ vượt qua.

2/ Bạn thử nghĩ xem: Có mấy gợi ý tôi đưa ra, để bạn tham chiếu:
* Tôi không bình luận gì hệ thống giáo dục của trường Tây tại bản quốc. Tuy nhiên, khi họ “bốc” một cơ sở sang Việt Nam, họ phải thay đổi một số chuẩn mực để phù hợp với môi trường Việt Nam.

Tại Việt Nam, họ không tuyển học sinh theo tiêu chí đối tượng học sinh, vì đơn giản, họ “tuyển” học sinh theo năng lực tài chính và khả năng chi trả của cha mẹ. Do đó, chất lượng học sinh lổ đổ, khấp khểnh là đương nhiên. Kéo theo, giáo trình phải hạ thấp nhất để đáp ứng với đối tượng thấp nhất, dễ nhất. Đương nhiên, sẽ tạo cảm giác dễ thỏa mãn, dễ được vuốt ve của phụ huynh và học sinh.

** Những cảm hứng tự do, quyền tự do cá nhân, thói quen dân chủ, những tập quán ứng xử văn minh hấp dẫn của bản quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, được mang theo cùng mô hình cơ sở giáo dục ấy, tuy nó thực sự là những giá trị lớn đáng trân trọng và đáng noi theo, những giá trị mà người bản quốc đã phải kiên trì cách mạng, phấn đấu nhiều trăm năm mới có được, oái oăm thay nó lại là điều khó chấp nhận, gây sốc và ở một mức độ nào đó, thật sự nó phản giáo dục! Vì sao? Vì nó chưa tương thích, đơn giản là như thế!

Lý do: Đứa trẻ "made in Việt Nam" còn non nớt, đang sống trong môi trường mà mọi người xung quanh đều cư xử với nhau theo tập quán Việt, quan niệm truyền thống. Khi nó vừa bước ra khỏi nhà, nó nhìn thấy một xã hội Việt Nam với nhiều phức tạp mà nó không thể quán sát hết.
Sau hành trình vài ba km, ngồi trên xe hơi cùng cha mẹ, nó bước vào một cổng trường mà ở đó mọi triết lý giáo dục, ngôn ngữ, thầy cô đều mang nhãn hiệu made in Pháp, hay Anh hay Úc hay Mỹ vân vân.

Bạn hãy hình dung đi, đứa trẻ phải hứng chịu sự giằng xé, xung đột giữa các hệ thống giáo dục, hệ thống giá trị như sau: một bên là môi sinh của đứa trẻ bao gồm gia đình và xã hội – bên kia là sản phẩm giáo dục từ ngôi trường mà đứa trẻ được gửi vào. Không có bất cứ "bộ đệm" hay bộ "giảm sock" nào có đó, để hỗ trợ tâm lý đứa trẻ. Thế thì, đứa trẻ không bị sang chấn tâm lý mới là điều lạ!

Những xung đột thể hiện ngay trong mọi ứng xử khách quan, ví dụ: Bên này là quan điểm dân chủ bác ái của nước Pháp thông qua bài giảng của thầy giáo diễn ra vào buổi sáng, và lập tức "giá trị" bài giảng bị xung đột gay gắt với cách ứng xử và những đòi hỏi của ông bà nội đối với đứa cháu sao cho phù hợp với tập quán Việt Nam ngay buổi chiều hôm ấy, khi đứa trẻ từ trường Pháp trở về gia đình Việt của nó, vân vân. Xung đột cứ liên tiếp, không ngừng dội vào đứa trẻ, hàng ngày, trực tiếp, khiến nó lúng túng, lo âu, mất phương hướng, không biết đáp ứng ra sao?

Đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh giằng xé không hiểu mình là ai? Là người Việt cũng không hẳn, bởi những điều nó được học không hẳn là những hiểu biết về dân tộc, xã hội, con người Việt Nam? Bởi lũ bạn bè xung quanh không nói tiếng Việt và tập quán Việt? Đứa trẻ cũng không thể là người bản quốc của mô hình giáo dục mà nó được cha mẹ gửi vào, vì điều này quá mơ hồ.

Đứa trẻ chới với như kẻ chưa biết bơi mà bị ném xuống bể có chiều sâu 5m và nó rơi vào rắc rối nội tâm, xung đột nội tâm thường xuyên. Hệ thần kinh, tâm lý non nớt của đứa trẻ không đủ năng lực đương đầu, nó trở thành người bệnh!

Đây là bi kịch điển hình cho tâm lý “sùng bái” triết lý “Chỉ yêu thương là đủ” hiện đang là một thách đố với những bậc cha mẹ Việt, trước thực trạng nền giáo dục công đã không làm được điều họ kỳ vọng!

Trong xã hội, thậm chí còn đúc kết thành một thông điệp khá buồn bã “Cuộc di tản giáo dục” để nói lên sự lựa chọn “bất đắc dĩ” của nhiều bậc cha mẹ khi gửi con vào trường quốc tế.

Bạn hãy chuẩn bị kỹ càng và có một tâm thế chủ động để biến “cuộc di tản” trở nên có giá trị và hài hòa cho đứa trẻ!

Phần III: Bồi đắp những giá trị cốt lõi cho trẻ
Cuốn sách "Triết lý Mẹ Việt - Dạy con bước cùng toàn cầu" sẽ ra mắt mùa Thu - Đông 2015 do nhà sách Thaihabooks phát hành


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=738144749664626&set=a.111653838980390.23903.100004073224217&type=1&theater

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b