Skip to main content

MƯỢN MỒM CON NÍT

Malala Yousafzai
Năm 2014, cô gái 17 tuổi có tên Malala Yousafzai, người Pakistan được giải thưởng Nobel Hòa Bình khi ở tuổi 17! Để có cái giải Nobel ấy thì ngay từ 11 tuổi cô đã viết blog bày tỏ chính kiến của mình. Và từ năm 13 tuổi - 2009 - cô đã làm việc như một nhà đấu tranh cho nữ quyền ở một quốc gia Hồi giáo trọng nam, khinh nữ.

Hệ thống trường học trên khắp Pakistan do cô vận động lập ra để cho trẻ gái Pakistan được đi học. Và chính quyền Pakistan cũng phải theo gương cô biết chăm lo giáo dục, cũng như nữ quyền, để hôm nay, các du học sinh của Pakistan được kính trọng toàn cầu bằng năng lực thật sự của họ. Cô gái 13 tuổi ấy đã tham gia các tổ chức nhân quyền toàn cầu để làm thay đổi Pakistan và thế giới.
Nền giáo dục Pakistan đã không cần sách giáo khoa, họ đi mua bảng quyền sách giáo khoa của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến về dạy cho học sinh, kể cả thuê giáo viên nước ngoài về dạy, để họ học tập phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm. Họ cũng không cần dịch nó ra tiếng và chữ viết Pakistan, họ để nguyên bản tiếng Anh, và chỉ sau 1 thế hệ, hôm nay từ nền giáo dục lạc hậu, họ đang là tấm gương giáo dục cho châu Á noi theo.

Tôi còn nhớ cái này cô Malala Yousafzai nhận giải Nobel năm ngoái có nhiều tiến sĩ khoa học, giáo sư đại học ở nước Việt ca ngợi cô ngất trời. Họ bảo là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Họ tự đặt câu hỏi rằng, biết bao giờ thế hệ trẻ nước Việt có được một người như cô do nền giáo dục thấp kém này?



Vũ Thạch Tường Linh
Tháng 8/2015, một cậu thiếu niên Hà Nội có tên là Vũ Thạch Tường Linh 14 tuổi là học sinh của một trường phổ thông nổi tiếng thủ đô phát biểu đúng với hiện trạng nền giáo dục của thiên đường cộng sản gầy dựng, thì lại chính những người lớn đó, giáo sư đại học, tiến sĩ khoa học được đào tạo từ nền giáo dục thiên đường cộng sản bảo rằng, cậu thiếu niên Hà Nội 14 tuổi kia được cha mẹ mớm cho những câu nói mà chính cái tuổi cậu ấy không thể nào có được.
Một số còn lại của những nhà khoa học giáo sư ấy lại bảo rằng, cậu thiếu niên ấy chỉ làm việc phá, mà không biết xây, và không nhìn nhận công lao của những giáo sư, tiến sĩ giấy ấy đã và đang đập nát hệ thống giáo dục nước nhà, sản sinh ra những con lừa ngoan cho chế độ như họ đã từng được như thế.

Đừng coi thường tuổi trẻ. Đừng nhìn tư duy tới hạn, khi ta ở hệ quy chiếu của tư duy của loài nhai lại. Đừng trách thế hệ trẻ đang bắn vào chúng ta bằng đại bác, mà hãy nhìn xem chúng ta đã làm gì để nền giáo dục của nước nhà tệ hại như hôm nay. Chúng ta đã có lỗi gì với thế hệ trẻ hôm nay là điều mà những người lớn chúng ta phải có trách nhiệm và lòng tự trọng.

Trốn tránh trách nhiệm của thời đại chỉ dành cho những kẻ hèn nhát, thiếu lòng tự trọng và yếu hèn. Hãy biết lắng nghe tiếng nói của tuổi trẻ. Hãy động viên và nuôi dưỡng cho tiềm năng vô tận của tuổi trẻ, để có một nước Việt biết tự lực, tự cường.

Đừng bóp chết ước mơ của tuổi trẻ. Tất cả các cường quốc lớn mạnh là nhờ sức mạnh của tuổi trẻ, chứ không phải nhờ vào sức mạnh của những tượng đồng, bia đá của những vĩ nhân đã qua đời.

Nguyen Thanh Cuong 

Mời đọc lại một đoạn trong bài diễn văn của cô bé Malala tại LHQ:

Malala Yousafzai

http://m.guardiannews.com/commentisfree/2013/jul/12/malala-yousafzai-united-nations-education-speech-text

[...] Các Anh Chị Em thân mến, xin nhớ cho rằng "Ngày Malala" không phải là ngày dành cho tôi, mà là ngày của tất cả thanh niên thiếu nữ đang cố cất tiếng đòi hỏi nhân quyền. Ngoài kia còn bao nhiêu người đang đấu tranh để được đối xử bình đẳng và được yên lành cắp sách đến trường. Hàng ngàn người đã bị giết. Hàng triệu người bị thương tật. Tôi chỉ là một trong số những người đó. Giờ tôi đứng đây, một thân một mình trước quý vị. Một cô gái bé bỏng trong vô số những nạn nhân khác. Bài nói chuyện này nào phải của riêng tôi. Nó chính là tiếng kêu của bao kẻ thấp cổ bé miệng đang phấn đấu để được sống yên ổn, được đối xử tử tế, được có cơ hội đi học như mọi người.

