Skip to main content

ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG, CON ĐƯỜNG KHÓ NHỌC...


Tổ chức chính trị Việt Tân luôn khẳng định rằng công cuộc tranh đấu của họ từ xưa tới nay luôn giữ tôn chỉ “bất bạo động”. Đây là con đường duy nhất được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận đối với các cuộc tranh đấu đòi hỏi công lý, dân chủ, nhân quyền của người dân tại rất nhiều quốc gia. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để tìm hiểu thêm sách lược của tổ chức này đối với tinh thần “bất bạo động”. Tưởng cũng xin nhắc lại quan điểm của người được phỏng vấn hoàn toàn không nhất thiết là quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết trong rất nhiều hình thức đấu tranh bất bạo động ông chủ trương nên chọn hình thức nào cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay?
Lý Thái Hùng: Đúng như anh nói là có rất nhiều phướng pháp đấu tranh bất bạo động. Vì không có nhiều thì giờ để đi vào chi tiết từng phương pháp, nên chúng tôi xin chia sẻ một vài ý niệm về bất bạo động mà tôi nghĩ là phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay.
Trước hết, sở trường của chế độ cai trị hiện nay là bạo lực, bạo hành. Chúng ta phải chọn đấu trường nào mà những vũ khí bạo hành hoàn toàn vô dụng hay chỉ có tác dụng rất nhỏ. Dù căm phẫn hay tức giận cách mấy, chúng ta vẫn không thể chọn đấu trường bạo động vì đó là nơi mà bạo quyền có ưu thế tuyệt đối.
Kế đến, ưu thế của chúng ta là số đông, bao gồm cả những người đảng viên đảng Cộng sản Việt còn lương tâm và đang bất mãn tình hình hiện nay. Đa số đều thấy rõ là không có cách nào sửa chữa một chế độ độc tài ngoài việc phải gỡ bỏ nó. Hơn thế nữa, việc gỡ bỏ chế độ độc tài hiện tại càng phải được thực hiện gấp rút vì càng lâu sẽ càng mất thêm chủ quyền đất nước vào tay ngoại bang.
Sau cùng, trong tình hình liên lập trên thế giới hiện nay, lãnh đạo CSVN phải mở cửa giao thương với bên ngoài nên vì vậy cũng bị những áp lực phải sống theo các ràng buộc của tiêu chuẩn quốc tế. Và đó là một đấu trường mà chúng ta cần phải tận dụng bên cạnh các đấu trường trong nước.
Nói tóm lại, dựa vào kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động của một số nước, việc tháo gỡ một chế độ độc tài như tại Việt Nam hiện nay là điều có thể làm được và làm bằng phương thức bất bạo động. Chúng ta có đủ sáng kiến và khả năng để làm soi mòn nền tảng quyền lực của chế độ và bộ máy bạo lực mà súng ống, roi điện, gậy gộc của công an không chận bước lại được.

Mặc Lâm: Nhà nghiên cứu và giảng dạy triết học Bùi Văn Nam Sơn cho rằng “Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động …” ông chia sẻ với quan điểm này ra sao qua góc nhìn chính trị?
Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ rằng nhận xét của Giáo sư Bùi Văn Nam Sơn rất đúng. Tất cả các điều đó đều là những hình thức bạo động, bạo hành mà những người cầm quyền tại Việt Nam đang xử dụng đối với đại khối người dân. Họ vẫn tiếp tục áp dụng rất có bài bản được dạy từ thời Lênin, Mao Trạch Đông theo kiểu "sức mạnh cách mạng đến từ nòng súng", nghĩa là cai trị bằng sự sợ hãi, bằng hệ thống nhà tù. . .
Nhưng chính sách mà Hà Nội đang sử dụng để củng cố quyền lực không có nghĩa là phía chúng ta, dân tộc Việt Nam, cũng phải chọn cùng một phương cách, tức chọn bạo động, để đối phó.
Lý do rất đơn giản là nếu chúng ta bị cuốn vào đấu trường bạo động, lãnh đạo CSVN có ưu thế tuyệt đối về vũ khí và phương tiện bạo hành để đàn áp. Cùng lúc đó, chúng ta sẽ mất nhiều sự hậu thuẫn và tiếp tay của quốc tế. Họ sẽ xem đó là loại "nội chiến giữa chính phủ và quân phiến loạn", thay vì xem đó là "cuộc tranh đấu của người dân Việt Nam trước những cai trị tàn ác và lạc hậu của chế độ Hà Nội.”

