Skip to main content

Cô gái Úc gốc Việt đã mở ra một chân trời mới trong công nghệ


Chỉ mới 16 tuổi, Tan Le đã được nhận vào Đại học Monash, rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại.


Năm 1998, lần đầu tiên tại Úc, một nữ sinh viên gốc Việt 18 tuổi đã đạt danh hiệu “The Young Australian of the Year”, giải thưởng thường niên dành cho một cá nhân ưu tú dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất trong xã hội.

Cô gái ấy tên là Lê Thị Thái Tần (Tan Le), vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc. Ở tuổi 15, Tần đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện giúp đỡ hàng trăm dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất Úc.

Dù bận rộn với cộng đồng, nhưng cô vẫn hoàn thành xuất sắc chương trình trung học ngay từ tuổi 16, vào thẳng Đại học Monash, giành học bổng toàn phần của KPMG để học 2 ngành Luật và Thương mại.

Đến tuổi đôi mươi, sự nghiệp của Tần đã vững vàng khi cô là một luật sư của hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills, vừa đảm nhận nhiều chức vụ trong Chính phủ Úc và liên tục được mời làm đại sứ của nhiều chuyến đi ngoại giao.

Song, kỳ lạ là 12 năm sau, cả thế giới lại dồn sự chú ý cả vào Tần như ngôi sao khởi nghiệp sáng nhất tại Thung lũng Sillicon, Mỹ.

Từ năm 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System cùng Ðỗ Hoài Nam, với ý tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Đến năm 2010, ý tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ đọc sóng não EPOC của Emotiv System gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.

EPOC hiện được ứng dụng rộng khắp các lĩnh vực như trò chơi điện tử, nghiên cứu khoa học và điều trị bệnh liên quan đến não bộ.

Khát khao được công nhận

Rời Việt Nam từ khi 4 tuổi, Tần cùng gia đình đến Úc bắt đầu cuộc sống mới hệt như nhiều dân nhập cư khác: nghèo khổ và túng thiếu. “Chúng tôi thường mang hai đôi tất. Chủ yếu là chiếc này để bịt lỗ thủng của chiếc kia,” Tần hồi tưởng. Nhưng đói khổ không ám ảnh cô bằng sự ghẻ lạnh của bạn bè cùng lớp. Tần từng chờ đợi giờ học trôi qua nhanh để trốn vào thư viện một mình. “Con bé gầy rộc đi vì nỗi sợ đó,” mẹ Tần nhớ lại.

Hoàn cảnh đó lại nảy sinh trong Tần hai phản ứng thú vị. Một mặt, cô tự nhủ “ta sẽ vượt qua tất cả các người” bằng cách ép mình học. Kết quả là cô học xuất sắc đến mức kết thúc sớm chương trình học hơn so bạn đồng lứa. Chỉ mới 16 tuổi, cô đã được nhận vào Đại học Monash, rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại.

Mặt khác, “Tần quan tâm đặc biệt về tác động của cộng đồng lên mỗi cá nhân,” thầy giáo tiếng Anh Ruth Willis nhận xét. Chính môi trường cô lập ấy đã vô tình nung nấu trong Tần khát vọng kết nối cộng đồng. Cô hạ quyết tâm “thay đổi nước Úc thành một nơi tốt đẹp hơn để sống và làm việc”.
Kể từ lớp 9 (15 tuổi), Tần không còn trốn trong thư viện nữa mà nhiệt tình bước ra giúp đỡ cộng đồng nhập cư tại vùng Footscray (phía tây Melbourne).  Trong vòng 4 năm sau đó, Tần đã được bầu làm Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại vùng Footscray và Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc, chuyên hỗ trợ dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất khách.

