Skip to main content

Giá dầu dưới 40 USD, sắp chạm ngưỡng sụp đổ của Nga

Một thông tin khiến Nga không thể yên tâm là giá dầu tiếp tục giảm xuống dưới 45 USD/thùng, gần ngưỡng cực kỳ nguy hiểm đối với nền kinh tế Nga.


Giá dầu giảm kỷ lục, xuống dưới mức 45 USD/thùng

Bản tin kinh tế của Bloomberg Commodity Index vừa đưa ra một thông tin không mấy dễ chịu đối với nền kinh tế Nga rằng, giá dầu đã tiếp tục đà sụt giảm mạnh khi hạ xuống dưới mức 45 USD một thùng, thấp nhất trong vòng 16 năm qua, vào ngày 24/8.
Tin cho biết, trong phiên giao dịch ngày 24/8, giá dầu thô giảm tới mức thấp nhất trong 16 năm qua, bình quân giảm hơn 2%. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1986 đến nay, giá dầu liên tiếp hạ trong vòng 9 tuần, dấu hiệu xấu về đà suy giảm sâu của thị trường thế giới.
Cụ thể, Bloomberg Commodity Index đưa tin, giá dầu thô WTI giảm tới 2,4%, xuống còn 39,47 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent suy giảm 2%, được giao dịch dưới 45 USD/thùng, xoay quanh mức giá 44,54 USD/thùng.
Giá dầu sụt giảm mạnh dẫn đến của các nguồn dự trữ khác cũng giảm. Trong phiên giao dịch buổi sáng hôm 24/8, giá đồng (Cu) ở Luân Đôn đã giảm 2,6%, xuống 4922,5 USD/tấn. Giá vàng giảm 0,2% xuống 1158 USD/ounce.
Ngoài ra, giá cả các sản phẩm nông nghiệp cơ bản cùng nhiều loại sản phẩm, hàng hóa khác cũng suy giảm theo.

dau1
Giá dầu giảm quá mạnh đã khiến kinh tế Nga lâm vào suy thoái

Những lo ngại về kinh tế của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư cho rằng các nền kinh tế khác ở Châu Á có thể giảm tăng trưởng, dẫn đến suy giảm các nhu cầu về dầu mỏ. Đồng thời thị trường đang dư mức cung, trong khi nhu cầu không tăng, dẫn đến giá dầu tiếp tục giảm.
Nguyên nhân là do các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cương quyết không chịu cắt giảm sản lượng sản xuất, trong khi Iran đang có kế hoạch tăng lượng khai thác nhiên liệu để xuất khẩu sang Châu Âu, sau khi nước này được dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Đây là một thông tin không lấy gì làm vui vẻ đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt là Nga - quốc gia được đánh giá là nguồn thu từ dầu mỏ chiếm tới 50 % tổng lượng thu nhập quốc gia, đồng thời còn đang chịu "khủng hoảng kép" bởi sự mất giá của đồng Rúp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Siluanov đã từng phát biểu, Nga mất khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do những biện pháp trừng phạt chính trị và có thể mất khoảng 90 đến 100 tỷ USD mỗi năm nếu giá dầu giảm xuống 30%".
Tuy nhiên, giá dầu đã giảm tới gần 60% và đồng rúp cũng mất giá gần bằng đó trong hơn một năm qua.

dau2
Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không chịu giảm năng suất khai thác


Giá dầu giảm thời gian kỷ lục 9 tuần liên tiếp

Ngày 21/8 vừa qua, giá dầu tiếp tục giảm trên nền dư thừa nguồn cung. Kết thúc phiên giao dịch chốt tuần trước cho thấy, đây là tuần thứ tám giá "vàng đen" liên tiếp hạ, với đà giảm ngày 24/8, có thể đánh dấu là tuần thứ 9 liên tiếp. Đây là một hiện tượng chưa từng có kể từ năm 1986.
Hôm 21/8, giá dầu Brent Biển Bắc kỳ hạn tháng 10 đã giảm 0,94% xuống 46,18 đôla/thùng, giá hợp đồng tháng 10 cho dầu thô WTI giảm 1,02% còn 40,9 đôla/thùng.
Yếu tố chính quyết định biến động của giá dầu vẫn là sự dư cung trên thị trường, trong bối cảnh các nước hàng đầu trong OPEC vẫn duy trì khối lượng khai thác cao, khiến cung vượt cầu quá xa.
"Nhu cầu trong thời gian tới khó thể thỏa mãn sự dư cung - Bloomberg dẫn lời một nhà phân tích cao cấp của CMC Markets Ric Spooner cho biết. Ông này cũng nhấn mạnh rằng, chỉ có thu hẹp khai thác mới có thể làm giảm áp lực về giá nhưng không nước nào chịu giảm.
Trong bối cảnh đó, các chuyên viên của Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) mới đưa ra một đánh giá cho thấy, thị trường xuất khẩu dầu mỏ tới đây sẽ còn ảm đạm hơn nữa là lệnh trừng phạt Iran được gỡ bỏ sẽ làm giá dầu mỏ tiếp tục giảm sâu.
Các chuyên viên Ngân hàng Thế giới nhận định, sự trở lại của Iran trên thị trường thế giới với tiềm lực khai thác lớn sẽ tiếp tục làm lượng khai thác tăng thêm khoảng một triệu thùng dầu mỗi ngày và giảm 10 USD giá mỗi thùng dầu trong năm tới.
Trong số những nước sẽ chịu thiệt hại tối đa do sụt giảm giá dầu có Nigeria và Venezuela, quốc gia có nền kinh tế suy yếu vì những quyết định chính trị không thích hợp. Các nước khác thuộc OPEC cũng sẽ thiệt hại nặng nề nếu giá dầu chạm đến mức đó.
Các nhà phân tích của Citigroup Inc. dự đoán vào mùa thu giá "vàng đen" thậm chí có thể tụt xuống mức 32 đôla/thùng. Chuyên gia Dennis Gartman của chuyên trang tài chính The Gartman Letter còn đưa ra dự đoán bi quan khi cho rằng, nó sẽ tiếp tục hạ tới mức giá không tưởng là 15 USD/thùng.

