Skip to main content

Chứng khoán Trung Quốc sụp đổ: “Thế lực thù địch nước ngoài”!

10-07-2015
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ
Như mọi lần, Bắc Kinh cũng nói rằng sự sụp đổ thị trường chứng khoán cực nhanh với mức độ thiệt hại nghiêm trọng đang xảy ra tại nước họ là do “thế lực thù địch nước ngoài”. Trong thực tế, vài năm gần đây, “thế lực thù địch nước ngoài” là cách giải thích duy nhất cho nhiều sự kiện chính trị-kinh tế bất ổn tại Trung Quốc. Việc gieo vào xã hội tư tưởng “thế lực thù địch nước ngoài” được thực hiện một cách có tính toán. Bộ trưởng giáo dục Viên Quý Nhân từng nói “những giáo viên và sinh viên trẻ (Trung Quốc) là mục tiêu chính của việc thâm nhập bởi thế lực nước ngoài”. Viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết, “thế lực thù địch nước ngoài” luôn “đánh phá điên cuồng” và “tìm mọi cách bôi nhọ Trung Quốc” và “hạ uy tín đảng”…

Cùng Đại học quốc phòng quốc gia và Bộ tham mưu quân đội, CASS đã sản xuất bộ phim tuyên truyền khẳng định việc trao đổi hợp tác quân sự Mỹ-Trung là cơ hội để Mỹ trà trộn; cho rằng chương trình Fulbright là “tác nhân xâm lăng của văn hóa Mỹ”. Chính “thế lực thù địch nước ngoài” là nơi gây ra mầm mống bạo loạn Tân Cương. Vấn đề ô nhiễm không khí cũng do “thế lực thù địch nước ngoài”! Tất nhiên, chẳng ai ngoài “thế lực thù địch nước ngoài” là kẻ giật dây phong trào dân chủ Hong Kong. Cá nhân Tập Cận Bình cũng nói, có những “thế lực bên ngoài” trà trộn thâm nhập vào các tôn giáo tại Trung Quốc (CFR’s Asia Unbound 8-7-2015).
Trong thực tế, việc bốc hơi 3,5 ngàn tỉ USD từ thị trường chứng khoán Trung Quốc (hơn tổng giá trị thị trường chứng khoán Ấn Độ) là xuất phát từ chính sách kinh tế Tập Cận Bình. Như được phân tích từ Wall Street Journal (9-7-2015), bơm phồng thị trường chứng khoán là trọng tâm của chính sách kinh tế Tập, nhằm nhanh chóng giúp đạt được “giấc mơ Trung Quốc”. Các đại công ty được giãn nợ, doanh nghiệp nhà nước thi nhau lên sàn, người người nhà nhà lao vào cơn lốc làm giàu cực nhanh bằng cổ phiếu. Chỉ trong thời gian cực ngắn, thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu “lên đồng”. Nhiều người nghèo sẵn sàng bán nhà để chơi chứng khoán. Tuy nhiên, nhà nước không đủ kinh nghiệm tài chính chứng khoán để quản lý. Họ yếu đến mức không thể nhận ra những dấu hiệu cơ bản của một thị trường bong bóng. Cách Bắc Kinh đối phó khi sự sụp đổ xảy ra càng cho thấy họ thiếu quá nhiều kiến thức tài chính trong xử lý khủng hoảng.
Và rồi, như một phản xạ, báo chí và diễn đàn xã hội, một lần nữa, lại chỉ ra tức thời thủ phạm duy nhất: “Thế lực thù địch nước ngoài”! Dù thế nào, điều vớ vẩn này, trong một xã hội bị nhồi sọ lâu năm, ít nhất cũng có tác dụng “bảo vệ uy tín đảng và nhà nước” và giúp rũ bỏ trách nhiệm của những thủ phạm thật sự đang hoảng loạn náu mình trong Trung Nam Hải.
____
10 phương pháp chính quyền Trung Quốc đang thực hiện để cứu thị trường chứng khoán
08-07-2015
10 phương pháp chính quyền Trung Quốc đang thực hiện để cứu thị trường chứng khoán
Tác giả: Charles Riley and Sophia Yan, The Chinese government has launched a “patriotic fight” to save its stock marketCNN Money
Dịch giả: Ku Búa @ cafekubua.com
Đối với chính quyền Trung Quốc, đây không chỉ là một khủng hoảng tài chính, mà còn là một sự khủng hoảng chính trị. Đó là nguyên ngân vì sao Chính Phủ Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể để ngăn chặn thị trường sụp đổ.
