Skip to main content

“1 trái cà bằng 3 chén thuốc”

 có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí… và nhiều chứng bệnh khác.
Ở nước ta, cà được trồng khắp nơi để làm thức ăn. Có nhiều giống cà khác nhau, như ở miền Bắc phổ biến nhất là các giống cà pháo, quả tròn bé màu trắng và vàng (cà nghệ cùi mỏng, nhiều hạt, ăn giòn); Cà tứ thời quả bé tròn, cho quả quanh năm và có màu sắc thay đổi; Cà xoan hình xoan màu xanh; Cà bát to như cái bát, trắng hoặc xanh;  màu trắng hoặc tím. Ngoài ra còn có cà dừa, cà
sung, v.v… Trong dân gian cà pháo còn gọi là cà ghém vì hay được ăn ghém. Ðông y gọi chung các loại cà là Giã tử, Ái qua, Nuy qua. Tên khoa học là Solanum milogena L.
Ở thôn quê Việt Nam hầu như nhà nào cũng có vại cà, chum tương. Cà là một món ăn trường kỳ và chủ lực của người dân quê, đã đi vào nhiều câu ca dao, tục ngữ như: “Khen anh làm rể Chương đài. Một năm ăn hết mười hai vại cà”…, hoặc giai thoại về quả cà của Dương Lễ đã giúp Lưu Bình làm nên sự nghiệp…
Bữa ăn của người dân nước ta ngày nay đã được cải thiện rất nhiều, đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn. Nhưng các món ăn truyền thống như dưa cà, tương, mắm vẫn được nhiều người ưa thích.
Mỗi dân tộc có cách chế biến cà riêng. Ví dụ người Nhật thích ăn cà muối xổi vì “sẽ có ích cho tiêu hóa”. Người Hồng Kông ở Nam Hải thái cà rồi hấp cơm chín, thêm gia vị và cho rằng “ăn như vậy mới thưởng thức hết hương vị của cà” v.v… Chúng ta cũng có nhiều cách chế biến cà phong phú như: sống, tái, chín, luộc, kho, xào, bung, dầm đường tỏi, tương, mắm, v.v…
Tuy nhiên lâu nay ta ăn cà hầu như do tập quán chứ chưa ý thức được hết giá trị dinh dưỡng và trị liệu của cà.
Một số vấn đề trình bày dưới đây sẽ cho thấy ngoài sự ngon miệng, cà còn là vị  nhiều công dụng.
a13 1 trái cà bằng 3 chén thuốc
2. Quả cà là một vị thuốc của cả Ðông y lẫn Tây y
a. Trong Ðông y
 Cà có vị ngọt tính hàn (có tài liệu ghi cực hàn, có ). Trong Trung dược học bản thảo và các sách khác cho biết cà có tác dụng hoạt lợi (nhuận tràng), lợi tiểu, trị thũng thấp , trừ chưng hà (hòn cục trong bụng), chứng lao truyền (ho lao – không phải lao di truyền như có sách đã dịch). Ôn bệnh trong bốn mùa (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêu viêm, chỉ thống. Trong Thực liệu bản thảo nói cà có tác dụng chữa ngũ tạng lao tổn. Sách Thực kinh viết: cà có công dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí… và nhiều chứng bệnh khác.
Người dân Nigeria cũng có nhiều kinh nghiệm dùng cà tím chữa bệnh phong thấp. Hoặc để chữa phụ nữ hay có chứng đau bụng, họ lấy cà khô thái nhỏ với quả me chín lượng bằng nhau, cho vào 1 lít nước đun sôi nhỏ lửa. Sau 1/2 giờ lọc lấy nước uống nóng (tạp chí Tropical doctor 4/1982).
Y học cổ truyền Hàn Quốc dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau trị sưng khớp, loét dạ dày.
– Chữa đại, tiểu tiện đường tiêu hóa gây chảy máu: Lấy cà pháo già sao vàng, tán mịn. Mỗi lần dùng 8g, hòa nước pha dấm loãng để uống. Uống ngày 3 lần. Sách cổ ca ngợi cà có nhiều công dụng trong điều trị bệnh trĩ.