Mặc Lâm: Những “bạo động” vô hình vừa nói đã và đang nằm yên trong xã hội Việt Nam, theo ông cần làm gì để đánh thức nó bằng phương pháp bất bạo động như chiến lược mà Việt Tân đưa ra?
Lý Thái Hùng: Thưa anh, tôi tin là trong mỗi con người luôn luôn có sự bất bình khi nhìn những cảnh đàn áp, cướp bóc, phi nhân tính đang diễn ra khắp nơi trên cả nước như vụ Tiên Lãng, Văn Giang, Cồn Dầu, Thái Hà... Tuy nhiên, vấn đề ở đây là khoảng cách giữa phản ứng bất bình và hành động để thay đổi bất công.
Phải thừa nhận là sau hơn nửa thế kỷ sống trong sự khủng bố tinh thần thường trực, phải sống trong bầu không khí lo sợ những người thân chung quanh mật báo cho công an, phải nhìn những người kiên cường bị chế độ hành hạ suốt cuộc đời, v.v... đa số người dân Việt Nam nói chung bị rơi vào tình trạng vô cảm để được yên thân.
Do đó chúng ta rất cần phải thuyết phục nhau loại "yên thân" đó, thật ra không yên chút nào cả. Trong đời sống hàng ngày, mỗi người dân đều có thể bị biến thành nạn nhân nhiều lần trong cùng một ngày, từ bị công an giao thông chận lại đòi tiền hối lộ, đến việc phải hối lộ để vào bất kỳ văn phòng hành chánh nào hay ngay cả để đi khám bệnh, đến việc bị bất ngờ vu cáo đủ loại tội trạng từ trốn thuế đến trộm cắp.
Ngoài ra, chúng ta cần phải thuyết phục nhau rằng, từng người dân mới nhìn tưởng là "tay không" nhưng thực sự chúng ta đang nắm nhiều sức mạnh trong tay mà không biết. Sức mạnh đó nếu được nối liền lại với nhau sẽ trở thành loại vũ khí bất bạo động có khả năng làm tê liệt các chế độ độc tài với đầy đủ roi điện, súng ống, xe tăng. Tôi xin liệt kê một vài thí dụ:
- Chẻ rất nhỏ công việc ra để ai cũng có thể làm được nhưng làm trên cảnước. Thí dụ như 90 triệu người cùng viết 1 câu thôi, như "16 chữ vàng = mất nước" bằng bất kỳ loại mực, sơn, phấn, than gì và trên bất kỳ giấy, tường, kính, thành xe, v.v. thì tác động trên cả nước đã rất lớn. Chế độ Hà Nội có muốn chận cũng không được và cũng không biết bắt ai.
- Người dân khắp nơi cùng lôi kéo gia đình của những cán bộ cấp thấp, công an cấp thấp hãy nghĩ tới quả báo, nghĩ tới ngày phải đứng trước tòa án của dân mà khuyên người thân của mình đừng thi hành những lệnh độc ác từ trên, âm thầm giúp đỡ các nạn nhân đang bị hành hạ trong tù ngục, v.v... thì tác động lên guồng máy bạo hành của chế độ đã rất lớn.
- Đặc biệt là chủ động tạo ra những vấn nạn tiến thoái lưỡng nan cho chế độ, nghĩa là tiến hay lùi, đối phó hay làm ngơ đều khó, chẳng hạn như phong trào liên tục đòi chế độ phải diệt trừ tham nhũng. Làm ngơ để cho tham nhũng lan tràn cũng chết, còn diệt tham nhũng là tự chặt tay chân cũng chết, và làm dáng theo kiểu "khuấy nồi canh đang sôi cho khỏi trào thôi" thì cũng chỉ mua thêm chút thời gian chứ không khác gì chính sách làm ngơ.
Nói tóm lại, chúng ta có rất nhiều cách thức mà tôi tin là óc sáng tạo của người Việt không thua gì, nếu không nói là sẽ vượt trội trong nhiều trường hợp, các dân tộc khác. Họ đã tự giải phóng được và đưa đất nước đi lên. Dân tộc chúng ta chắc chắn cũng có thể làm được.

Mặc Lâm: Bạo động không hẳn là tự trói nhưng không thể nói là tích cực trong một cách nhìn nào đó. Theo ông hình ảnh tích cực nhất của bất bạo động là gì?
Lý Thái Hùng: Theo tôi, lợi điểm lớn nhất của đấu tranh bất bạo động có thể nhìn thấy ở một số điểm như:
Một là tiết kiệm tối đa những đổ vỡ và thiệt hại về tài sản, sinh mạng, và tiềm năng phục hồi để đi lên của đất nước hậu độc tài.
Hai là cung cấp giải pháp cho những người dân tay không có thể tháo gỡ cả một bộ máy độc tài có đầy đủ vũ khí và phương tiện.
Ba là vận dụng được sự ủng hộ, cả tinh thần và vật chất, từ cộng đồng quốc tế. Trong thế giới ngày nay, từ nỗi lo sợ vô tình tạo ra những nhóm khủng bố mới như Al-quaida, việc viện trợ vũ khí cho những nhóm phiến quân là điều hầu như không thể xảy ra. Nhưng hỗ trợ cho những dân tộc đấu tranh để tự giải phóng mình qua các hình thức đấu tranh bất bạo động thì lại tương đối dễ dàng vì phù hợp với xu thế dân chủ hóa toàn cầu hiện nay à không đẻ ra các phó sản tai hại.