Các thị trường chính của Trung Quốc đang trong giai đoạn sụp đổ. Từ 12 tháng 6, Index Shanghai Composite đã mất 32% từ điểm đỉnh. Thị Trường Shenzhen, được ví như một Nasdaq của Trung Quốc với đa số cổ phiếu là các công ty công nghệ, đã giảm 41% trong thời gian tương tự.
Vào thứ 4, China’s Securities Finance Corporation (tạm dịch: Công Ty Chứng Khoán Tài Chính Trung Quốc) — gọi tắt là CSF — đã thông báo rằng sẽ cho vay hàng tỷ USD đến các công ty môi giới chứng khoán ở Trung Quốc để họ có thể mua thêm cổ phiếu. Mục tiêu là để mua đủ cổ phiếu để ngăn chặn thị trường sụp đổ.
Một người phát ngôn cho Ủy Ban Chứng Khoán Trung Quốc (China Securities Regulatory Commission) đã gọi cuộc đẫm máu trong thị trường là một sự bán tháo phi lý, nhưng có vài người đã cho rằng thị trường Trung Quốc là một bong bóng vào mùa xuân. Nền kinh tế quốc gia cũng đang giảm mức độ phát triển.
Nhưng việc mua các cổ phiếu chỉ là một trong những phương pháp chính quyền Trung Quốc đang thực hiện. Sau đây là 10 phương pháp đã được áp dụng trong vài ngày vừa qua:
  1. Chính phủ đang gấp rút mua tất cả cổ phiếu có thể:Công Ty CSF đang cho vay $42 tỷ USD (260 tỷ Nhân Dân Tệ (NDT)) đến 21 công ty môi giới để họ có thể mua những cổ phiếu hàng đầu (giới đầu tư gọi là “blue chip”). Chưa tính tới việc các công ty môi giới đã cam kết sẽ đưa hơn $20 tỷ USD vào thị trường.
  2. Chính phủ thậm chí cũng mua các cổ phiếu hạng nhỏ: Công Ty CSF cũng đã cam kết rằng sẽ mua cổ phiếu nhỏ và vừa, nhưng không đưa ra một con số cụ thể.
  3. Một gói kích thích kinh tế mới: một kế hoạch trị giá $40 tỷ USD (250 tỷ NDT) đã được thông báo vào hôm thứ 4 để thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực đang cần của nền kinh tế.
  4. Chính phủ tăng chi tiêu: Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chi tiêu vào cơ sở hạ tầng như xây dựng đường và công trình lợi ích cộng động.
  5. Hơn phân nửa cổ phiếu Trung Quốc đã ngưng giao dịch: Trung Quốc đã cho phép phân nửa các công ty trên sàn giao dịch ngưng giao dịch.
  6. Các cổ đông lớn không thể bán trong 6 tháng: bắt đầu từ thứ 4, những cổ đông điều hành và các thành viên của hội đồng quản trị đã bị cấm giảm số lượng cổ phiếu đang nắm giữ trong thị trường “tay sau” cho đến 6 tháng. Chính quyền sẽ xử phạt nặng bất cứ ai vi phạm quy định này.
  7. Ngưng niêm yết cổ phiếu (IPO): Trung Quốc đã ngưng việc niêm yết cổ phiếu mới vào cuối tuần vừa qua.
  8. Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) hạ lãi suất: NHNN Trung Quốc đã cắt lãi suất (4.850%) tới mức thấp kỷ lục trong nỗ lực bơm thêm tiền vào hệ thống.
  9. Các nhà đầu tư Trung Quốc có thể dùng căn nhà của họ làm tài sản thế chấp: các nhà đầu tư bây giờ có nhiều sự lựa chọn hơn để hỗ trợ các mục đầu tư dùng đòn bẫy tài chính của họ. Rất nhiều người đã đầu cơ vào chứng khoán — đã dùng tiền để mua cổ phiếu vì họ cho rằng cổ phiếu sẽ tăng giá và họ sẽ kiếm đủ tiền để trả lại số tiền đã vay sau khi giữ lấy lãi.
  10. Phá giá đồng Nhân Dân Tệ (NDT – Yuan): NDT đã giảm đáng kể trong tháng 7 so với USD. Giới truyền thông Châu Á đang cho rằng tỷ giá sẽ tiếp tục giảm hơn nữa. Việc đồng NDT yếu đi sẽ giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc cạnh tranh ở Mỹ và những thị trường khác, dẫn đến việc tăng trưởng của thị trường.
Cho đến giờ, các nỗ lực anh hùng đó đã thất bại trong việc đem sự bình tĩnh đến các thị trường. Dựa theo Bespoke Investment Group, các thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã mất hơn $3.25 ngàn tỷ USD. Để hình dung ra, số tiền đó lớn hơn tổng giá trị thị trường của Pháp và tương dương với 60% thị trường của Nhật Bản.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...