Trong bài “Trung Quốc có đánh Việt Nam?” đăng kỳ trước, tôi nêu lên bốn lý do chính khiến tôi đi đến kết luận là Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam bằng các biện pháp quân sự. Xin nói ngay: đó chỉ là một sự suy đoán. Lịch sử, nhất là lịch sử chiến tranh, nhiều lúc đi ra ngoài, có khi ngược hẳn lại, lý trí con người. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc hay ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan, rất hiếm người xem đó như là những bước khởi sự cho chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Nguyễn Hưng Quốc
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề: Nếu Trung Quốc quyết định tấn công Việt Nam thì quyết định ấy đến từ đâu và trong những trường hợp nào? Hay nói cách khác: những nguyên nhân nào có thể làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Theo tôi, có bốn nguyên nhân chính:
Thứ nhất, nếu Trung Quốc thấy việc chiếm Biển Đông là điều tuyệt đối không thể nhân nhượng. Xin lưu ý là việc Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông có hai lý do chính: Một là muốn làm chủ hoàn toàn một trong những con đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới; và hai là muốn khai thác các mỏ dầu khí được tin là rất lớn dưới lòng Biển Đông. Việc làm bá chủ con đường hàng hải có thể được tiến hành lâu dài, trong nhiều năm hay nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nếu việc thăm dò dầu khí cho biết kết quả khả quan, Trung Quốc có thể thúc đẩy quá trình độc chiếm Biển Đông nhanh hơn. Trong trường hợp đó, họ sẽ không ngần ngại dùng vũ lực để san bằng các thế lực chống đối.
Thứ hai, khi Trung Quốc có khủng hoảng về chính trị. Hầu hết các nước độc tài, khi tuyên chiến với nước khác, đều tuyên chiến khi họ đang ở thế yếu trước dân chúng, đặc biệt khi tính chính đáng của chế độ đang bị đe doạ. Những lúc như thế, người ta cần chiến tranh để, một là, khích động tinh thần quốc gia để đoàn kết mọi người đứng sau lưng chính quyền; hai là, đánh lạc hướng sự quan tâm của dân chúng: thay vì tập trung phê phán chính quyền, dân chúng sẽ đổ tất cả những oán hận của họ vào một quốc gia khác. Ở Trung Quốc hiện nay, sự bất mãn của dân chúng tuy khá lớn nhưng chưa trầm trọng đủ để thành một cuộc khủng hoảng. Những điều kiện để tạo ra một cuộc khủng hoảng như thế là: kinh tế bị suy thoái; nạn thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giữa các tầng lớp giàu và nghèo thật lớn; ý thức dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự phát triển mạnh. Khi nào những điều kiện ấy chín muồi? Không ai có thể biết được. Nhưng khi chúng xảy ra, chiến tranh với nước ngoài sẽ là một trong những biện pháp chính quyền Trung Quốc có thể sẽ sử dụng để bảo vệ chế độ của họ.
Thứ ba là khi Việt Nam gây hấn với Trung Quốc trước. Thật ra, cho đến nay, chiến thuật Việt Nam sử dụng trước những sự gây hấn ngang ngược của Trung Quốc là nhường nhịn và né tránh mọi sự đối đầu. Tàu Trung Quốc cướp bóc hoặc đâm chìm các tàu đánh cá của Việt Nam: Việt Nam nhịn. Khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào tận thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam cũng chỉ chống cự bằng cách cho tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển chạy lòng vòng chung quanh và dùng vòi nước xịt nhau chứ không huy động đến các tàu chiến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể nhường nhịn mãi. Sự nhường nhịn bao giờ cũng có mức độ. Cái gọi là mức độ ấy có hai khía cạnh: Một là mức độ của quốc gia và hai là mức độ của từng cá nhân. Mức độ của quốc gia là khi giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố dứt khoát một lằn ranh nào đó: vượt qua lằn ranh ấy, người ta sẽ ra lệnh nổ súng. Hai là mức độ chịu đựng của cá nhân: Không thể loại trừ trường hợp đứng trước sự khiêu khích của Trung Quốc, một người bộ đội nào đó không thể chịu đựng được nữa và tự động nổ súng cả khi chưa được lệnh. Đó là chưa kể Trung Quốc là sẽ chủ động khiêu khích để những phản ứng nóng nảy như thế xảy ra hầu có cớ tấn công Việt Nam một cách chính đáng trước dư luận quốc tế.