Mặc Lâm: Thời gian và giới hạn của sự kiên nhẫn có phải là kẻ thù của chủ trương bất bạo động?
Lý Thái Hùng: Nhìn từ xa thì có vẻ đúng như vậy. Cái giá phải trả để được các lợi điểm nêu trên là phải chấp nhận một cuộc đấu tranh lâu dài.
Nhưng đến gần sự việc hơn và so sánh các kinh nghiệm của hình thức đấu tranh bất bạo động trên thế giới thì việc kéo dài thời gian không nhất thiết là bất lợi, nếu chúng ta biết cách khai dụng nó để đạt kết quả tốt nhất.
Trong mọi cuộc đấu tranh chống độc tài áp bức, thường có hai giai đoạn: tháo gỡ độc tài và lập nền dân chủ.
Cốt lõi của giai đoạn lập nền dân chủ là nhờ vào các đoàn thể xã hội dân sự, tức một xã hội mà phần lớn thẩm quyển giải quyết phải nằm trong tay người dân. Vì thế mà xã hội dân sự bắt buộc phải có thời gian thì mới phát triển được.
Nếu trong giai đoạn tháo gỡ độc tài mà chúng ta có thể cùng lúc phát triển nhanh chóng xã hội dân sự thì sẽ vừa rút ngắn được giai đoạn đặt nền dân chủ hậu độc tài vừa giảm thiểu rất nhiều xác suất có thế lực độc tài mới xuất hiện.
Chúng ta thử so sánh trường hợp Ba Lan và Ai Cập. Ba Lan phải đi qua tiến trình đấu tranh lâu dài để soi mòn sức mạnh của guồng máy độc tài và có thời gian để gia tăng dần thẩm quyền của người dân. Kết quả là tiến trình đặt nền dân chủ nhanh chóng và bền vững hơn. Người dân Ba Lan đã tự tin đến độ cho phép cả tàn dư cộng sản trở lại hoạt động trong thể chế dân chủ và cho thấy họ không có khả năng xây dựng đất nước.
Trong khi đó, Ai Cập thành công rất nhanh trong giai đoạn đấu tranh tháo gỡ độc tài nhưng rất tiếc chưa kịp phát triển đủ nền tảng xã hội dân sự mà phải dựa nhiều vào một vài lực lớn như quân đội hay tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Kết quả là độc tài mới đã liên tục xuất hiện, tạo ra một số bất ổn.
Để tránh sự sốt ruột về thời gian và khai dụng hiệu quả, chúng ta cần quan tâm đến 3 yếu tố nữa:
Thứ nhất là giữ vững kỷ luật. Đây là chìa khóa thành công của mọi cuộc phản kháng chính trị. Sẽ có những thành phần trong lực lượng bất bạo động mất kiên nhẫn và muốn chuyển sang cách giải quyết dùng bạo lực.
Thứ hai là cần phân tích và cho thấy các tiến triển của các nỗ lực đấu tranh so với 6 tháng trước, một năm trước. Đặc tính của bất bạo động là tiệm tiến và liên tục nên nhiều khi thành quả ngay đó mà chúng ta không thấy vì quá quen mắt.
Thứ ba là cần có kế hoạch chủ động tấn công vào guồng máy bạo quyền trong mọi lãnh vực. Chúng ta phải cho nhau thấy bất bạo động không phải là loại đấu tranh thụ động, chờ đợi sự từ tâm, sự thay đổi lòng dạ của những kẻ cai trị. Ngược lại bất bạo động có mục tiêu và cách làm rất quyết liệt, đó là tháo gỡ toàn bộ hệ thống cai trị độc tài.