– Phụ nữ huyết hư, da vàng: Dùng cà pháo già bổ ra phơi bóng râm cho khô, tán mịn. Mỗi lần uống 8g với ít rượu hâm nóng. Ngày 2 lần, uống dài ngày.
– Chữa đàm nhiệt
– Viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500g thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Trộn nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy.
– Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60g nấu chín, cho mật ong vừa đủ nấu lại. Ngày ăn 2 lần (Ẩm thực phương Ðông trị bệnh của Hồng Minh Viễn 1998). Như vậy quan điểm của họ không kiêng dùng cà như trước nay ta vẫn có định kiến.
– Chữa hoàng đản (viêm gan vàng da): cà tím trộn gạo nấu cơm ăn trong dăm ngày, 1 tuần.
– Công dụng khác, dùng cà pháo chữa các bệnh ngoài da và niêm mạc, bầm máu, lở loét, chảy máu (ở lợi), ngón tay chân (chín mé), nứt đầu vú. Lấy cà pháo đốt thành than bôi tại chỗ. Cà tím còn được dùng làm thuốc đánh trắng răng chữa hôi miệng.
b. Quả cà trong y dược học hiện đại
– Thành phần hóa học: Trong 100g cà có các thành phần tính theo tỷ lệ % như sau: Nước 92, đạm 1,3; chất béo 0,2; đường 0,5; Các chất khoáng (mg): lân 15; magne 12; calci 10; kali 22; natri, lưu huỳnh 15,16; sắt 0,5; mangan 0,2; kẽm 0,2; đồng 0,1; Iod 0,002; Các vitamin (mg): caroten (tiền sinh tố A) 0,04; vitamin B1 0,04; B2 0,35; C6, P 0,6 và chất nhầy.
Cà tím (cà dái dê) cũng có ở nhiều nước phương Tây nên được nghiên cứu nhiều hơn. Cà là nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng cao nhất về vitamin P. Một tài liệu cho biết 1kg cà tím có 72g vitamin P (vitamin làm vững chắc thành mạch chống xuất huyết). Gần đây phát hiện được cả vitamin E (vitamin chống oxy hóa, chống lão hóa). Các chất khoáng trong cà thường cao hơn các rau quả khác.
Ðặc biệt, cà còn chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Các chuyên gia Nhật Bản tìm thấy trong nước ép cà tím có nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Có ý kiến khuyên dùng nước ép cà tím khi dùng xạ trị và sau phẫu thuật ung thư.
Còn nhóm chuyên gia trường đại học Graz ở Áo đã chứng minh tác dụng khử chất béo của cà tím, nhất là khi dùng cà tím với các thức ăn động vật. Cà tím còn có tác dụng chống ứ đọng cholesterol và ure huyết, rất có lợi trong việc điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, béo phì, đái tháo đường, thống phong (gut).
Một tạp chí ở Mỹ, trong bài: “12 cách để giảm cholesterol trong máu” đã xếp: “Ăn cà là biện pháp hàng đầu”. Cà tím có tác dụng kích thích tiết mật và tụy làm khả năng tiêu hóa được tăng cường, giúp nhuận tràng, giải độc, tốt cho bệnh gan mật. Có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Trên thực nghiệm cho thấy súc vật được uống nước ép cà tím thì khi bị gây động kinh nhân tạo đã không phát bệnh. Do đó người ta khuyên người dễ bị kích động tâm thần nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng.
Trong Hội nghị các nhà gây mê Hoa Kỳ tại Orlando (10/98) đã có những thông báo: Nếu người bệnh ăn nhiều cà tím, cà chua, khoai tây, sẽ làm chậm chuyển hóa một số thuốc mê và thuốc giãn cơ trong phẫu thuật, do các glycoalcaloid họ cà (Solanaceae) gây ức chế các men acetycholinesteraza và butylcholinesterase (men giảm hóa thuốc mê).
3. Cà là món để ăn kiêng và có lúc ta phải kiêng ăn cà
Cà là loại thực vật có giá trị dinh dưỡng tương đối thấp và có khả năng khử béo nên đã được dùng làm thức ăn kiêng để chống béo phì.