Thứ tư là khi Việt Nam công khai và chính thức thiết lập liên minh quân sự với Mỹ. Không có gì để hoài nghi nữa cả, một trong những thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối diện trong những thập niên sắp tới là chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ. Trong chính sách ấy, Mỹ không những chuyển nhiều chiến hạm, tàu ngầm và các loại khí tài chiến tranh khác đến châu Á mà còn mở rộng liên minh phòng thủ với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Trung Quốc dễ dàng chấp nhận các liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Philippines cũng như với Singapore vì những liên minh ấy đã có từ lâu, hơn nữa, không trực tiếp ảnh hưởng đến Trung Quốc. Điều Trung Quốc ngại nhất chắc chắn là một liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Lý do đơn giản là, một, Việt Nam nằm sát nách Trung Quốc; và hai, lãnh hải của Việt Nam trùng lắp lên con đường lưỡi bò của Trung Quốc. Một thế liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, do đó, sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn việc liên minh ấy. Biện pháp ngăn chặn cuối cùng là tấn công Việt Nam TRƯỚC khi liên minh ấy được hình thành.
Với nguyên nhân thứ tư vừa nêu, chúng ta nhận ra ngay cái khó của Việt Nam: Một mặt, không liên minh với Mỹ thì sẽ có nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng; mặt khác, việc liên minh ấy cũng có khả năng dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc. Giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này là một trong những thách thức lớn nhất của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.
TRUNG QUỐC CÓ ĐÁNH VIỆT NAM?
TQ có thể gây ra chiến tranh, nhưng là đánh nước nào khác chứ không đánh VN.
CSTQ có làm gì, gặp khó khăn gì thì mục đích sau cùng vẫn là bảo vệ chế độ cai trị; với TQ để bảo vệ chế độ cai trị hiện nay, CSTQ phải lo luôn cả việc bảo vệ chế độ cai trị của CSVN. TQ có thể gây ra chiến tranh khi nội bộ nước này lục đục, nhưng là đánh nước nào khác chứ ko thể đánh VN...
Để hôm nay mình nói rõ 1 lần nữa vì sao TQ và VN ko thể đánh nhau... khi cả 2 nước này đều do cộng sản cai trị
- Có nhiều ng nói ko có dấu hiệu chiến tranh mới dễ chiến tranh. Họ nhắc lại đợt tấn công bất ngờ của Nhật vào TQ năm 1937, hay cuộc tràn qua chớp nhoáng của Đức vào Ba Lan năm 1939.
Sự khác biệt giữa tình hình VN - TQ hiện nay với những ví dụ trên là tồn vong của thế lực cai trị ở Đức và Nhật khi đó ko phụ thuộc vào tồn vong của thế lực cai trị ở TQ, Ba Lan.
Tình hình TQ - VN hiện nay thì khác, chỉ cần 1 trong 2 kẻ cộng sản này sụp đổ thì chắc chắn sẽ gây ra hiệu ứng domino để kéo theo kẻ kia sụp đổ... trong khi quyền lực là trên hết đối với 2 kẻ cai trị này thì chúng chẳng ngu dại gì làm suy yếu quyền lực cai trị của nhau
Sự khác biệt giữa tình hình VN - TQ hiện nay với những ví dụ trên là tồn vong của thế lực cai trị ở Đức và Nhật khi đó ko phụ thuộc vào tồn vong của thế lực cai trị ở TQ, Ba Lan.
