Biên giới Việt Nam và Căm Pốt trong những ngày gần đây đã xảy ra những chuyện nghiêm trọng. Hàng trăm người Cam Pốt dưới sự dẫn dắt của một số chính khách Cam Pốt đã xâm nhập lãnh thổ Việt Nam. Những người Cam Pốt này đã có hành vi công khai đập phá tài sản của những người dân Việt Nam dưới chiêu bài đòi chia lại đất đai biên giới giữa hai nước. Sở dĩ nói là nghiêm trọng bởi một hành vi công khai xâm nhập lãnh thổ nước khác, đe doạ tài sản, tính mạng người dân nước khác là yếu tố của sự khiêu khích chiến tranh. Không phải đơn thuần là một vụ mẫu thuẫn, xô xát có tính địa phương, làng xóm với nhau. Nhất là cuộc xâm nhập đó được chính khách trực tiếp tham gia dẫn đầu.
Hành động ấy của những người Cam Pốt do Trung Quốc xúi bẩy. Đây là đòn trả đũa của cộng sản Trung Quốc với người em là CSVN, bởi những động thái xích lại Hoa Kỳ của CSVN mới đây.
Không cần phải che đậy dã tâm kích động mẫu thuẫn Việt - Cam. Trung Quốc mời một loạt 24 tướng lĩnh cao cấp của Cam Pốt sang Bắc Kinh hợp tác. Tại buổi gặp này phía Trung Quốc đã đưa ra cam kết sẽ ủng hộ lợi ích cốt lõi và chủ quyền lãnh thổ của Cam Pốt.
Một cách bình tĩnh và nhẫn nhịn, CSVN tạm thời tuyên bố dừng lại những công trình xây dựng sát biên giới, đồng thời hỗ trợ cho Cam Pốt 45 tỷ đồng để xây chợ tại tại Khu kinh tế đặc biệt Thary Tbaung Khmum (thuộc làng Đa Kandorl, xã Đa, huyện Memot, tỉnh Tbau Khmum, Vương quốc Campuchia); đối diện là cửa khẩu Chàng Riệc, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Việt Nam cũng gửi công hàm đến Bộ Ngoại Giao Cam Pốt đề nghị hai bên thực hiện những cam kết trước đây. Cam kết có điều khoản rằng '' Trong lúc đàm phán phân định, hai bên không bên nào di dời cột mốc '' theo tinh thần bản cam kết giữa hai nước ký hồi tháng 4 năm 2011.
Nhưng theo như lời của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì Cam Pốt không tỏ ra thiện chí trước những hành động của Việt Nam.
Dưới sự hỗ trợ công khai của Trung Quốc, chắc chắn phía Cam Pốt sẽ gia tăng gây nhiễu loạn biên giới Việt Cam trong những ngày tới đây.
Để đối phó với tình hình biến động ở khu vực biên giới giáp với Cam Pốt. Chính quyền Việt Nam đã kiếm chế xử lý bằng ngoại giao để giảm căng thẳng. Tìm kiếm một giải pháp ôn hoà qua đối thoại, đàm phán. Hơn ai hết, những lãnh đạo CSVN hiểu rằng đằng sau những thái độ quá khích của Cam Pốt là sự xúi bẩy của "ông anh tốt" Bắc Kinh.
Tuy nhiên mặt khác đề phòng những diễn biến có thể đi xa hơn, trung tuần tháng 7 này, CSVN đã có những gấp rút chuẩn bị về quân sự, an ninh quốc phòng. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam quyền bộ trưởng, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã có mặt tại Tây Nguyên để kiểm tra khả năng chiến đấu của quân đội đóng tại đây. Những chiến xa, pháo hạng nặng đã được điều chuyển về Nam Trung Bộ. Mặc dù trả lời báo giới, người phát ngôn của BNG Việt Nam nói rằng tin Việt Nam di chuyển vũ khí hạng nặng về khu vực Nam Trung Bộ là không có cơ sở. Nhưng thực tế bằng mắt thường, nhiều người dân đã chứng kiến và chụp ảnh lại những đoàn tàu chở vũ khí hạng nặng di chuyển vào miền Trung.
Cũng trung tuần tháng 7 năm 2015, đại tướng bộ trưởng bộ công an, uỷ viên BCT, trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên Trần Đại Quang đã có mặt tại TP Buôn Ma Thuột để nhấn mạnh việc tập trung xử lý tổ chức Fullro đang trỗi dậy, cũng như ngăn ngừa các tổ chức khác đang tìm cách cắm chân tại địa bàn Tây Nguyên.
Điều cần lưu ý là những tổ chức mà ông Trần Đại Quang nhắc tới ở Tây Nguyên, là những tổ chức có mục đích đấu tranh khác hẳn với những tổ chức đang đấu tranh cho dân chủ, tự do trên cả nước Việt Nam. Những tổ chức ở Tây Nguyên này, đang đấu tranh để xây dựng một chế độ riêng rẽ trên Tây Nguyên mang tính sắc tộc. Không thể loại trừ những tổ chức này được Cam Pốt và Bắc Kinh tạo điều kiện cho hoạt động trên lãnh thổ Cam Pốt để thâm nhập phá hoại , chia rẽ đất nước Việt Nam thành nhiều mảnh.
Tây Nguyên chắc chắn sắp tới còn có nhiều nóng bỏng. Những đảng phái, tổ chức đấu tranh dân chủ cần có những đánh giá chính xác khi nhìn nhận sự việc Tây Nguyên và biên giới Việt Cam sẽ ảnh hưởng đến đất nước hay chế độ cộng sản VN thế nào. Để tìm cho mình những phát biểu, hành động, lối đi đúng đắn.
Đa phần người dân Việt Nam đều chán ghét sự cai trị của ĐCSVN.
Nhưng có lẽ, đa phần ấy mong muốn cộng sản Việt Nam thoái vị trên một đất nước còn nguyên vẹn.
Comments
Post a Comment