dau3
Sự trở lại thị trường xuất khẩu của Iran sẽ khiến giá dầu tiếp tục giảm mạnh

Theo "Bloomberg", trong những điều kiện như vậy, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không thể bảo vệ Nga trước đòn trừng phạt của Mỹ và Châu Âu, cùng với sự mất giá của đồng Rúp, kinh tế Nga sẽ suy sụp và hoàn toàn có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào, trong khi đó, hầu như tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ đều "ngắc ngoải".


Bóng ma về sự sụp đổ của Liên Xô

Các nhà kinh tế thế giới nhận định, nếu dầu mỏ sụt giá đến mức 40 USD/thùng, đó là viễn cảnh thảm họa. Sự sụt giảm của giá dầu mỏ tác động mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, bây giờ có thể sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Kinh tế Nga có thể sụp đổ nếu giá dầu giảm dưới mức này.

Nếu giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng, rất có thể thế giới sẽ phải chứng kiến sự tái diễn những sự kiện của 30 năm trước đã dẫn đến sự sụp đổ của Mexico và sụp đổ của siêu cường Liên Xô. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới cũng bước vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng

Khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, Mỹ đã tập trung đánh vào nền kinh tế bao cấp, chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ của Liên bang Xô viết. Đầu tiên là Hoa Kỳ đã đánh phá giá đồng USD tới gần 30% khiến doanh thu thực tế từ xuất khẩu dầu mỏ của Liên Xô sụt giảm trầm trọng.
dau4
Theo chuyên gia phương Tây, nếu giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng, kinh tế Nga sẽ sụp đổ

Đồng thời, Mỹ đã bắt tay với Saudi Arabia tăng lượng khai thác lên gấp 5 lần, từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng, cung vượt cầu đã khiến giá dầu thế giới giảm tới gần 55%, từ xấp xỉ 30 USD/thùng còn hơn 10 USD/thùng, còn cao hơn mức ngưỡng sụp đổ của nền kinh tế Nga mà các chuyên gia vừa dự báo.
Giá dầu giảm mạnh cùng sự suy thoái của kinh tế thế giới khiến ngành xuất khẩu vũ khí vốn đã èo uột của Liên Xô gần như tê liệt. Trong khi đó, doanh thu từ xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao gần như bằng không đã khiến nền kinh tế của Liên bang Xô viết mất cân bằng trầm trọng.
Cùng với sự tăng giá ngoại tệ chi trả nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao, đối lập với sự mất giá của ngoại tệ thu về từ xuất khẩu (USD) đã khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng, thâm hụt ngân sách lớn, đời sống nhân dân khó khăn đã gây ra những biến động lớn trong đời sống xã hội.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu đẩy nhanh tình trạng "tự diễn biến", dẫn đến sự sụp đổ của đầu tàu Xã hội Chủ nghĩa. Hiện cũng đang trong tình trạng gần tương tự, với những khó khăn chồng chất trước mắt, liệu Nga có thoát khỏi "vết xe đổ" của Liên Xô ?
Thiên Nam
Theo Đất Việt, 25/08/2015

o0o

Đọc thêm :

(Đất Việt, 25/08/2015)
Kinh tế Nga đen tối, chờ tín hiệu từ nước Mỹ 

Nga đang trải qua cơn suy thoái trầm trọng khi giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng, đồng Rúp cũng giảm giá xuống mức thấp nhất trong năm...