Mặc Lâm: Bất bạo động là một hình thức thúc đẩy tự diễn biến và vì thế mà nhiều chế độ độc tài rất sợ nó. Theo ông thì phải vận dụng lợi thế này ra sao?
Thúc đẩy tự diễn biến chỉ là một phần nhỏ trong đấu tranh bất bạo động và thường là điểm mà phương pháp này dễ bị hiểu lầm.
Nhìn hình ảnh những người theo bước ông Ghandi hay Mục sư Luther King chịu đòn của cảnh sát Anh, cảnh sát Mỹ thời đó, chúng ta dễ có ấn tượng những người tham gia bất bạo động chủ trương ráng chịu trận, chịu đòn để mong thay đổi suy nghĩ của những người đánh họ. Thực ra đó không phải là chủ đích của ông Ghandi, của Mục sư King và của phương pháp bất bạo động nói chung.
Chúng ta đều biết những kẻ đang cầm quyền cai trị bằng mọi giá không vì từ tâm mà thay đổi chính sách. Trong đấu tranh bất bạo động, chúng ta nhắm vào những nhân sự cốt lõi chi phối các trụ cột chống đỡ chế độ hơn là những kẻ thừa hành, ở vòng ngoài, hưởng ít quyền lợi, thường phải thi hành các lệnh độc ác từ các vòng trong, và bị dân oán ghét nhiều nhất.
Từ cách nhìn đó, chúng ta dễ thấy đâu là những đối tượng mà toàn dân có thể lôi kéo về phía dân tộc và rời xa ra khỏi guồng máy chế độ. Nếu chưa rời bỏ được thì chỉ làm việc cho có hình thức thôi và tránh xa các việc ác. Và đâu là những đối tượng mà toàn dân cần tấn công, cần vạch trần sự gian ác của họ trước công luận thế giới và cả nước.
Khi người dân cả nước chống đối liên tục và cả thế giới xa lánh những lãnh đạo độc tài, trong lúc hệ thống cán bộ bên dưới không làm theo hay chỉ làm cho có, thì bệ cai trị của họ thực sự lung lay và họ phải tính tới đường tẩu thoát. Và đó là cái ngày mà mọi lãnh tụ độc tài đều sợ hãi.

Mặc Lâm: Bài học Ukraina vừa qua ông trích ra điều gì quan trọng nhất về bất bạo động ban đầu và bạo động theo sau nó?
Lý Thái Hùng: Thưa anh, thực tế cho thấy khó mà kiểm soát được hoàn toàn mọi cuộc đấu tranh quần chúng để giữ nó hoàn toàn bất bạo động. Nhưng tôi không tin và cũng không có chỉ dấu gì là lực lượng chỉ đạo cuộc đấu tranh tại Ukraina đã quyết định chuyển hướng từ bất bạo động sang bạo động.
Một số người mất kiên nhẫn và quá phẫn nộ trước các trò bạo động của công an đến độ trả đũa bằng bạo động là điều khó tránh. Bên cạnh đó là điều mà chúng ta thấy ở khắp nơi, ngay cả tại Vinh, Nghệ An. Đó là công an cố tình đóng vai dân chúng làm những hành vi bạo động để công an sắc phục có lý cớ xông vào bạo hành dân chúng.
Hiện giờ khó mà biết ai trong lực lượng dân chủ thực sự đã bạo động nhưng một điều rất rõ có thể rút ra là các hành vi bạo động đã không loại trừ được nhà độc tài Yanukovych. Nhưng các áp lực bất bạo động lên các thành viên quốc hội đã truất quyền được Yanukovych và ông ta phải bỏ chạy sang Nga vào giờ phút cuối.

Mặc Lâm: Và rồi hậu Ukraina như ông thấy cho kinh nghiệm gì nếu xảy ra tại Việt Nam?
Lý Thái Hùng: Vấn đề hậu Ukraina còn quá nhiều diễn biến phức tạp. Nó không chỉ là vấn đề nội chính của Ukraina mà còn liên hệ đến việc Nga đưa quân chiếm đóng vùng tự trị Crimea trước sự lên án mạnh mẽ của Liên Âu và Hoa Kỳ. Có lẽ còn quá sớm để rút thành những bài học cho Việt Nam.
Tuy nhiên, sự kiện Ukraina nói chung một lần nữa cho thấy sức mạnh của phương pháp bất bạo động và mức hữu hiệu của nó đối với một chế độ độc tài với đầy đủ công an, vũ khí, và được sự hỗ trợ lớn từ nước Nga.
Ngoài ra, qua sự kiện Ukraina, một câu hỏi lớn cho người Việt chúng ta là tại sao Ukraina thoát ra khỏi độc tài năm 2005 rồi lại rơi trở vào vòng độc tài cho đến lần này. Ngoài yếu tố chưa có thời giờ để phát triển xã hội dân sự như đã nói ở trên, còn yếu tố nào khác nữa không? Tôi nghĩ là chúng ta cần quan tâm hơn vụ Ukraina trong thời gian tới.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.


Mặc Lâm 


Nguồn: RFA

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...