Các bạn mến. Ngày 9 tháng 10 năm 2012 tôi bị một nhóm người Taliban nả súng vào bên trái màng tang, họ bắn luôn cả bạn tôi. Họ ngỡ rằng những viên đạn ấy sẽ làm chúng tôi bặt tiếng. Nhưng họ đã lầm! Từ sự im lặng đó hàng nghìn tiếng nói khác đã cất lên. Những kẻ điên cuồng khủng bố kia tưởng rằng họ có thể giết chết mọi hoài bão trong tôi và khiến tôi phải chuyển hướng. Nhưng họ đã chẳng thay đổi được gì ngoài điều này: Sự hèn yếu và khiếp sợ trong vô vọng đã bị chôn vùi, thay vào đó một sức sống mãnh liệt đầy dũng cảm được ra đời.

Tôi vẫn là cô bé Malala ngày nào. Những ước mơ của tôi vẫn còn nguyên. Niềm hy vọng của tôi vẫn còn nguyên. Hoài bão của tôi vẫn còn nguyên. Anh Chị Em thân mến, tôi không chống đối ai cả. Tôi cũng không đến đây để tìm cách trả thù nhóm Taliban hay bất cứ tổ chức khủng bố nào khác. Tôi đến đây để cất tiếng ủng hộ quyền đi học của trẻ em. Tôi muốn con em các thành phần Taliban và các nhóm khủng bố cực đoan cũng được đến trường học hành tử tế. Tôi không hận kẻ đã ám hại tôi. Nếu ngay lúc này có khẩu súng trong tay và kẻ đó đang đứng trước mặt, tôi sẽ không bắn anh ta. Tôi được nhận những bài học vị tha từ đức Mohammed, nhà tiên tri bác ái, từ đức Chúa Giê Su, từ đức Phật Thích Ca. Tôi được kế thừa di sản của những Martin Luther King, Nelson Mandela, Mohammed Ali Jinnah. Tôi thấm nhuần tư tưởng đấu tranh bất bạo động của Gandhi, Bacha Khan và Mẹ Theresa. Và từ đấng sinh thành tôi được dạy phải biết tha thứ. Tận đáy lòng, tôi chỉ muốn được sống thanh thản và thương yêu mọi người.

Anh Chị Em thân mến. Đến khi bị bóng tối bao trùm người ta mới thấy mình cần ánh sáng. Đến khi bị bịt miệng người ta mới biết mình cần được nói. Và như thế, chị em bè bạn tôi đã nghiệm ra tầm quan trọng của sách vở khi người ta mang súng đạn về vùng Swat phía Bắc Pakistan. Câu thành ngữ "Bút mực khuất phục gươm đao" quả thật chính xác. Những kẻ cực đoan rất sợ sách vở và sức mạnh của sự hiểu biết. Tiếng nói của người phụ nữ trong xã hội làm họ hãi hùng. Cho nên, mới đây ở Quetta họ vừa giết thêm 14 học sinh vô tội. Cho nên, họ tiếp tục thủ tiêu các cô giáo. Cho nên, họ cứ nhắm vào trường học mà bắn phá. Bởi vì, họ vô cùng khiếp sợ những thay đổi chúng tôi sẽ mang đến một khi Nam Nữ được bình quyền. Lần nọ, có cậu bé ở trường tôi được một phóng viên nước ngoài hỏi vì sao những người Taliban không muốn trẻ em đi học. Cậu ta chỉ vào quyển sách và trả lời hết sức thật thà: "Mấy thằng Talib đâu biết cuốn sách này viết gì trong đó!"

[...] Anh Chị Em thân mến, xin chớ quên vẫn còn hằng triệu người đang sống trong khổ cực vì nghèo đói, ngu tối và bất công. Xin chớ quên còn hằng triệu triệu trẻ em trên thế giới không được cắp sách đến trường. Xin chớ quên còn bao nhiêu anh chị em của chúng ta vẫn đang đợi mong một tương lai thanh bình, xán lạn. Vì vậy chúng ta cần bày binh bố trận và nhập cuộc chiến đấu. Một cuộc chiến vinh quang để phá tan xiềng xích của nạn mù chữ, của nghèo khổ và khủng bố cực đoan. Vũ khí vô cùng lợi hại của chúng ta chính là những quyển sách và những cây bút. Một đứa bé, một nhà giáo, một quyển sách và một cây viết, có thể làm thay đổi cả thế giới. Mở mang trí tuệ là biện pháp duy nhất. Việc giáo dục cần được ưu tiên. Xin cảm ơn.

Ian Bui chuyển dịch
2013-07-15


 Nghĩ đến nền giáo dục nước nhà, và các thế hệ được giáo dục từ nền giáo dục bộ nhai lại mà buồn cho tương lai đất nước.





Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...