"Chúng tôi biết rằng trận Lão Sơn này, Trung Quốc gọi là Lão Sơn ấy, chính đích thân tướng Lưu Á Châu là con rể của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm, đã viết rất nhiều cuốn sách," trong khi ở Việt Nam chỉ gần đây mới được nói đến trận đánh, theo blogger Phạm Viết Đào từ Hà Nội.
Trả lời tại Tọa đàm trên mạng Google+ do BBC Tiếng Việt chủ trì hôm 16/7, ôngPhạm Viết Đào còn nói:
"Chính Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã viết thư tay Lưu Á Châu vào lấy tài liệu."
"Chính quyển tiểu thuyết này đã được một Tạp chí của Việt Nam là Hồn Việt (Tạp chí thuộc Hội nhà văn Việt Nam) giới thiệu,"
"Tôi đã phản ánh rất dữ việc tại sao một Tạp chí của Việt Nam giới thiệu một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc viết về Lão Sơn, trong khi chúng tôi là những người nhà văn muốn viết thì không ai được viết."
“Và nhà văn Đào Thắng có nói với tôi chuyện này về chính ông Đỗ Mười khi gặp nhà văn Hữu Thỉnh. Và ông Đào Thắng cũng khuyến khích ‘Tại sao các anh không viết (về) Chiến tranh Biên giới?”
“Thì ông Đào Thắng nói: ‘Bây giờ bác về hưu rồi, chúng tôi đang là người ở đây, thì chúng tôi thấy khó, không thể viết được."
“Rõ ràng cuộc chiến tranh Lão Sơn, phía Trung Quốc, theo thông tin tôi nhận được, rất nhiều báo mạng Trung Quốc nói rất nhiều.
Mặt trận Vị Xuyên
Ngày 12/7 năm nay, truyền thông Việt Nam lại có nhiều bài nhắc về trận đánh biên giới với Trung Quốc năm 1984 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.
Là người đã thăm lại chiến trường cũ Vị Xuyên và chụp hình với người địa phương, nay ông Phạm Viết Đào cho hay:
“Và những thông tin đầu tiên tôi viết trên blog của tôi là tôi dựa vào báo mạng của Trung Quốc do anh Hà Minh Thành (ở) Nhật Bản thông tin cho tôi rằng dịch một tài liệu từ một trang mạng Trung Quốc nói về trận Lão Sơn.
“Và sau đấy BBC có đưa lại và trở thành một dư luận lần đầu tiên người ta biết chiến tranh Vị Xuyên là tôi nghĩ rằng phía Trung Quốc, người ta nói rất nhiều về trận này.
“Còn phía Việt Nam tại sao lại không làm chuyện này, thì thời gian qua, sau khi tôi lên tìm hiểu và tôi là một trong những người cùng với Thiếu tướng Lê Duy Mật, chúng tôi đã quyết liệt kiến nghị 5 điểm phải đưa cuộc chiến tranh này vào tất cả các thứ, thì sau đấy đã được hưởng ứng.
“Và hiện nay chúng tôi cũng nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi cho Bộ Quốc phòng và sắp tới chúng cũng sẽ tiếp tục làm việc về việc này và hiện nay tất cả những kiến nghị của chúng tôi đã được các cơ quan của chính quyền nói…
“Hiện nay báo chí, rất mừng là năm 2014, 2015 đã nói nhiều đến Vị Xuyên, thì tất cả cái đó phải nói là từ việc blog của tôi đưa lên và BBC là người sau đây tiếp sức đưa sự kiện của trận Lão Sơn ấy lên.
“Rõ ràng, phía Việt Nam, trách nhiệm (im lặng về trận Vị Xuyên) thuộc về ai thì cái đó chúng ta phải tìm, vì hiện nay chúng tôi thấy báo chí đã đưa, các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước cũng đã đặt vấn đề này ra rồi.
“Bây giờ thì người ta thấy đấy là một cuộc chiến tranh lớn, còn vì sao có cuộc chiến Lão Sơn, thì có lẽ (đó là công việc của) các nhà sử học,” ông Đào nói với Tọa đàm của BBC 'Từ Vị Xuyên 1984 tới Biển Đông 2015' giữa tháng 7/2015.
'Mặt trận ác liệt nhất'
Về độ ác liệt của mặt trận Vị Xuyên, nhà văn, blogger Phạm Viết Đào nói thêm với Tọa đàm:
“Trung Quốc năm 1984, 1985, tập trung đến tận 27 sư đoàn như lời của tướng Lê Duy Mật nói.”
Còn Đại tá Phạm Hữu Thắng, từ Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, khẳng định trận Vị Xuyên là một trận chiến 'ác liệt' nhất trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung vốn kéo dài một thập niên, bắt đầu từ ngày 17/2/1979.
Ông nói:
"Cuộc chiến Vị Xuyên là cuộc chiến đấu được coi là ác liệt nhất ở toàn bộ tuyến biên giới mà sau khi Trung Quốc tấn công tháng 2/1979 và đã bị đẩy lui về phía bên kia biên giới.
"Sau đó, cuộc xung đột biên giới vẫn diễn ra cho đến năm 1988.
"Cuộc chiến Vị Xuyên từ giữa năm 1984, mùa hè 1984 cho đến hết 1985, được coi là giai đoạn ác liệt nhất.
"Và không chỉ ác liệt ở chỗ Vị Xuyên mà còn ác liệt của cả tuyến biên giới,” Đại tá Phạm Hữu Thắng khẳng định tại Tọa đàm của BBC.
Comments
Post a Comment