Rơi tự do

Ngày 24/8, giá rúp giảm xuống còn 70,92 rúp đổi được 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2014. Như vậy, chỉ trong vòng hai tháng qua, đồng tiền Nga đã sụt giá tới hơn 20% so với đồng USD, làm dấy lên nguy cơ bất ổn tại quốc gia này.
Theo giới phân tích, tỷ giá đồng rúp những ngày qua chịu tác động mạnh từ giá dầu đang ngày càng rẻ. Trong phiên giao dịch chiều 24/8, giá dầu thô WTI (West Intermediate Texas) của Mỹ giao tháng 10 giảm 1,29 USD xuống còn 39,16 USD, trong khi đó dầu Brent giảm 1,19 USD xuống còn 44,27 USD. Đây là mức thấp kỷ lục trong vòng 6 năm qua.
Giới chuyên gia dự báo, sau khi cán mốc 70 rúp/USD, đồng rúp sẽ tiếp tục lao dốc xuống tới 75 rúp/USD nếu giá dầu hạ xuống dưới 40 USD/thùng.

dau5
Đồng rúp Nga đang trải qua những ngày đen tối khi mất giá mạnh
Do giá dầu sụt giảm và cấm vận phương Tây, rúp mất 50% giá trị trong năm 2014, nhưng sau đó phục hồi nhẹ do giá dầu thô tăng lại trong năm nay. Do đó, nhiều quan chức chính phủ Nga hùng hồn tuyên bố cuộc khủng hoảng kinh tế của nước này đã trôi qua.
Tuy nhiên mới đây chính phủ Nga thừa nhận kinh tế suy thoái trầm trọng hơn dự tính trong quý 2/2015, GDP giảm tới 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá dầu quốc tế tiếp tục giảm mạnh.
Hàng loạt chỉ số kinh tế của Nga như doanh số bán lẻ, đầu tư, mức lương thực tế… đều giảm mạnh trong quý 2. Các quan chức điện Kremlin thừa nhận Moscow hiện không còn đủ dự trữ để hỗ trợ rúp. Dự trữ ngoại hối của Nga đã sụt từ gần 540 tỷ USD hai năm trước đây xuống còn 360 tỷ USD.
Để đối phó với tình trạng "rơi tự do" của đồng rúp, Chính phủ Nga một lần nữa lại gia tăng sức ép buộc các công ty xuất khẩu của nước này bán ra ngoại tệ. Đây là một biện pháp nhằm ngăn không cho bất ổn trên thị trường toàn cầu dẫn tới một đợt bán tháo mới nhằm vào đồng rúp.
Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng biện pháp trên chỉ có ảnh hưởng giới hạn ở thời điểm hiện tại vì đồng rúp Nga hiện đang "chung số phận" bị bán tháo như hàng loạt đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác. Động thái phá giá đồng nhân dân tệ mới đây của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất đang khiến đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi rớt giá "thảm hại".


Sẵn sàng nhận các tín hiệu nối lại hợp tác từ Mỹ

Trong bối cảnh kinh tế Nga vô cùng ảm đạm, ngày 24/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow đang nhận được những tín hiệu từ Mỹ về việc khôi phục các kênh hợp tác, đồng thời khẳng định nước Nga không có ý định từ chối đối thoại.
Phát biểu tại Diễn đàn Thanh niên toàn Nga ở khu vực Vladimir, miền Trung nước Nga, Ngoại trưởng Lavrov nói : "Khi họ đề nghị khôi phục các kênh hợp tác, chúng tôi sẽ không bỡn cợt và từ chối (làm điều đó). Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận những tín hiệu đó".
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Nga khẳng định Moscow sẵn sàng hợp tác với Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), song sẽ không từ bỏ các lợi ích và bản sắc của mình.
Ông nhấn mạnh : "Chúng tôi sẵn sàng làm việc một cách xây dựng với các đối tác từ Mỹ và EU trên cơ sở bình đẳng, song chúng tôi sẽ không từ bỏ chính sách đối nội và đối ngoại độc lập".
Theo ông, trong thế giới ngày nay, các mối quan hệ cần phải được xây dựng trên cơ sở đối thoại và tính đến lợi ích của nhau. Nếu như các đối tác phương Tây tuân thủ nguyên tắc này, sẽ không có việc NATO tiến sát đến biên giới Nga và cũng sẽ không có cuộc khủng hoảng Ukraine. Cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra là do phương Tây từ chối hợp tác với Nga xây dựng một hệ thống an ninh chung từ Châu Âu tới bên kia Đại Tây Dương.
Ngoại trưởng Nga khẳng định mưu toan của phương Tây duy trì thế thống trị bằng các biện pháp trừng phạt hoặc thậm chí bằng vũ lực sẽ gây ra những hỗn loạn trên thế giới, biến các nước thành "miếng mồi ngon" của chủ nghĩa khủng bố. Theo ông, đã qua rồi thời kỳ phương Tây thống trị kéo dài hàng trăm năm.
Ông tái nhấn mạnh tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin rằng nước Nga "không trao đổi chủ quyền của mình".
An Nhiên (tổng hợp)

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...