Skip to main content

Thông Tấn Xã Đức: Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa qua đời hôm Chủ nhật

BBT Dân Luận

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh: Internet
DL - Theo Thông Tấn Xã Đức (DPA) cho biết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã qua đời vào ngày Chủ nhật tại một bệnh viện Pháp, nơi ông đang được điều trị bệnh ung thư phổi, một nguồn tin từ quân đội cho biết.
Thông tấn xã Đức quốc đưa tin:
"Đại tướng Phùng Quang Thanh, 66 tuổi, được coi là một ngôi sao đang lên trong Đảng Cộng sản Việt Nam trước khi ông ấy đổ bệnh."
"Ông mất vào Chủ Nhật 19/7 tại Bệnh Viện Georges Pompidou, một nguồn tin quân đội cho Thông tấn xã Đức (DPA) biết. Nguồn tin từ chối nêu tên bởi anh ta không được quyền nói với báo giới." #Danluan
"Tin đồn về bệnh tật của Thanh bắt đầu lan ra kể từ khi ông vắng mặt trong các sự kiện quan trọng của quân đội. Đầu tháng 7, Phạm Gia Khải, một thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương xác nhận rằng Thanh đang phục hồi sau một ca phẫu thuật gỡ bỏ khối u phổi tại Pháp. Ông nói rằng sức khỏe của Đại tướng đã tốt lên và ông sẽ quay trở lại Việt Nam sau 2 tuần."
"Ông Thanh đang được cân nhắc là một trong các ứng cử viên vào vị trí Chủ tịch nước Việt Nam, trong Đại hội Đảng lần kế tiếp (Đại hội đảng 12 năm 2016 #danluan), nguồn tin cho hay."
Hiện nay (2 giờ sáng ngày 20/7/2015) các báo lề phải vẫn chưa đăng thông tin về sự qua đời của đại tướng Phùng Quang Thanh và chưa có nguồn tin chính thống tiếng Việt nào xác nhận.
Tuy nhiên, Thông Tấn Xã Đức (DPA) là một nguồn tin rất tin cậy, vì đây là hãng thông tấn chính thức của Đức. Hãng được thành lập năm 1949, trụ sở chính tại Hamburg. Hãng cung cấp các sản phẩm tin bài viết, ảnh, đồ họa và âm thanh cho các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình và các trang tin điện tử. Với đội ngũ nhân viên gồm 900 người, 800 trong số đó làm việc tại các văn phòng báo chí trên toàn cầu.

Ảnh chụp màn hình từ trang Thông tấn xã Đức quốc.
Đôi nét về ông Phùng Quang Thanh
Phùng Quang Thanh (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1949) là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông hiện mang quân hàm Đại tướng và là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2006), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII, theo Wikipedia.
Theo nhận định của một số nhà quan sát, ông Phùng Quang Thanh là người theo xu thế thân Trung Quốc. Ông chưa từng thăm Hoa Kỳ, trong khi đã từng dẫn 12 tướng lĩnh quân đội sang thăm Trung Quốc tháng 10 năm 2014. Tại Hội nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á Shangri-La năm 2014, ông phát biểu: "Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng".
Ngày 29/12/2014, tại hội nghị của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước, ông Thanh tiếp tục khẳng định: "Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc".
Ông Phùng Quang Hải, con trai đại tướng Phùng Quang Thanh, từng bị blog Chân Dung Quyền Lực tố cáo có một khối tài sản khổng lồ, dù mới chỉ mang hàm đại tá.
Các sự kiện liên quan đến sức khoẻ của ông Phùng Quang Thanh
- Ngày 27/6/2015 trang VietPress USA dẫn thông tin từ các cơ quan R.H của Hoa Kỳ cho rằng ông Thanh bị ám sát vào ngày 26/6 bằng súng hãm thanh tại Paris - Pháp quốc.
- Ngày 29/6 trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ vắng mặt ông Phùng Quang Thanh.
- Sáng 1/7/2015, tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức cũng không có sự hiện diện củ ông Thanh.
- 12 giờ tối ngày 1/7/2015, báo Tuổi Trẻ Online dẫn nguồn Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho hay Đại tướng Phùng Quang Thanh "đã đi Pháp trị bệnh cách đây một tuần".
- Ngày 2/7/2015, báo Tiền Phong dẫn nguồn từ tin khả tín của mình nói ông Phùng Quang Thanh vừa được phẫu thuật và "hiện sức khỏe tiến triển tốt". (BBC)
- Ngày 3/7/2015, báo Tri Thức Trẻ dẫn nguồn từ Giáo sư Phạm Gia Khải, Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cho biết ông Phùng Quang Thanh đã tiến triển tốt sau ca mổ và gọi điện về nhà cho ông Khải.
- Ngày 6/7/2015, báo Đời Sống & Pháp Luật bị Bộ Thông Tin và Truyền Thông phạt 30 triệu đồng vì đăng tiểu sử của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.
- Ngày 14/7/2015 báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin ông Phùng Quang Thanh gửi tham luận tới hội thảo khoa học với chủ đề “Tăng cường phối hợp giữa Lực lượng CAND và QĐND trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và quốc phòng”.
- Từ đó đến nay báo nhà nước ngưng cập nhật tình hình sức khoẻ ông Thanh.
* * *
TÓM TẮT TIỂU SỬ BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG PHÙNG QUANG THANH