– Cà tính hàn (thậm chí cực hàn), nên phải kiêng dùng đối với người hư hàn, có chứng bệnh do hàn và thận trọng khi phối hợp cà với các thức ăn hàn để tránh quá hàn không có lợi. Nên ăn cà kèm các gia vị có tính ôn như tập quán ngâm cùng ớt, gừng, sả, tỏi. Cà có solanin là chất độc nên để an toàn hơn, tránh dùng khi còn xanh và tươi sống – là lúc cà chứa nhiều solanin. Danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng khuyên “không nên ăn cà sống”. Cà cũng như mọi thực phẩm khác đều có trường hợp phải kiêng kỵ, nếu không cẩn trọng ắt sẽ có hại cho 
– Không nên ăn cà tím trước khi phẫu thuật, phải gây mê.
4. Tóm lại
Ðông và Tây y trước nay đều công nhận cà có tác dụng bổ dưỡng, có khả năng phòng và chữa một số bệnh.
Tuy nhiên, cũng như nhiều thức ăn khác, nếu không sử dụng đúng sẽ có hại cho sức khỏe. Ngay như khoai tây, loại thức ăn quan trọng của nhiều dân tộc trên thế giới cũng có chứa solanin, nếu ta ăn khi chúng có mầm màu xanh – là lúc chứa nhiều solanin cũng dễ bị ngộ độc. Còn cà chua nói riêng và họ cà nói chung, ngoài solanin còn chứa nicotin cũng là chất độc hại. Ngày xưa nhiều người không dám ăn cà chua, mãi cho đến năm 1893 cà chua mới được trọng dụng và được gọi bằng những cái tên mỹ miều như “Quả táo đáng yêu” hoặc “Quả táo tình yêu”.
Hoặc như vào thời La Mã cổ đại, có thầy thuốc cho rằng bắp cải là thực phẩm có hại khiến nhiều người không dám dùng. Nhưng ngày nay bắp cải là thức ăn có công dụng phòng bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác…
John Graham, trợ lý giám đốc nhóm nghiên cứu về tác dụng phụ của rau quả cho biết: “Ðối với các loại rau quả xanh và thực phẩm mang nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể thì những phản ứng phụ do chúng gây ra cũng độc hại không kém. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta không dùng chúng nữa!” Còn Tony Robards, Phó hiệu trưởng trường Ðại học York khuyên rằng: “Nói chung các loại thực phẩm đều có lợi cho sức khỏe con người. Chúng chỉ có hại khi cơ thể bạn không thích ứng mà thôi”.
Qua những trình bày trên, ta thấy câu tục ngữ đã truyền tụng từ lâu trong dân gian: “Một quả cà bằng 3 chén thuốc”, có lẽ phải được hiểu là: “Một quả cà bằng 3 chén thuốc… bổ”! Vì nếu hiểu theo nghĩa ăn 1 quả cà có thể gây bệnh phải uống 3 chén thuốc mới khỏi là sai, vì hiện vẫn chưa có cơ sở nghiên cứu khoa học nào trên lý luận cũng như thực tiễn chứng minh điều này! Chỉ biết rằng từ bao đời nay, cà đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta, như một nhà văn hóa ẩm thực nước ngoài đã nói: “Chia tay với văn hóa cơm cà thì sức khỏe của chúng ta cũng sẽ đội nón đi theo…”.
Ðang mùa hè nóng bức, nếu bữa cơm có kèm mấy quả cà cùng các loại nước rau, canh sẽ tăng phần ngon miệng, thú vị biết bao. Ðó cũng là chế độ ăn “dưỡng sinh theo mùa” đắc dụng, có thể chứng minh ngay được hiệu quả dưỡng sinh phòng bệnh mùa hè của cà. Sang thu trời mát, cà bắt đầu chát và giá trị bị giảm đi phần nào… đấy là lúc chúng ta không nên dùng cà nữa.
Sưu Tầm
http://www.blogsuckhoe.com/1-trai-ca-bang-3-chen-thuoc.html

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...