Tình hình TQ - VN hiện nay thì khác, chỉ cần 1 trong 2 kẻ cộng sản này sụp đổ thì chắc chắn sẽ gây ra hiệu ứng domino để kéo theo kẻ kia sụp đổ... trong khi quyền lực là trên hết đối với 2 kẻ cai trị này thì chúng chẳng ngu dại gì làm suy yếu quyền lực cai trị của nhau
- Họ còn nói tiếp vẫn có khả năng TQ đánh VN khi nội bộ chính trị ở TQ có vấn đề hay sự bất mãn của dân chúng trong xã hội dâng cao. Lịch sử nhân loại chúng ta xưa nay đã chứng kiến có ko ít trường hợp gây chiến vì lý do như vậy, thế giới hiện đại ngày nay vẫn còn khả năng này xảy ra. Nhưng với ai chứ với mối quan hệ vì chúng ta cần có nhau TQ - VN là ko thể nào xảy ra khả năng trên. Sử dụng chiêu bài chính trị này, mục đích cần gây chiến là để chuyển hướng dư luận sang việc đoàn kết cùng nhau chống 1 kẻ thù mang tầm vóc quốc gia. Nhưng mục đích sau cùng vẫn là bảo vệ chế độ cai trị, với TQ để bảo vệ chế độ cai trị hiện nay, CSTQ phải lo luôn cả việc bảo vệ chế độ cai trị của CSVN. TQ có thể gây ra chiến tranh khi nội bộ nước này lục đục, nhưng là đánh nước nào khác chứ ko thể đánh VN
- Những ng cho rằng vẫn có chiến tranh lại tiếp tục đưa ra bài học xương máu năm 1979 và họ hỏi nếu lệ thuộc nhau như vậy sao lại có cuộc chiến tranh này. Đúng, đó là 1 bài học xương máu mà VN sau này phải luôn cẩn thận. Nhưng như nãy giờ đã phân tích, thì sự lệ thuộc vào nhau giữa CSTQ và CSVN sẽ ko để xảy ra chiến tranh. Tại sao bây giờ 2 nước này ko thể có chiến tranh mà năm 1979 lại có thể chiến tranh? Tình hình hôm nay đã khác cách đây 36 năm rất nhiều. Kể từ sau khi CSVN kí kết với CSTQ hiệp ước thành Đô năm 1990, chúng ta ko biết 2 bên đã thoả thuận với nhau những điều gì. Nhưng kể từ khi đó tình báo Hoa Nam đã lòn sâu vào nội bộ CSVN và mua chuộc được nhiều cán bộ ở các cấp của VN để có được nhiều thông tin bí mật cho mục đích là dễ dàng giật dây con rối CSVN. Các thông tin này bao gồm từ những tin bí mật cung đình động trời, đời tư và bí mật ăn chơi trác táng, phạm pháp của các cán bộ cấp cao cho đến những bí mật phạm tội ác nhân loại của CSVN, đời tư và con ng thực sự của HCM. Với sự phát triển công nghệ thông tin ngày nay, những thông tin như thế này mà đc công bố cho toàn thế giới, cho toàn dân VN biết thì sẽ ra sao. Vì những lý do đó, vì đã bị TQ nắm thóp hoàn toàn, nên CSVN phải luôn nhún nhường và ko dám cự lại TQ với 1 thái độ phản đối tối thiểu cần có. Bên cạnh đó, còn là mối lo đồng minh của CSVN. Thời điểm 1979 CSVN có 1 anh hai Liên Xô bảo kê gần như là ủng hộ thằng em tuyệt đối, bảo kê cả những cái sai trái bởi vì 2 kẻ đều côn đồ như nhau, đều xấu tởm như nhau. Với Mỹ thì lại khác, CSVN ko bao giờ là đồng minh toàn diện của Mỹ vì Mỹ ko thể du côn như VN, và càng ko thể chấp nhận cái cách côn đồ của VN, Mỹ có bắt tay với 1 quốc gia độc tài nào thì bên cạnh đó nước này vẫn còn những giá trị về con người, về xã hội mà họ có xu hướng bảo vệ bởi áp lực từ dân Mỹ và áp lực xây dựng 1 hệ thống quyền lực mềm quy mô thế giới. Khi những thông tin bí mật của CSVN bị tung lên, khi dư luận thế giới và dư luận nhân dân VN nổi giận; Mỹ chẳng thể nào bảo vệ được CSVN cũng giống như Mỹ đã ko thể tiếp tục bắt tay Gaddafi khi hắn làm nhân dân Lybia nổi giận. Trong quá khứ Mỹ cũng đã phải lạnh nhạt với TQ 1 thời gian năm 1989 bởi vụ Thiên An Môn sau 1 giai đoạn nồng ấm trước đó... tới tận năm 96 2 nước này mới nối lại quan hệ