Sinh ngày: 02/02/1949.
Quê quán: TP Hà Nội.
Học vị: Cử nhân.
Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI
Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII
7/1967-7/1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
8/1970-10/1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
10/1971-6/1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.
7/1972-12/1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.
12/1976-4/1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.
5/1979-9/1979: Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.
10/1979-12/1982: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.
1/1983-12/1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.
12/1983-8/1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.
9/1986-7/1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
8/1988-7/1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự.
8/1989-1/1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.
2/1991-8/1991: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.
9/1991-8/1993: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
9/1993-1/1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị - Quân sự.
2/1998-5/2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
6/2001-4/2006: Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI.
Từ 4/2006: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Tháng 7/2007: Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150719/thong-tan-duc-bo-truong-quoc-phong-phung-quang-thanh-vua-qua-doi-hom-chu-nhat#sthash.b4JH34RX.dpuf

Chúng ta chờ đợi ông Phạm Gia Khải cho biết tình trạng sức khoẻ của uỷ viên BCT kế tiếp ra sao. Mình đã nói rồi, trong hàng ngũ CS người mình thích phát biểu nhất là ông Khải.

Ông Phùng Quang Thanh 'ra viện'

9 tháng 7 2015



Ông Phùng Quang Thanh được đưa sang Pháp điều trị hôm 24/6
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh "đã được cho ra viện" sau ca phẫu thuật u phổi.
Thông tin trên được Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương nói với BBC ngày 9/7.
Tuy nhiên ông Thanh "vẫn tiếp tục ở lại Pháp để đợi được kiểm tra", ông Khải cho biết.
"Ngày giờ xuất viện cụ thể và nơi ở hiện nay của ông Thanh thì tôi không nắm rõ".
Cũng theo ông Khải, ông Thanh đã gọi điện trực tiếp về cho Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương Nguyễn Quốc Triệu hôm 3/7 và thông báo tình hình sức khỏe "rất tốt".
"Nhưng ông Thanh không phải là người chuyên môn nên cái 'tốt' của ông ấy cũng không biết sao", ông Khải nói.
BBC đã liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Quốc Triệu ngày 9/7 nhưng ông từ chối trả lời.
Tối ngày 30/6, ông Thanh đã được các chuyên gia y tế của Pháp tiến hành phẫu thuật khối u, báo Sài Gòn Giải phóng cho biết.
Cũng báo này dẫn lời ông Triệu nói kết quả ca phẫu thuật tối 30/6 cho thấy khối u lành tính.


null
Lần cuối ông Thanh xuất hiện trước công chúng là vào ngày 19/6, khi được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp đón tại Paris.

Trong cuộc phỏng vấn trước đó với BBC ngày 2/7, Giáo sư Khải cho biết ông Thanh được chuyển sang Pháp từ ngày 24/6 để phẫu thuật u phổi.
"Ông Phùng Quang Thanh trong thời kháng chiến chống Mỹ ông ấy ở trong Nam, có lần bị tai nạn xe ô tô, ngực bị đập vào một vật cứng", ông Khải cho biết.
"Sau đó người ta thấy xuất hiện trong phổi một vết sẹo trong nhiều năm. Vết sẹo này đến nay vẫn còn nguyên."
"Ông ấy lâu nay hay bị những cơn hen nhưng kiểm tra thì không thấy có dấu hiệu bị lao hay ung thư."
"Cách đây hai tháng ông ấy thỉnh thoảng ho ra máu. Quân đội có soi phế quản nhưng không thấy gì."
"Chuyện phẫu thuật phổi thì bên Pháp họ có nhiều kinh nghiệm. Quân đội có thông qua đại sứ quán Pháp để liên hệ với bệnh viện Pompidou (Paris)."
"Sau đó đã có một cuộc hội chẩn qua TV giữa phía Pháp với Việt Nam và từ đó đưa ra quyết định rằng đây là một vết thương ở phổi và phải kiểm tra lại bằng nội soi."
"Theo chúng tôi biết thì tất cả các xét nghiệm bên Việt nam thì chưa có gì cho thấy ông ấy bị ung thư phổi, nhưng vẫn phải đem qua Pháp để kiểm tra cho chắc chắn."

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...