Skip to main content

Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo chí Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu

Qua cuộc tập trận “Tương tác trên biển -2015” giai đoạn 2 ở Viễn Đông, có thể khẳng định, Hải quân Trung Quốc yếu, lỗi thời và thụ động.


Báo Nga cho rằng, không hiểu sao Washington lại lo ngại sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, thực chất qua cuộc tập trận “Tương tác trên biển -2015” giai đoạn 2 ở Viễn Đông, có thể khẳng định, Hải quân Trung Quốc yếu, lỗi thời và thụ động (phụ thuộc nhiều vào Nga).
   Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 1Tác giả Eugene Krutikov
Ngày 24/8, Báo Quan Điểm của Nga đã đăng bài phân tích, đánh giá của tác giả Eugene Krutikov (*) nói về sức mạnh thực sự của Hải quân Trung Quốc thông qua các hoạt động thực tế trong cuộc tập trận quân sự chung “Tương tác trên biển-2015” được hai nước tổ chức từ ngày 21-27/8/2015.
Mở đầu bài viết tác giả đánh giá, “Tương tác trên biển-2015” là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quan hệ Nga – Trung, trong đó Bắc Kinh cần nó hơn Nga rất nhiều và sau đó đưa ra một số nhận xét đánh giá về sự yếu kém của Hải quân Trung Quốc.
Theo tác giả, vấn đề chính của Hải quân Trung Quốc hiện nay là đóng tàu. Điều này xuất phát từ nhiệm vụ chính trị mà không phải quân sự do Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra.