- Với kinh nghiệm tràn trề về việc dẫn dắt và thao túng tâm lý dân VN trong quá khứ cho đến nay... cùng với cả 1 quá trình ngu dân mấy chục năm sau khi thống nhất. CSVN quá hiểu, quá rành cần gì để khống chế dân Việt; và khả năng nào để dân Việt đột nhiên tức giận chống lại họ. Khả năng lớn nhất đó là khi dân VN cho rằng CSVN bán nước, mà bán nước cho TQ nữa thì ng dân càng nổi giận. Quá hiểu điều đó nên CSVN có thể cùng TQ đóng những màn kịch xung đột nhỏ lẻ khi nội bộ của 2 nước có vấn đề để gửi đến 1 thông điệp cho ng dân VN rằng "CSVN có tệ thế nào cũng ko bán nước cho TQ", nhân dân hãy yên tâm mà để CSVN tiếp tục cai trị.
Việc gần đây CSVN xích lại gần Mỹ, bằng khả năng nhận định và thái độ nghi ngờ của cá nhân mình... mặc dù mình ko thích mang sử Tàu ra để luận chính trị thế giới ngày nay cho lắm, nhưng lần này xin phép dùng 1 tình tiết trong Tam Quốc Chí để tạm giúp các bạn hình dung. Trước khi trận chiến Xích Bích nổ ra, Đông Ngô có dùng 1 kế quan trọng đó là khổ nhục kế, phía Ngô giả vờ đánh đập, bạc đãi Hoàng Cái... để sau đó Hoàng Cái có lý do hợp lý làm tướng dưới trướng Tào Tháo, dễ dàng xích lại gần Táo Tháo để Tháo ko đề phòng mà mắc mưu quân Ngô, nhận lấy thất bại. Người TQ xưa nay rất giỏi dùng kế, mà đặc biệt là khổ nhục kế họ dùng rất nhiều. Mục đích chắc ko phải để tái hiện lại Xích Bích với Mỹ đâu, nhưng cần 1 con bài khổ nhục kế để cho những chiến lược lâu dài về sau giữa TQ với Mỹ thì có thể CSTQ đang tính tới. Mình có phải đoán mò vô căn cứ hay ko, thì cách bạn làm ơn nhớ lại... mấy năm trước CSVN có đặt mua tầu ngầm Kilo của Nga nhưng mua để làm gì khi mà ta ko thấy quân đội CSVN mang Kilo ra bảo vệ hải phận, ngư dân bao giờ kể từ khi sở hữu... và thời điểm đó Nga lại ko cho phép TQ mua tàu ngầm của họ, ko muốn TQ học hỏi công nghệ quân sự của họ
Nam Nguyen Hoang Dao
Nam Nguyen Hoang Dao facebook
Nam Nguyen Hoang Dao
Nam Nguyen Hoang Dao facebook
Comments:
Tàu đánh VN?
Chiến tranh khó có thể xẩy ra trên bộ, vì hầu như không có lý cớ nào. Năm 1979 Tàu đánh VN là để “dạy cho VN một bài học”. Bài học gì thì chỉ có csVN trả lời được. Khi đó, Liên Xô mặc kệ, Mỹ đang phản đối VN về việc đem quân sang Campuchia, thế giới chia 2 phe.
Nay phe xhcn và Liên Xô đã sụp, việc đem quân xâm lược một quốc gia khác mà không thông qua Hội đồng bảo an LHQ là tự sát chính trị, các nước HĐBA buộc phải lên tiếng, ra tay.
Để tránh quốc tế can thiệp, cuộc chiến nếu có sẽ diễn ra chớp nhoáng nhằm dằn mặt csVN cũng là trấn áp tinh thần đấu tranh nhân dân TQ. Lịch sử và năng lực quốc phòng Tàu cộng không cho thấy khả năng này. Mục đích dằn mặt csVN chỉ đạt được khi kèm theo tàn sát dân chúng VN. Trong thời đại thông tin toàn cầu, Tàu cộng phải làm một IS thứ hai, điều này vô kế khả thi.
