Skip to main content

Mất nước thì sinh hoat hàng ngảy lại càng nhộn nhip

Người dân Hà Nội chia nhau từng xô nước sinh hoạt những ngày mất nước.


Tin tức về việc mất nước sạch sinh hoạt giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến chưa biết đến khi nào mới chấm dứt. Đứa con mang tên “trách nhiệm” sau 13 lần vỡ đường ống nước sạch sông Đà đến nay vẫn cứ “mồ côi”. Thật là tội nghiệp cho “nó” quá. Tin tức mới nhất về tình hình mất nước vẫn liên tục được cập nhật suốt 24h qua.

Một câu hỏi lớn không lời đáp

Những ai theo dõi thông tin mới nhất từ cuộc họp báo chiều ngày 19/8 của sở Xây dựng Hà Nội chủ trì hẳn là vẫn còn ngơ ngác bởi “một câu hỏi lớn không lời đáp”. Cuộc họp báo công khai có đầy đủ đại diện từ các bên liên quan đến tình trạng Hà Nội mất nước cục bộ kéo dài trong thời gian qua trên địa bàn một số quận nội thành, gồm: Đại diện TP. Hà Nội, lãnh đạo sở Xây dựng, đại diện công ty cổ phần Vinaconex (Viwasupco) cùng các công ty cung cấp nước sạch trên thành phố.

Thế nhưng, không có bất cứ một câu trả lời từ một đơn vị nào cho câu hỏi: “Đơn vị hay cá nhân nào chịu trách nhiệm và việc bồi thường thiệt hại cho người dân sống cảnh mất nước ra sao”. Thật là úi xùi quá! Còn gì ấm ức hơn việc thắc mắc, bức xúc nhưng lại không được giải tỏa? Có người phụ nữ sau khi đọc tin tức về cuộc họp báo trên một số trang mạng đã buột miệng mà rằng: “Tổ chức họp báo thế này làm gì cho lãng phí? Cái dân chúng tôi cần biết là ai chịu trách nhiệm để biết cầu cứu lúc mất nước thì chẳng thấy có tin tức gì”.

Đến tắm cũng phải vụng trộm

Trong khi đứa con “trách nhiệm” còn đang bị “bỏ rơi bỏ vãi” như thế thì hãy nhìn xem, những ngày nắng nóng kinh hoàng vừa qua, người dân đã làm gì để sống chung với cảnh mất nước. Nào là phải di cư về quê, mua nước bình phục vụ sinh hoạt với số tiền không hề nhỏ, nhịn tắm, nhịn ăn, thậm chí có báo còn đưa tin sinh viên đi tắm trộm vì không có nước sạch để dùng. Trộm cũng là cảnh bi đát rồi, đằng này đến việc tắm cũng phải vụng trộm thì thật là hài hước quá.

Một số khu phố Hà Nội những ngày mất nước này như bài binh bố trận để chiến đấu, nhưng thay vì chiến đấu với giặc ngoại xâm khi xưa thì nay người dân phải chiến đấu với “giặc nước”. Bên trên thì dây điện, dây cáp chằng chịt, bên dưới đường, người dân kéo những đường ống nước cơ động giăng kín lối đi. Thế nhưng, nước từ các giếng khoan do nhu cầu quá lớn cũng chỉ nhỏ giọt mà không thể sử dụng thoải mái được.

Cuộc sống người dân thêm phần "nhộn nhịp"

Cuộc sống của người dân thêm phần “nhộn nhịp” khi mà cha mẹ đi làm về, bên cạnh “trăm công nghìn việc” sinh hoạt hàng ngày còn có thêm nhiệm vụ mới là chở các con đi “sơ tán” để tắm, chở nước đi xin về sinh hoạt cầm chừng cho cả gia đình. Nghĩ lại chẳng ối người thèm cái cảnh trẻ con ở quê nhảy ao tắm ùm ùm ấy chứ.

Ở quê thế mà vui, giếng khơi quanh năm trong mát. Bao người vẫn ao ước cái viễn cảnh xa xứ trở về bên chiếc giếng khơi rồi vục mặt vào gầu nước trong mát vừa múc lên… Rồi thì ăn uống sinh hoạt, bao nhiêu bát đũa cứ chổng chơ đó, lấy nước đâu mà rửa, bao nhiêu quần áo lủng lăng treo, lấy đâu nước mà giặt, muốn nấu một bữa ăn cho đảm bảo vệ sinh thì chỉ dám chọn củ quả cho đỡ tốn nước rửa.

Xưa, cha ông ta không tiếc máu xương, mồ hôi nước mắt để giành và giữ lấy đất nước này. Nước – đất nước, quan trọng vô cùng, nó gắn liền với sự sống của mỗi con người. Nếu “nước mất” thì “nhà tan”, không có “đất nước” thì “nhà” vô nghĩa, bởi “nước” ở đây là nhiều “nhà” cùng sống chung dưới một chế độ. Nay, đất nước đã thanh bình, yên ấm và trên đà phát triển, người Hà Nội vẫn canh cánh một nỗi lo “mất nước” nhưng là nước sinh hoạt.

Không dùng "nước chùa" nhưng vẫn chịu thiệt

Hàng nghìn người dân Thủ đô vẫn hoài nghi và thở dài ngao ngán vì nguồn nước sinh hoạt cứ thỉnh thoảng lại mất, lại tắc do vỡ đường ống. Nước nào thì cũng đều quan trọng cả, cũng đều gắn với sự sống của con người. Có thể nhịn mua một cái áo, cái quần, nhịn ăn một vài bữa cơm nhưng thiếu nước dù chỉ một vài giờ cũng rất khó chịu. Chẳng phải, 70% cơ thể chúng ta là nước đó sao?

Trong khi đó, người dân mua nước sạch để dùng, hàng tháng, hóa đơn tiền nước tăng vòn vọt, chứ đâu có ai dùng “nước chùa” đâu. Người mua hàng bỏ tiền để sở hữu món hàng mình cần, nay không được sở hữu như ý, bức bách là đương nhiên. Còn giả dụ như, cuối tháng đóng chậm tiền nước một vài ngày là bị mấy “ông cấp nước” thẳng tay cắt ngay lập tức. Thật là phi lý nếu như người dân không được xem xét đền bù thiệt hại do mất nước gây ra.

Sự cố đến lần thứ 13 thì mọi lý do dẫn đến việc vỡ đường ống nước đều bị nhàm tai lắm rồi. Cái người dân cần là cơ quan chức năng phải bắt tay vào làm thật, người thật việc thật hiệu quả thật. Bằng không, nhà nhà, người người vẫn phải sống cảnh “sơ tán”, tìm nước, chờ nước, đợi nước và mơ về một đường ống nước hoàn chỉnh đàng hoàng. Biết đâu đấy, tuần sau, tháng sau, vài tháng nữa thậm chí là chỉ ngay ngày mai, đường ống nước sông Đà có thể vỡ đến lần thứ… n.

Dương Thu..

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...