Và điều này trong nhận thức của châu Âu được hiểu rõ ràng là cần thiết xây dựng lực lượng hải quân đại dương (hải quân nước xanh). Tuy nhiên, hiện nay Hải quân Trung Quốc không có các giải pháp kỹ thuật và phương hướng chính xác nào cả để thực hiện nhiệm vụ trên.
   Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 2Tác giả cho rằng, ba nhóm tàu sân bay có khả năng tác chiến ở đại dương lúc này là một viễn cảnh quá xa vời với Hải quân Trung Quốc
Tác giả cho rằng, chỉ là giả định nếu Trung Quốc đặt ra mục tiêu sau 20 năm nữa Bắc Kinh cần có 3 nhóm hải quân có khả năng cạnh tranh thống trị các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng.
Cụm từ "Khu vực tranh chấp" ở đây được tác giả nhắc đến đó là Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp, thực tế đây là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), khu vực Triều Tiên và các hòn đảo trên Biển Hoa Đông nơi Trung Quốc thường xuyên tranh chấp với Nhật Bản.
Theo đánh giá trong bài báo, hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu lực lượng hải quân, thậm chí khó có thể kiểm soát được vùng biển ven bờ. Thực tế, các tàu mà Trung Quốc điều động đến tập trận cùng Nga quá lạc hậu và không có cơ hội nào trong các cuộc tác chiến hiện đại.
   Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 3
Tàu Hải quân TQ chỉ đông về số lượng
Điều này hoàn toàn là đương nhiên bởi thực tế Trung Quốc lạc hậu về công nghệ trong tất cả các lĩnh vực quân sự - bài báo của Nga nhận định.
Hơn nữa, chương trình phát triển Hải quân Trung Quốc mơ hồ, chỉ là cái cớ để Mỹ viện vào để tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng.
Theo tác giả, không biết chương trình này sẽ phát triển thế nào nhưng sau 10 năm nữa Trung Quốc hãy nghĩ đến việc chuẩn bị 3 nhóm tác chiến đại dương, còn giờ đây là quá sớm.
   Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 4Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Wang Hai và Phó Tư lệnh Hải quân Nga Alexander bắt tay nhau trong ngày đầu tiên tập trận "Tương tác trên biển -2015"
Ba nhóm tàu sân bay có khả năng tác chiến ở đại dương lúc này là một viễn cảnh quá xa vời với Hải quân Trung Quốc. Trước mắt, Hải quân Trung Quốc phải xây dựng hạm đội có khả năng hoạt động ven bờ và sau đó hãy nghĩ đến việc thành lập Hải quân đại dương để thực hiện nhiệm vụ chiến lược.
Đánh giá về động cơ phát triển hải quân của Trung Quốc, tác giả khẳng định trong vấn đề này Trung Quốc thực hiện hoàn toàn khác Nga. Bắc Kinh đi theo nguyên tắc thuần túy về số lượng, sẵn sàng mua các hệ thống và tàu của Nga ở cấp độ 2 (đã qua sử dụng) miễn sao thực hiện được ý tưởng tăng cường sức mạnh hải quân.
Đây là sự trì trệ về tâm lý, không giải quyết vấn đề về trang bị công nghệ mà mù quáng thực hiện giải pháp của giới chỉ huy quân sự Trung Quốc trước hết về phát triển hải quân nói chung và sau đó là hải quân nước xanh nói riêng.
   Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 5Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc bị đánh giá lạc hậu, không đủ khả năng tác chiến trong các cuộc chiến tranh hiện đại
Vào thời điểm hiện nay, nếu không có sự hỗ trợ của Nga thì Hải quân Trung Quốc chỉ là bia đỡ đạn lớn trên biển, chứ không thể là một con cờ chiến lược trên bàn cờ thế giới.
Lực lượng tàu ngầm, trong đó bao gồm cả tàu ngầm nguyên tử chỉ đang trong giai đoạn “trứng nước”. Không có cơ sở nào để nói rằng, hiện nay một số tàu ngầm Trung Quốc có khả năng ngắm bắn trúng đích. Điều này chỉ có thể nếu kẻ thù đối đầu của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc quá yếu.
Tác giả so sánh, trong kế hoạch phát triển hải quân, Trung Quốc còn “mù mờ” hơn cả Ấn Độ. Ấn độ thực hiện các bước hoàn toàn khác Trung Quốc. Ấn Độ đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để từ đó thực hiện theo phương hướng xác định.
   Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 6Theo tác giả, Ấn Độ có chương trình phát triển hải quân vượt trội Trung Quốc
New Delhi phát triển lực lượng lính thủy đánh bộ trên cơ sở kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh đã qua.
Cơ sở khẳng định cho vấn đề này là thực tế khi Ấn Độ chỉ sở hữu các xe tăng lội nước của Liên Xô mà vẫn nhanh chóng vượt qua thung lũng Ganges và đánh chiếm Bangladesh.
Mặt khác, nhóm hải quân của Ấn Độ trên quy mô đại dượng được hình thành chính từ nhiệm vụ chiến lược – kiểm soát tất cả các khu mặt nước Ấn Độ Dương, gồm khả năng chống lại các căn cứ của Mỹ (trước hết là Diego Garcia) trong một cuộc tranh cãi về khu vực vực dầu khí ngoài khơi).
Trong khi đó, Trung Quốc đã không đặt ra các nhiệm vụ cụ thể như vậy.
* Ông Eugene Krutikov sinh năm 1969 tại Moscow. Ông từng học tại Trường Đại học lịch sử - lưu trữ và Đại Học Ngoại ngữ Quân sự. Trong đầu thập niên 90, ông là trợ lý của Thủ tướng Chính phủ và trợ lý Chỉ huy Lực lượng Cảnh sát Cộng hòa Nam Ossetia, và sau đó phục vụ trong quân đội của Nước Cộng hòa Srpska. Từ giữa những năm 90, ông làm việc trong lĩnh vực báo chí. Ông là nhà bình luận trong các tạp chí “Thời đại mới”, báo “Ngày nay”, trưởng ban chính trị của báo “Tin tức” và “Phiên bản”. Năm 2004, ông quay về Nam Ossetia. Ông là nhà nghiên cứu chính trị, chuyên gia về các vấn đề Caucasus và vùng Balkans, tác giả của nhiều cuốn sách, đồng thời là người lính từng tham chiến trong nhiều cuộc xung đột vũ trang.
Nguyễn Hoàng

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b