Sau 15 năm, xứ người mà Tần tìm mọi cách hòa nhập ấy cuối cùng đã đón nhận cô. Chính người dân Úc đã bầu cô là gương mặt trẻ tiêu biểu nhất của quốc gia họ vào năm 1987. Cuộc đời và cống hiến của cô gái Việt trở thành phim tư liệu lưu ở Bảo tàng Úc cho thế hệ trẻ noi theo. Riêng cô đã nhận ra rằng, “à một kẻ không được thừa nhận vẫn ổn. Thậm chí tôi xem đó là một món quà. Là kẻ được thừa nhận, bạn dễ dàng chấp nhận thành kiến bao quanh. Riêng tôi lại bị đẩy ra, nhưng đối mặt với chúng không chút sợ hãi”.

“Đứa con” Emotiv System

Qua những chuyến công tác xã hội và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước, Tần  gặp gỡ nhiều người sống theo đam mê hơn vì mưu sinh. Nghề luật sư không còn là mảnh ghép khớp với lựa chọn của cô gái đa tài này nữa.

Năm 2003, cô táo bạo rời Úc đến Thung lũng Silicon, Mỹ cùng 3 người bạn mở ra công ty Emotiv System. Tần tin công nghệ là cách nhanh nhất để thay đổi cả thế giới. Emotiv System ấp ủ ý định cho ra đời những thiết bị điều khiển mọi thứ bằng suy nghĩ và cảm xúc của con người.
Đội ngũ Emotiv System mất 7 năm trời nghiên cứu sản phẩm đầu tiên là Emotiv EPOC, nâng cấp từ công nghệ đo điện não (EGG).

Năm 2010 đánh dấu bước ngoặt lớn cho cả Emotiv System và cả nền công nghệ thế giới. Emotiv EPOC ra đời như một chiếc mũ EGG nhỏ gọn, kèm với 16 nút điện cực ghi lại mọi hoạt động trong não và cử chỉ gương mặt.

Giả sử bạn muốn kéo rèm cửa, suy nghĩ này sẽ truyền tín hiệu trong não được ghi vào EPOC. Lần tới, khi ý định kéo rèm xuất hiện trong đầu, đường truyền lần trước ngay lập tức thông qua EPOC ra lệnh cho máy tính kéo rèm từ xa, thay vì kéo tay hay bấm nút.

Ngoài ra, mấu chốt khiến Emotiv EPOC trở nên thông dụng vì nó chỉ tốn khoảng 300 USD, rẻ gấp nhiều lần so với một chiếc máy EGG hàng chục triệu USD ở phòng thí nghiệm. Emotiv EPOC bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong y học (cho phép bệnh nhân điều khiển xe lăn bằng suy nghĩ hoặc giao tiếp dễ dàng hơn với người thân) hay nguồn cảm hứng mới cho trò chơi điện tử.

Trong khi Emotiv EPOC đang thành tâm điểm trên thế giới, Tần vẫn chưa dừng lại.

Năm 2013, sản phẩm thứ hai Emotiv Insight đã gọi vốn thành công hơn 1,6 triệu USD trên Kickstarter, dự kiến ra thị trường vào cuối 2015. Đi kèm tính năng đã có với Emotiv EPOC, Emotiv Insight nghiêng về ứng dụng y học.

Thiết bị này có thể thu thập và phân tích hoạt động trong não từng ngày để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý hay chấn thương. Ngoài ra, dữ liệu thu thập từ người dùng trên khắp thế giới sẽ thành nguồn nghiên cứu não bộ lớn nhất từ trước đến nay.

Với Tần, mảnh ghép Emotiv Insight liệu có là miếng ghép cuối cùng? Tần nhìn nhận ứng dụng đã mở ra chân trời mới trong công nghệ: “Những gì chúng tôi làm chỉ mới chạm vào phần nổi của vô vàn ứng dụng khác mà thôi!”.

http://baouc.com/cong-dong/nguoi-viet-tai-uc/co-gai-uc-goc-viet-thay-doi-ca-the-gioi-bang-cong-nghe.html

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...