Vậy chỉ có thể xẩy ra trên Biển Đông. Ưu thế quân sự hoàn toàn nghiêng về Tàu cộng, có thể “làm gỏi” hải quân VN. Nhưng chỉ cần một mồi lửa, Biển Đông thành thùng thuốc súng, Hoa Kỳ và đồng minh không khoanh tay nhìn Tàu cộng múa gậy vườn hoang. Với vũ khí và năng lực tác chiến vượt trội, Hoa Kỳ và đồng minh sẽ xóa sổ các căn cứ mà Tàu cộng vừa mới xây dựng, toan tính của Tàu cộng sẽ thành thảm họa.
Để tránh điều đó, Tàu cộng phải có cam kết không can thiệp của Mỹ và đồng minh, có vẻ chưa hề có thỏa thuận này.
Nhưng điều mà Tàu cộng sợ nhất là mất chế độ. Một khi chiến tranh xẩy ra, lập tức làn sóng chống Tàu trên toàn thế giới dâng cao. Thị trường chứng khoán vừa cuống cuồng chặn đà suy sụp tuần qua sẽ lập tức sụp đổ khi nhà đầu tư bán tháo, rút vốn. Hongkong và các vùng tự trị nổi dậy. TQ sẽ bị xé nhỏ và Tàu cộng chết không chỗ chôn.
Tập Cận Bình và đồng đảng không ngu đến mức không hiểu điều này.
Vậy chỉ là rung cây dọa khỉ sau khi csVN có xu hướng ngả theo Hoa Kỳ để tiếp tục nắm quyền cai trị. VN điều quân chỉ nhằm che mắt dân chúng và / hoặc che đậy sợ hãi của csVN. Điều thực sự xẩy ra là tiếp tục thỏa thuận bí mật với Tàu cộng nhằm tiếp tục yên ổn cai trị.
Tàu có đánh VN hay không thì người dân VN vẫn phải đối mặt với lựa chọn: đất nước, dân tộc hay csVN?
Có lẽ khổ nhục kế, vì
Mua vũ khí cùng loại với tc mà chẳng dùng bao giờ
Tôi nhắc lại. Không một nước nào ỹ mạnh, giàu, khoẽ muốn đánh ai thì đánh, có đánh phãi được sự cho phép cũa LHQ, khơi khơi là bị cấm vận ngay, như VN năm 79, Nga vừa mới đây
Ở thời buổi hiện nay nếu xảy ra chiến tranh cũng có thể nhưng rất khó . Nếu tàu cộng đánh VN thì có lợi gì ?? Nhưng trước mắt sẽ có vô số bất lợi vì thế giới sẽ can thiệp , trung cộng sẽ bị cô lập , thiệt hại về kinh tế là ko thể lường đc . Sau đó là cả hai nước đều do Đảng cộng sản cai trị mà chúng ta đều biết rằng những chế độ độc tài thì luôn tìm mọi cách để củng cố vững chắc sự thống trị của mình , cho nên dù chuyện gì xảy ra thì csVn và csTQ cũng ko dại gì tiêu diệt lẫn nhau . Nhiều ng nói hiện nay csvn nên tìm kiếm sự đồng minh của Mỹ để làm đôíi trọng với trung cộng , bảo vệ chủ quyền nhưng thực tế một điều là csvn ko hề muốn đồng minh với Mỹ và ngược lại vì Mỹ luôn nghi ngờ csvn , bên cạnh đó những đòi hỏi như tôn trọng tự do , nhân quyền... mà Mỹ đưa ra csvn ko thể nào đáp ứng đc . Nhận định của Nam Nguyên Hoang Đao có thể đúng vì sự tồn tại của chế độ vào trị csvn luôn ngã về trung cộng . Ko bao giờ có chiến tranh giữa csnv và cstq vì " chúng ta cần có nhau ".!!
Comments
Post a Comment